CUỘC SỐNG CỦA BẠN CÓ GÌ ĐẸP?

GYALWANG DRUKPA XII

Trích: Hạnh phúc tại tâm – Bí quyết sống hạnh phúc; Drukpa Việt Nam biên dịch; NXB. Tôn Giáo; 2014

Hạnh phúc vốn không cần vĩ đại!

ALDOUS HUXLEY, Thế giới mới quả cảm

Con người thường quá chú tâm đến những điều chưa vừa ý nên bỏ lỡ cơ hội tận hưởng mặt tích cực của cuộc sống. Đúng là chúng ta có thể rút ra nhiều bài học hữu ích từ những sơ suất sai lầm. Những kinh nghiệm đó giúp ta trau dồi kỹ năng sống, trưởng dưỡng tâm từ bị, dạy ta biết nhìn mọi việc dưới góc độ khác nhau. Song đôi khi chúng ta cũng quên rút ra bài học từ những trải nghiệm tích cực của cuộc sống. Chỉ đơn giản nghĩ tới những cảm thụ tốt đẹp đó có thể truyền năng lượng và cảm hứng cho ta trên bước hành trình.

Với lợi ích rõ ràng như thế, tại sao chúng ta không phát huy thêm những việc làm tốt đẹp? Chúng ta có thể không xuất sắc về mọi mặt song bên cạnh việc đặt ra những thách thức, tìm kiếm những lĩnh vực mới để học hỏi, ta cũng không nên đánh giá thấp những tư chất tiềm ẩn nơi mình. Những khả năng sẵn có này khi được phát huy sẽ lợi ích và giúp làm đẹp cuộc sống cho nhiều người.

Nếu thấy những việc mình làm là đúng, bạn chẳng nên mất thời gian để tìm kiếm hạnh phúc bên lề. Hạnh phúc được tìm thấy ngay ở sự hài lòng, thư thái tự tin trong công việc dù tại cơ quan, trong mối quan hệ tình cảm hay trên bất kỳ phương diện nào. Biết quay về điều giản đơn làm thật tốt công việc của mình là chúng ta đã may mắn nhận thức đầy đủ mục đích ý nghĩa của cuộc sống.

Dường như chúng ta dễ tin vào mặt tiêu cực hơn mặt tích cực của mọi sự. Để xoay chuyển cuộc sống theo hướng tích cực, chúng ta cần tin tưởng rằng những điều tốt đẹp như hạnh phúc, niềm vui, sự thanh thản, bình an… hoàn toàn phụ thuộc vào mình. Nếu muốn, chúng ta có thể hoàn toàn sống vô úy tự tại trong cõi đời của những thăng trầm, vinh nhục thịnh suy này.

Như vậy, mỗi sớm mai, hãy biết dành vài phút để nhớ về những người thân yêu, nhớ rằng mình đang có một mái nhà che mưa nắng, thưởng thức chén trà khi thức giấc, có bữa sáng ngon lành đang chờ sẵn. Rồi chúng ta thấy mình thật may mắn khi không bị ốm đau, mù lòa hay lang thang cơ nhỡ. Những ý nghĩ này giúp ta dễ dàng nhận ra hạnh phúc đồng thời khơi dậy sự tỉnh thức trong tâm. Nhờ thực hành trân trọng tri ân, dần dần chúng ta nhận ra thêm nhiều điều đáng tri ân cũng như bớt thờ ở với hạnh phúc sẵn có. Bên cạnh đó, cách thực hành quán niệm này còn giúp ta trường đường tâm từ bi hướng tới mọi người; giúp chúng ta có thể đón nhận khổ đau, đủ dũng khí để đương đầu với nó và đồng thời có động lực để hành động khi mọi người cần giúp đỡ.

Bài thuốc “tri ân”

Sau lần được dự buổi pháp thoại của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalua Dokbampa (bậc Pháp tử của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa), ngày nào tôi cũng viết những lời tri ân cuộc sống và điều này đã sách tấn tôi rất nhiều, giúp tâm tôi thêm lạc quan tích cực. Tôi vốn bị hen suyễn và nặng tai còn chồng tôi đi lại rất khó khăn vì đau khớp gối. Chúng tôi là điển bình của cặp đôi già cỗi song việc dành thời gian mỗi ngày để nghĩ về những điều tuyệt vời trong cuộc sống giống như một liều thần được.

HÃY PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA MÌNH

Tới đây, xin bạn đừng nghĩ rằng tri ân những gì đang có trong cuộc sống sẽ cản trở sự phấn đấu và tinh thần cầu tiến của bạn. Hài lòng và tri ân cuộc sống không đồng nghĩa với sự tự mãn. Nếu biết ấp ủ niềm tri ân trong tâm, bạn sẽ có thể sống trong thực tại thay vì hoài niệm quá khứ hoặc kiệm dè hạnh phúc cho tương lai. Ban vẫn có thể đặt mục tiêu cho mình và cố gắng phấn đấu song cũng cần cho phép mình đón nhận những điều tốt đẹp sẵn có ngay trong phút giây này.

Càng phát huy điểm mạnh, bạn càng có khả năng đóng, tích cực cho mọi người xung quanh và rộng hơn là cả xã hội. Khi chuyến tâm theo cách này, bạn sẽ nuôi dưỡng tình yêu thương và những điều tốt đẹp để chúng có thể đơm hoa, kết trái cho ta ngày một hạnh phúc hơn.

Khi đó, dù có xu hướng bi quan, bạn cũng sẽ bắt đầu biết trân trọng những điều tốt đẹp đang diễn ra thay vì nghĩ ngợi lo lắng quá nhiều cho tương lai. Mặt khác, nếu là người vượt lên hiện tại, lúc nào cũng sốt ruột chạy theo những dự án, bước ngoặt mới của tương lai thì bạn cũng có thể dùng cách này để thêm trân trọng cuộc sống hiện tại, đưa mình trở về với thực tế và tận hưởng ngày hôm nay.

HÃY TỪ BỎ NHỮNG LỜI PHÀN NÀN

Con người thích đếm những rắc rối song lại quên đo hạnh phúc của mình.

FYODOR DOSTOYEVSKY, Những lá thư từ trong lòng đất

Khi trưởng dưỡng niềm tri ân mỗi ngày, chúng ta dần buông bỏ lối tư duy cầu toàn – lối suy nghĩ “giá như”: món quà sinh nhật chồng tặng mình thật đẹp, nhưng giá như anh ấy nghĩ đến việc đưa mình đi ăn tối; công việc này thật hấp dẫn và nhiều thử thách – nhưng giá như ông sếp của mình tính khí đừng thất thường thì sẽ tốt biết bao…

Tôi nghĩ đôi khi chúng ta thường phức tạp hóa cuộc sống của mình. Chúng ta cứ loanh quanh tìm hạnh phúc và niềm cảm hứng trong khi chúng vẫn luôn hiện hữu trong tầm tay do tại sao xã hội hiện đại lại khiến mọi thứ trở nên như thế. Chỉ cần bạt bản tin thời sự, ngay lập tức ta sẽ cho rằng trên đời này chẳng còn tồn tại điều gì tốt đẹp tất cả những gì bạn nhìn hay nghe thấy đều xoay quanh các bi kịch, bất hạnh hoặc bạo lực. Rồi bạn bắt đầu tin rằng cách duy nhất để dành được sự chú ý là phải tự mình bi kịch hóa mọi thứ. Bạn sẽ thấy mình bắt đầu than thở: “cậu đừng tưởng chỉ mình cậu mới có một ngày tồi tệ, hãy nghe tớ kể đây. Bạn có biết mình sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu bớt đi những lời than văn và nhìn đời tích cực hơn không?

Trên hành trình du hóa, tôi đã gặp nhiều người mang lại cho tôi bài học quý giá về sự tri ân mỗi ngày. Nhiều người thoạt đầu suy sụp khi biết tin mình mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng rồi họ gạt đi mọi thói quen than vãn để nhìn nhận chính xác hơn những quà tặng ý nghĩa của cuộc sống. Nói ra thì sợ bất tường, nhưng chỉ khi sẵn sàng chấp nhận cái chết, chúng ta mới có thể tận hưởng cuộc sống thực thụ.

…chỉ khi sẵn sàng chấp nhận cái chết, chúng ta mới có thể tận hưởng cuộc sống thực thụ.

Chính vì vậy mà giáo lý Đức Phật luôn động viên chúng ta suy ngẫm về cái chết thay vì để những ý nghĩ này lẩn khuất ở một góc kín trong tâm. Nếu không chịu chấp nhận cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào thì làm sao chúng ta có thể sống thật với chính mình. Khi đó, thay vì sợ hãi cái chết, chúng ta có thể coi đó là điều tất yếu trong cuộc sống, để chính điều này tạo cảm hứng giúp ta tháo gỡ mọi ràng buộc điều kiện để được hạnh phúc. Đừng trì hoãn, bạn nên để trái tim và tâm hồn được ăn hưởng hạnh phúc ngay hôm nay.

Dưới đây là một trích đoạn từ nhật ký tôi viết trong chuyến Eco Pad Yatra ở Sri Lanka, một đất nước qua thời gian dài bị chiến tranh tàn phá, song cũng chính ở nơi đây chúng tôi đã tìm thấy niềm hỷ lạc và trì ân trên từng bước đi. Eco Pad Yatra là những chuyến “bộ hành triều bái thánh địa” mà chúng tôi tổ chức hàng năm cùng với hàng trăm vị Tăng ni, phật tử, tình nguyện viên, để ghé thăm những làng quê xa xôi hẻo lánh trên khắp dãy Himalaya đồng thời thu nhặt rác thải nhựa dọc đường đi.

Bên cạnh sự đón tiếp nồng hậu dành cho chúng tôi trong suốt một tháng trời đi bộ dọc từ Nam ra Bắc trên đất Si Lanka, chúng tôi rất xúc động khi chứng kiến sự hòa hợp về tôn giáo và chủng tộc ở khắp mọi miền. Mỗi khi đi qua những vùng có nhiều người dân theo đạo Hồi và đạo Hindu, chúng tôi đều được cúng dường chỗ nghỉ chân, thức ăn, nước uống và những lời nguyện cầu chúc phúc. Chẳng ai khó chịu khi thấy đoàn bộ hành hàng trăm người đi ngang qua thị trấn, làng mạc hay thánh địa của họ. Cho dù đất nước đã trải qua ba thập kỷ đẫm máu vì nội chiến. nhưng khó có thể tin rằng người dân nơi đây vẫn tiếp tục cuộc sống với nụ cười lạc quan và đầy lòng vị tha. Hành trình từ Nam ra Bắc đủ dài đến nỗi thật khó có thể che giấu động thái tiêu cực, nếu có, của chính phủ hay người dân Sri Lanka đối với đoàn. Chúng tôi được tự do giao tiếp và đón nhận sự thân thiện của tất cả mọi người.

Tôi hỏi nhiều người bằng cách nào họ có thể vượt qua những nỗi đau cuộc sống. Phần lớn họ đều nói năng lực này đến từ sự thấm nhuần giáo lý về quy luật nghiệp, về lòng tri ân, đức nhẫn nhục, vị tha. Tôi biết nhiều người bạn và học trò của tôi vẫn còn hoài nghi giáo pháp, chưa thật tin vào nghiệp, nhưng chúng ta có thể thấy đối với một đất nước như Sri Lanka, Phật pháp quan trọng như thế nào khi đã nâng đỡ vô số người vượt qua được ba mươi năm chiến tranh. Đã có thời, mỗi khi bước chân ra khỏi nhà, cha mẹ phải nói với con cái rằng chưa chắc họ quay về được rất có thể họ sẽ bị khủng bố sát hại. Họ dặn con cá phải chuyên cần thực hành Phật pháp và tiếp sống trong tình yêu thương, nhẫn nhịn và cảm thông, bởi sẽ có ngày những cộng nghiệp xấu được tiêu trừ, hòa bình sẽ quay trên lại trên đất nước tươi đẹp này. Đây chính là kết quả thiết thực của sự thực hành Phật pháp.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BIẾT ƠN LÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HẠNH PHÚC
  2. 7 VỊ THÁNH NÓI VỀ LÒNG BIẾT ƠN
  3. HẠNH PHÚC GIẢN ĐƠN

Bài viết khác của tác giả

  1. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ
  2. TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ TÔN TRỌNG
  3. QUÁN SÁT TÂM MÌNH

Bài viết mới

  1. TRAO MỘT LỜI KHEN
  2. CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CỨU CHỮA HAY GIẾT CHẾT TA
  3. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ