ĐỂ CHO MỌI SỰ TỰ XẾP ĐẶT

THIỀN SƯ BANKEI

Trích: Tâm Bất Sanh; Người dịch: Thích Nữ Trí Hải; NXB Thanh Văn, 1983

Thiền Sư Bankei (1622 – 1693), cũng được gọi là Bàn Khuê Quốc sư, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, hệ phái Diệu Tâm Tự. Sư là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất trong lịch sử Phật Giáo Nhật Bản với tư cách là người đã phổ biến thiền học đến lớp quần chúng.

???????

Sư chỉ giáo một vị tăng từ Tamba đến: Ông nghĩ rằng đã khó nhọc lặn lội từ xa đến đây, thì phải đạt giác ngộ càng nhanh càng tốt, thái độ ấy chính là bị lòng ham muốn thành Phật làm cho mê mờ. Mong muốn giác ngộ có vẻ là chuyện hoàn toàn tốt đẹp đáng khen, nhưng kỳ thực là si mê. Với tôi, tôi không bao giờ trích dẫn lời Phật tổ trong các kinh điển và ngữ lục. Nếu bạn muốn biết vì sao, thì chính vì tôi có thể hoàn toàn được việc bằng cách nhắm thẳng bản ngã của mỗi người, nên tôi chỉ nói với họ về chuyện ấy.

Sự mong muốn thành Phật của bạn trước hết là điều vô ích. Bởi vì tâm Phật bạn có từ sơ sinh vốn bất sinh và chiếu sáng kì diệu, nên chưa cần suy nghĩ, mọi sự đã được nhận ra rõ ràng mà không cần đến một thứ khôn lanh nào cả. Không cần bám vào những khái niệm mê hay ngộ, hãy ở nguyên trong tình trạng ở đó tất cả mọi sự đều được nhận ra và phân biệt rõ ràng. Hãy để cho mọi sự tự thu xếp lấy, bất cứ gì xảy ra sẽ được giải quyết trôi chảy – dù bạn muốn hay không. Đấy chính là sự vận hành của tâm Phật và diệu dụng chiếu sáng linh động của nó. Cũng như một tấm gương bóng loáng, không cần phát sinh một ý tưởng nào cũng không cần ý thức, mà mỗi sự vật bên ngoài đều được phản chiếu rõ rệt. Vì không hiểu điều này, các bạn cứ tưởng chính mình dàn xếp mọi sự nhờ tài khôn lanh! Chính vì thế mà các bạn vẫn bị mê mờ. Nếu bạn hiểu rõ rằng tư tưởng là do chính bạn sản xuất khi vướng ngoại cảnh, và không chuyển tâm Phật của mình thành ra một cái gì khác, thì đấy chính là căn bản của sự tu hành, và đó cũng là ý nghĩa của điều tôi nói rằng tâm Phật là bất sinh, bản năng nội tại chiếu sáng kỳ diệu nơi chúng ta.

—–*—–
Nguồn: Tâm Bất Sanh
Tác giả: Thiền sư Bankei
Người dịch: Thích Nữ Trí Hải
NXB: Thanh Văn, 1983

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. AI CŨNG CÓ TÂM PHẬT
  2. BỆNH VÀ TÂM PHẬT – THIỀN SƯ BANKEI
  3. SỐNG NHƯ PHẬT – THIỀN SƯ BANKEI

Bài viết mới

  1. CHÚNG TA TRỞ NÊN NHƯ THẾ NÀO TÙY THUỘC VÀO SUY NGHĨ CỦA CHÍNH MÌNH
  2. HÃY RŨ BỎ QUÁ KHỨ CHÚ TÂM VÀO HIỆN TẠI
  3. TÂM BÌNH AN TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN KHÔNG THỂ TRÁNH