ĐỨC TIN VÀ SỰ TỈNH TÁO

GURU DEV SRI SRI RAVI SHANKAR

Trích: Ngợi Ca Tình Yêu Thương; Nguyên tác: The Art of Living; Bill Hayden và Anne Elixhauser biên tập; Người dịch: Thảo Trần; NXB. Hà Nội; Công ty CP Sách Thái Hà, 2022

Đức tin và sự tỉnh táo dường như đối lập hoàn toàn về bản chất. Khi tỉnh táo, bạn thường không có đức tin và cảm thấy bồn chồn và bất an. Khi có đức tin, tâm trí bạn ở trạng thái thư giãn hoàn toàn và cảm thấy an toàn, vì vậy bạn không còn cảnh giác nữa.

Có ba loại đức tin.

Đức tin tamasic phát sinh từ sự thờ ơ. Ví dụ như khi bạn không muốn có trách nhiệm hay hành động, bạn nói: “Ồ, không sao đâu, Thượng đế sẽ lo liệu mọi việc!”

Đức tin rajasic đến từ sự thôi thúc mãnh liệt của những khát khao và tham vọng. Tham vọng giữ cho đức tin của bạn tồn tại.

Đức tin satvic thì trong sáng và bắt nguồn từ tâm thức đủ đầy.

Mặc dù đức tin và sự tỉnh táo có vẻ như đối lập nhau về bản chất, nhưng chúng thực sự bổ sung cho nhau. Thiếu đức tin thì sẽ không thể có sự trưởng thành và không tỉnh táo thì không thể có nhận thức đúng đắn được. Đức tin có thể làm bạn tự mãn trong khi sự tỉnh táo khiến bạn căng thẳng. Nếu không có đức tin thì sẽ có sự sợ hãi, Và khi thiếu tỉnh táo, bạn không thể nhận thức và biểu đạt đúng mực. Vì vậy kết hợp cả đức tin và sự tỉnh táo là điều thiết yếu.

Ở trạng thái Gyaria – một trạng thái của trí tuệ – ở đó có sự tỉnh táo không căng thẳng và đức tin không tự mãn. Mục đích của giáo dục nên hướng tới loại bỏ yếu tố thờ ơ khỏi đức tin và yếu tố sợ hãi từ sự tỉnh táo. Đó là một sự kết hợp độc đáo và hiếm có. Nếu đồng thời có cả đức tin và sự tỉnh táo, bạn sẽ trở thành một Gyani chân chính – một người thông thái.

Trung tâm tại Bangalore, Ấn Độ

Ngày 17/06/2002

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TÔN TRỌNG
  2. TÂM TRÍ VÀ THÓI QUEN CỦA BẠN
  3. SỰ BUÔNG BỎ

Bài viết mới

  1. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ SIÊU NĂNG LỰC QUYỀN LỰC & TÁC ĐỘNG
  2. CÂU TRẢ LỜI ĐÃ CÓ SẮN TRONG CÂU HỎI – PHẬT GIÁO TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
  3. THẦY VÀ ĐỆ TỬ