BEOP SANG
Trích: Ngày Hôm Nay Mang Tên Hạnh Phúc; Anh Vũ dịch; Công ty Cổ phẩn Sách Thái Hà; NXB. Lao Động-Hà Nội
Ta thường hay sử dụng từ “cởi mở”. Ta cũng hay nói rằng đừng đóng mà hãy mở rộng lòng mình. Tuy nhiên, đôi khi câu nói “mở rộng lòng mình” thường được sử dụng một cách hơi mơ hồ và không rõ ràng. Vậy câu nói “Đừng đóng mà hãy mở rộng lòng mình” Có nghĩa là gì? Ta hãy cùng tìm hiểu xem mở lòng có tác động như thế nào đến việc học về tâm hồn và cuộc sống.
Nếu ta đóng cửa thì sẽ có việc gì xảy ra? Nếu ta đóng cửa thì không vật gì có thể lọt vào phía bên kia cánh cửa được. Chủ nhân đằng sau cánh cửa sẽ chỉ mở cửa và tiếp nhận những điều người đó muốn tiếp nhận. Nhưng nếu ta mở rộng cánh cửa thì ta sẽ không lựa chọn hay từ chối bất cứ điều gì mà tất cả mọi vật từ bên ngoài, mọi vật trong vũ trụ này sẽ tự do vào và ra khỏi cuộc sống của ta. Vô vàn trí tuệ, tình yêu, sức mạnh có thể tự do đi lại trong ta.
Việc ta đóng cánh cửa lòng mình không phải là ta sẽ không đón nhận bất cứ một thứ gì mà có nghĩa là sẽ phân biệt, lựa chọn và chỉ đón nhận những điều minh thích, những thứ có lợi cho mình. Ngược lại, việc không phân biệt ta mở rộng lòng mình có nghĩa là ta bất cứ điều gì, không chỉ chọn lựa những điều bản thân thích, từ chối những điều không thích, ta tiếp thu và đón nhận toàn bộ mọi việc như nó vốn có.
Khi cảnh cửa đang đóng thì cũng là lúc ngã tưởng trở thành trung tâm và ta phải quyết định xem nên đóng hay mở. Ta mở cửa nếu nó có ích và đóng cửa nếu nó không có ích cho ta. Ta mở cửa nếu nó hợp khẩu vị hoặc giống với quan điểm của ta và đóng cửa nếu nó không hợp khẩu vị hoặc khác với suy nghĩ của ta. Nếu cửa đóng, ta sẽ bị ràng buộc bởi ngã tưởng; nếu cửa mở, ngã tưởng sẽ bị xóa bỏ, không phải bản thân ta mà vũ trụ pháp giới sẽ chỉ dẫn cho ta. Có nghĩa là khi cửa đóng, ngã tưởng chỉ dẫn ta, chỉ đến khi cửa mở thi “sự giao phó bản thân” mới được thực hiện.
Khi ta mở cửa và giao phó cuộc sống cho sự thật của vũ trụ pháp giới thì ta sẽ không tốn công sức và sống một cuộc đời vô vị một cách tự nhiên. Lúc đó, mọi trí tuệ, sức mạnh và lòng từ bi vô hạn sẽ giúp đỡ ta. Việc nhận sự giúp đỡ của vũ trụ pháp giới có nghĩa là ta sẽ được giác ngộ với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Khi ta hoàn toàn mở rộng lòng mình cũng là lúc cuộc sống của ta tràn ngập sự hoàn thiện, toàn vẹn và hài hòa.
Sự tồn tại vốn dĩ đã hoàn thiện với đầy đủ mọi thứ và đang trong trạng thái giác ngộ nhưng ngã tưởng và tính vị kỷ của cái “tôi” trong con người ta đã đóng cánh cửa và đứng chắn đường khiến cho sự giác ngộ và lòng từ bi không thể len vào bên trong.
Ta cứ sống một cuộc đời không mở lòng, không tuân theo trật tự căn nguyên của sự tồn tại, nhưng nếu ta mở rộng cánh cửa lòng mình thì chính lúc đó sự giác ngộ mang tính vũ trụ và sự hài hòa của cuộc sống sẽ tràn đầy trong ta.
Nếu ta đóng cánh cửa lòng mình thì quá trình giác ngộ sẽ diễn ra chậm chạp hơn. Ta cũng không thể có trí tuệ và lòng từ bi. Ta chỉ có một thứ duy nhất, đó là ngã tưởng. Ngã tưởng trói buộc ta, buộc ta phải sống một cuộc đời tẻ nhạt lặp đi lặp lại theo sự sắp đặt của nó.
Một cuộc đời như vậy hoàn toàn không có gì mới mẻ. Đó là một khuôn mẫu được lặp lại liên tục. Ngã tưởng ghét việc phải thay đổi và cải cách, nó bằng lòng với quả khứ và tìm kiếm sự ổn định. Bởi vì ta lựa chọn đóng hoặc mở lòng dựa trên tiêu chuẩn của ngã tưởng nên ta luôn có xu hướng chấp nhận những thứ tương tự nhau.
Người không thích phải đứng trước nhiều người thì dù có chết cũng không làm những việc phải xuất hiện trước đám đông. Người chỉ tin tưởng vào bệnh viện và y học hiện đại thì dù mắc bệnh nặng sắp chết cũng sẽ nhục mạ việc sử dụng y học thay thế, ngồi thiền hay cầu nguyện để chữa bệnh, coi đó là phản khoa học và kiên quyết không mở lòng.
Những người tin tưởng tuyệt đối rằng chỉ tồn tại duy nhất một tôn giáo đặc biệt hoặc tin rằng chỉ tồn tại một tập thể, một tư tưởng, một ý niệm, một giá trị sẽ không thể mở rộng lòng mình và tiếp nhận những tư tưởng, tôn giáo, ý niệm và giá trị khác với bản thân mình.
Vì vậy, những người đóng chặt cánh cửa lòng mình sẽ luôn chỉ sống một cuộc đời nhàm chán lặp đi lặp lại giống hệt nhau từ ngày này qua ngày khác. Dù họ có muốn làm điều gì đó mới mẻ cũng khó thực hiện vì đã không thể mở lòng mình.
Họ không biết rằng nếu mở lòng ngay lúc này thì ta có thể đạt được những thứ ta muốn bất cứ lúc nào vì chúng luôn sẵn sàng đứng đợi ta ở ngay phía bên ngoài cánh cửa kia.
Nếu đã quyết tâm mở lòng thì trước tiên ta phải quan sát kỹ thói quen phân loại, phân biệt giữa yêu và ghét, đúng và sai, phù hợp và không phù hợp đang được lặp đi lặp lại trong ta và phải sửa được thói quen đó.
Nếu có sự phân biệt mang tính cực đoan như vậy thì ta thường sẽ lựa chọn đón nhận những điều tốt đẹp, đúng đắn, phù hợp và không thể đón nhận những điều ta không thích, sai trái và không phù hợp.
Trong cuộc sống, bất kể là thứ ta thích hay ghét đều có giá trị nhất định. Đúng hay sai chỉ là do ta suy nghĩ, thực tế không phải vậy. Ta có thể học được nhiều điều từ trong hoàn cảnh khó khăn và cũng có thể giác ngộ được nhiều điều kể cả trong đời sống thưong ngày. Vì vậy, ta phải hướng đến mọi khả năng trong cuộc sống như khó khăn và thuận lợi, hạnh phúc và bất hạnh, đúng và sai để mở rộng lòng mình và sẵn sàng đón nhận mọi thứ.
Nói như vậy không có nghĩa bảo ta hãy đừng chọn lựa bất cứ một thứ gì, coi tất cả đều đúng và trở thành kẻ ngốc trong đời. Đón nhận không phân biệt không có nghĩa là vứt bỏ sự ưa thích giữa cái tốt và cái xấu. Ta có thể thích cũng có thể ghét nhưng dù có thích cũng không nên quá quyến luyến và dù có ghét cũng không nên quá căm ghét mà hãy mở lòng để đón nhận cả hai.
Hãy đón nhận cả hai loại cảnh giới và đừng đóng cánh cửa dẫn đến khả năng có thể giác ngộ thông qua hai loại cảnh giới đó. Ta không chi được giác ngộ trong hoàn cảnh thuận lợi mà thông qua những khó khăn, ta cũng có thể được dẫn đường đến với Đức Phật. Cuộc sống được tạo nên một cách hài hòa bởi sự cân bằng giữa những cảnh giới tốt và xấu, thuận và nghịch, vì vậy ta phải đón nhận được sự tiến bộ và giác ngộ về mặt tinh thần từ cả hai phía.
Hãy mở lòng và tận hưởng hoàn toàn lễ hội được gọi là cuộc sống vừa rực rỡ vừa lấp lánh được vũ trụ pháp giới chuẩn bị để dành sẵn cho ta. Vũ trụ pháp giới luôn giúp ta cân bằng cuộc sống bằng trí tuệ hoàn hảo và lòng từ bi vô hạn.
Đừng từ chối cơn mưa của chân lí Phật pháp mà vũ trụ pháp giới đã chuẩn bị cho ta bằng cách đóng cánh cửa tâm hồn và chỉ lựa chon đón nhận những điều tốt đẹp. Pháp thân, thể tính thật sự của Phật và thần bằng trí tuệ vô biên và lòng từ bi vô hạn đã chuẩn bị cho ta kịch bản cuộc đời và chương trình giảng dạy hoàn hảo.
Kịch bản cuộc đời và chương trình giảng dạy được thực hiện bằng cách đưa ra những việc cần thiết và phù hợp với từng người một cách hài hòa giúp cho họ nhận ra những điều bản thân cần học tập hoặc giác ngộ trong cuộc sống. Vì vậy, cuộc sống của mỗi người là khác nhau hoặc nếu cùng là một người thì cuộc sống cũng có lúc này lúc khác, có lúc mọi việc thuận lợi nên hạnh phúc, cũng có lúc gặp nhiều khó khăn nên đau khổ.
Thông qua quá trình giáo dục cuộc đời và cuốc sống ở thể cân bằng, ta có thể nhanh chóng tiến tới bến bờ của giác ngộ. Ta vững bước trên con đường cầu đạo được gọi là quy y. Ta đang hướng về nơi ta có thể gởi gắm tâm hồn mình hay chính là quê hương của những người tu hành với tâm hồn thanh tịnh, vốn là Đức Phật hay cũng là chân lí. Quy y, giác ngộ chính là phương hướng của cuộc sống mà tất cả chúng ta đang hướng tới, là mục đích sống của ta.
Trên hành trình cao cả của việc quy y luôn có sự phổ độ của Đức Phật, phù hộ của thần thánh và sự giúp đỡ đầy nhân từ của vũ trụ pháp giới ở bên ta. Tất cả sự giúp đỡ đó cũng chính là bài học được gọi là cuộc đời. Bài học tồn tại duy nhất trên thế giới này và sinh ra chỉ để dành riêng cho ta chính là cuộc đời của ta.
Vì vậy, ta phải hoàn thành khóa học cuộc đời bằng cách tiếp nhận mọi việc trên đời. Ta không cần phải loay hoay tìm kiếm con đường cầu đạo thiêng liêng và sự tiến bộ hài hòa về tâm hồn bằng việc chỉ chọn và nghe những bải giảng ta thích và muốn nghe.
Nếu ta mở lòng và đón nhận hoàn toàn mọi việc trong cuộc sống thì tiến độ của bài học sẽ được cải thiện nhanh chóng và con đường dẫn tới sự giác ngộ sẽ không còn xa nữa, nhưng nếu ta không mở lòng và đón nhận theo lựa chọn của cá nhân thì tốc độ của cuộc đời cũng sẽ diễn ra chậm chạp như vậy. Bởi vì chỉ khi ta tiếp thu toàn bộ bài giảng thì ta mới có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Khi ta đón nhận cuộc sống thì mọi đau khổ, bệnh tật, nỗi đau, sự căng thẳng, khó khăn sẽ nhanh chóng được xóa bỏ. Ta càng lo sợ càng vùng vẫy trốn tránh để không phải đón nhận những gì đến với mình thì trạng thái đó sẽ càng tiếp diễn.
Nếu ta từ chối tiếp nhận thì sự việc sẽ vẫn tiếp diễn cho đến khi ta từ bỏ và chịu tiếp nhận. Hãy mở rộng lòng mình, vừa sống vừa tận hưởng cuộc sống được ban tặng một cách vui vẻ.
Dù cuộc đời có nhiều khó khăn khiến ta phân tích và phán đoán rằng đó là “cuộc sống đầy đau khổ” rồi từ chối nó khiến cho ta không thể hoàn thành khóa học về cuộc đời thì có lẽ ta vẫn cần hoàn thành nốt việc học còn dang dở ở kiếp sau.
Những người tìm đến cái chết bằng cách tự tử chính là một ví dụ điển hình của việc học tiếp những điều còn dang dở. Nếu ta buộc phải lựa chọn giải pháp tự tử bởi vì không thể chiến thắng nghịch cảnh, coi đó là cách để ta chối bỏ và kháng cự lại nghịch cảnh thì ngay lập tức ta sẽ lựa chọn lại một nghịch cảnh khác, sống một cuộc sống khác để kết thúc bài học đó.
Ta phải tiếp nhận nguồn năng lượng đã từ chối và kháng cự lại cuộc sống này từ hai phía và ở kiếp sau phải hoàn thành bài học còn khó khăn hơn thời điểm hiện tại.
Hãy mở rộng lòng mình và thỏa thích tận hưởng cuộc sống vừa hoàn hảo vừa tươi đẹp bằng cách đón nhận cuộc sống mà bản thân đang được ban tặng ngay lúc này.