GẶP GỠ “NGƯỜI THẦY CỦA VẬN MỆNH”

INAMORI KAZUO

Trích: Tâm - sức mạnh khiến cuộc đời như mình mong muốn; Người dịch: Thanh Huyền; Nxb Công Thương, Cty sách Thái Hà

Cuộc đời sẽ thay đổi lớn với cuộc gặp gỡ với “người thầy của vận mệnh”

Để có thể sống một cuộc đời tuyệt vời, điều cần thiết là phải tự mình nỗ lực để mài giũa và bồi dưỡng cái tâm. Nhưng một điều quan trọng khác đó là việc gặp được người giúp chúng ta tìm được hướng đi đúng làm cuộc đời tốt đẹp hơn.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể gặp được “người thầy của vận mệnh” này?

Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta có “cội tâm”, có “gốc rễ của cái tâm” như thế nào. Cho dù đã gặp được người thầy có thể giúp chúng ta xây dựng cuộc đời đi chăng nữa, nhưng nếu chúng ta không có một cái tâm chân thành, trong sáng sẵn sàng đón nhận những lời khuyên, sự hỗ trợ của người thầy đó, nếu chúng ta không có cách suy nghĩ trong sáng và cầu thị thì mối duyên cũng sẽ chẳng thành.

Nhìn lại cuộc đời mình, bản thân tôi cũng nhận thấy rằng nhờ có những cuộc gặp gỡ định mệnh với rất nhiều người nên tôi mới có thể sống một cuộc sống thực sự hạnh phúc.

Đầu tiên phải kể đến người giáo viên đã giúp tôi mở cánh cửa vào học trung học cơ sở.

Tôi tốt nghiệp tiểu học khi đất nước vẫn còn trong chiến tranh. Tôi dự thi vào một trường trung học cơ sở có tiếng của tỉnh nhưng tôi lại chẳng chịu chăm chỉ học hành. Do đó hiển nhiên là tôi không đỗ.

Thời đó, những đứa trẻ không học lên trung học cơ sở thì sẽ học thêm hai năm tại trường dạy nghề, sau khi tốt nghiệp ở đó sẽ đi làm. Trường hợp của tôi cũng vậy, tôi đã nhập học trường dạy nghề rồi nhưng đúng lúc bị mắc chứng thâm nhiễm phổi, một triệu chứng thời kỳ đầu của bệnh lao phổi.

Rồi khói lửa chiến tranh cũng trở nên ác liệt hơn, thành phố ở Kagoshima nơi tôi đang sinh sống liên tục bị máy bay oanh tạc. Giữa lúc tình hình khó khăn và căng thẳng như vậy, giáo viên chủ nhiệm tại trường dạy nghề có đến thăm nhà tôi, và thầy nói với cha mẹ tôi: “Tôi rất mong gia đình bằng mọi giá hãy cho Kazuo đi học tiếp trung học cơ sở.” Thậm chí thầy còn viết đơn đăng ký đi thi giúp tôi.

Vào ngày thi, thầy mặc bộ đồ phòng hộ, kéo tay tôi lúc đó còn hơi sốt tới hội trường để dự thi. Nhưng với thể trạng ốm yếu giữa ngày thi như vậy, một lần nữa tôi lại trượt.

Cả tôi và cha mẹ đều đã quyết định từ bỏ việc học cấp 2 ở đây, nhưng thầy tôi lại một lần nữa tới nhà và năn nỉ: “Vẫn còn một trường tư nữa. Tôi thực sự mong em ấy có thể tiếp tục việc học.” Thậm chí lần này thầy còn nói đã viết đơn đăng ký thi và nộp xong xuôi rồi.

Tôi cảm động bởi sự nhiệt tình của thầy, quyết định đi thi vào cấp 2 thêm một lần nữa. Và cuối cùng thì tôi cũng đỗ. Nếu không có sự khuyến khích, động viên của thầy thì có lẽ tôi đã chỉ tốt nghiệp trường dạy nghề quốc gia và đi làm như bao đứa trẻ khác.

Cuộc gặp gỡ với giáo viên chủ nhiệm thời cấp 3 của tôi cũng là một cuộc gặp định mệnh khác có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời tôi.

Do thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống giáo dục của Nhật đã có sự thay đổi. Những học sinh đang học cấp 2 có thể lựa chọn việc chỉ học ba năm rồi tốt nghiệp đi làm hay là học tiếp lên cấp trung học phổ thông theo chế độ mới.

Và tôi đã quyết định lựa chọn việc học tiếp lên cấp 3. Trước khi tốt nghiệp cấp 3, tôi vốn dự định sẽ ra ngoài đi làm. Nhưng lúc này giáo viên chủ nhiệm của tôi có hai lần tới tận nhà động viên “Em Inamori nên đi học đại học.”

Gia đình nghèo khó nên bố mẹ tôi cũng rất băn khoăn trong việc liệu có nên cho con trai thứ là tôi học tiếp lên đại học hay không. Tuy nhiên, thầy chủ nhiệm đã rất nhiệt tình, cố gắng thuyết phục bố mẹ tôi rằng “Kết quả học tập của Inamori rất tốt. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì quả thực rất phí phạm”, “Nếu không có tiền học phí thì chúng ta có thể dựa vào học bổng. Rồi nếu cố gắng đi làm thêm nữa thì chắc chắn sẽ có thể đi học được”.

Và thế là một lần nữa tôi nhận được sự khích lệ tử thầy cô và tiếp tục học lên đại học.

Lời nói của người thầy đầy kính trọng và thân tình đã chỉ dạy tôi về cuộc đời

Khi bước chân vào trường đại học, con người tôi như thể thay đổi hoàn toàn, tôi dồn hết sức vào việc học như một “con mọt sách” vậy. Nhưng khi tôi sắp tốt nghiệp thì cũng là lúc cuộc chiến tranh Triều Tiên vừa mới kết thúc, tình hình xã hội còn đang bất ổn nên với một sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học ở địa phương như tôi thì việc kiếm được một công việc ở doanh nghiệp mình mong muốn là điều không hề dễ dàng.

Giữa lúc đó, giáo sư hướng dẫn của tôi ở trường đại học đã giúp tôi có được mối duyên với một công ty sản xuất hoa sứ ở Kyoto. Chính nhờ sự trợ giúp của thầy nên tôi có thể tìm được công việc sau khi ra trường.

Vì chỉ học hóa học hữu cơ ở trường đại học nên để chuẩn bị đi làm, tôi phải học lại về hóa học vô cơ. Lúc đó tôi chỉ có 6 tháng để nghiên cứu về khoáng vật sét, và tóm tắt thành quả đó thành luận văn tốt nghiệp.

Bài luận văn tốt nghiệp đó của tôi đã lọt vào mắt một giảng viên mới vừa nhậm chức giáo sư. Thầy đã từng tốt nghiệp trường đại học Tokyo, từng làm chỉ đạo cho việc sản xuất kim loại nhẹ tại Mãn Châu trước chiến tranh, đồng thời cũng là một kỹ sư đầu ngành thời đó.

Thầy khen tôi: “Luận văn này của em rất tốt, không thua kém gì nghiên cứu của sinh viên ở Todai * cả”. Thầy có mời tôi đi uống cà phê và khích lệ “Chắc chắn cậu sẽ trở thành một kỹ sư tuyệt vời.”

Người thầy này vẫn giữ liên lạc sau khi tôi đã đi làm. Mỗi khi có việc phải đi từ Kagoshima lên Tokyo,

*Tại Nhật, người ta gọi tắt trường đại học Tokyo là Todai. (ND)

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. MƯỜI HAI QUAN NIỆM KINH DOANH TUỔI 20 NÊN BIẾT
  2. CHÍNH VÌ SỐNG MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN, CON NGƯỜI MỚI GẶP PHẢI GIAN NAN
  3. HOÀN HẢO

Bài viết mới

  1. NĂNG LỰC SÁNG TẠO
  2. TÂM TỪ BI: CON NGƯỜI MÀ CHÚNG TA MUỐN TRỞ THÀNH
  3. ĐI QUA ĐỪNG CÓ ĐỐT CẦU, ĐỂ NGÀY CẦN ĐẾN CÓ CẦU MÀ ĐI