HARVAY DEUTSCHENDORF
Trích “Trí Thông Minh Thực Dụng”, Nguyễn Hồng dịch, NXB Lao Động – Xã hội, 2009
?“Con người giải quyết vấn đề phần nhiều bằng sự yêu ghét, lòng tham, sự giận dữ, nỗi buồn, niềm vui, hy vọng, sợ hãi, ảo tưởng, hoặc một xúc cảm bên trong nào đó hơn là căn cứ vào thực tế, quyền lực, hay bất kỳ kỳ luật pháp, tiền lệ nào.”
_ Cicero, Chính khách và triết gia La Mã (106 TCN -43 TCN) ?
Tự tin vào khả năng, có thể vượt qua và giải quyết nỗi sợ hãi là những khía cạnh quan trọng, quyết định chúng ta có thể đưa ra giải pháp cho những vấn đề phải đối mặt như thế nào. Nói chung, mọi người coi giải quyết vấn đề là điều gì đó mà chúng ta sử dụng khả năng tư duy của mình để làm. Nhưng xúc cảm đóng một vai trò quan trọng không kém và còn cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin.
Vì rất nhiều vấn đề chúng ta gặp phải đều liên quan tới người khác, nên giao thiệp với người khác đóng vai trò quan trọng với khả năng giải quyết vấn đề của chúng ta, và thành công của chúng ta sẽ được quyết định bởi việc chúng ta nhận được sự giúp đỡ hiệu quả như thế nào.
Cơ sở của điều này khá đơn giản. Hãy nhớ lại lần cuối bạn dừng việc của mình để giúp đỡ người khác. Người bạn giúp có phải là người bạn quý hay là người bạn không thể chịu nổi? Khả năng là bạn quý người đó, nếu không bạn đã không lựa chọn giúp họ. Tất nhiên, có nhiều tình huống chúng ta giúp người khác giải quyết vấn đề bất kể chúng ta giúp người khác giải quyết vấn đề bất kể chúng ta nghĩ thế nào về họ, ví dụ tại nơi làm việc để duy trì công việc. Tuy nhiên, ngay cả khi được yêu cầu, chúng ta vẫn có thể lựa chọn giúp người đó hết mình hay chỉ ở mức tối thiểu. Người nhận được sự giúp đỡ toàn lực của chúng ta là người có thể tạo được mối quan hệ gần gũi thân thiết với chúng ta. Tôi có thể nghĩ ra rất nhiều giải pháp khi mình cô độc, phần lớn các vấn đề đều đòi hỏi sự tham gia của người khác ở một mức độ nào đó để có thể giải quyết một cách hiệu quả. Mối quan hệ giữa người nhờ giúp và người được đề nghị giúp sẽ quyết định người nhờ giúp có được sự giúp đỡ toàn lực hay chỉ ở mức tối thiểu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, càng cần tương tác với người khác để giải quyết vấn đề thì các kỹ năng EQ của chúng ta càng trở nên sắc bén. Một số người cho rằng các công việc kỹ thuật cao đòi hỏi nhiều kỹ năng nhận thức và không cần nhiều kỹ năng con người. Người ta thấy rằng, trong lĩnh vực khoa học máy tính, các lập trình viên và kỹ thuật viên với nhiệm vụ chính là giải quyết các vấn đề với máy móc đòi hỏi ít kỹ năng EQ hơn những người phải làm việc theo nhóm. Đây chính là điểm việc có hay thiếu các kỹ năng EQ của một người sẽ ảnh hưởng đến thành công trong tổ chức đó như thế nào. Các kỹ năng EQ giải quyết vấn đề rất quan trọng với các kỹ thuật viên khi họ tự làm chủ cũng như khi họ làm công ăn lương cho một tổ chức và cố gắng thăng tiến trong công việc của mình.
Vài năm trước đây, tôi có mua bất động sản và cần một thợ điện. Cuối cùng tôi chọn Ken, một doanh nhân tự làm chủ thân thiện, có các kỹ năng con người tuyệt vời và dành thời gian để giải thích công việc cần làm bằng ngôn ngữ đơn giản để tôi có thể dễ dàng hiểu được. Tất nhiên, tôi tin rằng anh ta cũng khá thành thạo, nhưng không phải vì khả năng kỹ thuật của anh ta khiến tôi thuê anh mà vì những phẩm chất EQ anh có được. Tôi cảm thấy hầu hết những thợ điện tôi thuê đều thành thạo. Tuy nhiên, họ không có trình độ kỹ năng con người như Ken.
Nhờ giúp và khiến người khác muốn giúp mình là những kỹ năng liên quan tới xúc cảm của chính bản thân và khả năng nhận biết xúc cảm của những người khác. Có một sự cân bằng giữa việc tự mình làm và việc nhờ người khác giúp đỡ. Một cách lý tưởng thì sự cân bằng lành mạnh nhất là phải tự mình làm nhiều nhất có thể nhưng phải cảm thấy thoải mái nhờ giúp khi chúng ta thật sự cần được giúp. Nhiều người gặp khó khăn trong cả hai lĩnh vực này, nhưng với sự rèn luyện, chúng ta có thể tiến bộ.
???Suy nghĩ và cảm nhận – Cách giải quyết của chúng ta???
EQ có thể giúp chúng ta khai thác các kỹ năng suy nghĩ, tình trạng thiếu EQ có thể ngăn chúng ta sử dụng chúng ở mức tốt nhất. Một trong những câu hỏi tôi từng gặp khi nói chuyện là: “Nếu một người có EQ tốt, liệu họ có thể làm tốt nếu họ không thông minh lắm?” Câu trả lời là có; những người có EQ tốt có thể làm tốt ngay cả nếu họ không có trí tuệ nhận thức (IQ) cao. Tình huống lý tưởng sẽ là một người có cả hai kiểu trí tuệ này. Trong phần trước của cuốn sách, tôi đã đề cập tới một số người có IQ rất cao, như Ted Bundy, nhưng lại có rất nhiều vấn đề trong việc thực hiện vai trò của mình trong xã hội. Vị thẩm phán sơ thẩm xử vụ của Bundy, trong phiên tòa đó anh tự biện hộ cho mình, nhận xét rằng Bundy đã tự biện hộ cho mình rất giỏi, và ông sẽ chào đón anh, trong một hoàn cảnh khác, trình bày về một vụ khác trước mặt ông. Nếu Bundy có EQ tương xứng với IQ cao của anh thì tiềm năng đạt được mọi thứ trong cuộc đời anh hẳn là sẽ rất lớn. Thực tế cho thấy việc Bundy thiếu EQ đã cản trở nghiêm trọng khả năng dùng trí tuệ lớn của mình vì lợi ích của chính mình và lợi ích của xã hội.
Xúc cảm có thể ngăn trở chúng ta, và xúc cảm cũng có thể giúp chúng ta. Xúc cảm là cách tốt nhất để kiểm tra trước một quyết định chúng ta sắp đưa ra. Nếu chúng ta cảm thấy ổn về những gì định làm, cho dù đó có thể là quyết định đúng. Xúc cảm là cách tuyệt vời để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với những ý nghĩ phục vụ cho lợi ích cao nhất của bản thân chúng ta. Nếu chúng ta cảm thấy ổn tức là chúng ta đang có những ý nghĩ tích cực và chúng sẽ mang lại lợi ích và duy trì cuộc sống của chúng ta.
??? Lợi ích của các kỹ năng giải quyết vấn đề tốt ???
? “Khó khăn là có cơ hội đến với những điều tốt đẹp hơn; chúng ta là bàn đạp để bước tới những trải nghiệm tuyệt vời hơn… Khi một cánh cửa này khép lại thì luôn có một cánh cửa khác mở ra; quy luật tự nhiên luôn có sự cân bằng.”
_ Brian Adams, Nhà văn ?
Bằng cách tự mình làm hết mức có thể, chúng ta sẽ thúc đẩy tính tự lập và phát triển khả năng đối mặt và vượt qua các rắc rối cũng có tác động tích cực đối với khả năng chịu đựng sự căng thẳng. Mỗi vấn đề chúng ta giải quyết thành công sẽ đem lại cho chúng ta thêm sự tự tin để giải quyết vấn đề tiếp theo. Những người bị căng thẳng khi phải đối mặt với các vấn đề có xu hướng tránh né. Khi làm vậy, họ đã bỏ lỡ cơ hội, vì để đạt được thành tích trong đời đòi hỏi phải đối mặt và giải quyết các vấn đề chúng ta gặp phải trên đường đi. Thay vì tránh né các vấn đề, tốt hơn chúng ta nên giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
?“Vấn đề chỉ là cơ hội trong vỏ bọc công việc.”
_ Henri Kaiser, Nhà công nghiệp Mỹ ?
?“Một số người người nghĩ rằng chỉ trí tuệ mới có ý nghĩa: biết cách giải quyết vấn đề, biết cách công nhận, xác định lợi thế và nắm bắt.
Nhưng chức năng của trí tuệ sẽ là không đủ nếu không có lòng can đảm, tình yêu, tình bạn, tình thương và sự thấu cảm.”
_ Dean Koontz, Nhà văn ?
???Kỹ thuật giải quyết vấn đề???
? Hãy nghĩ ra càng nhiều giải pháp càng tốt cho mọi vấn đề bạn gặp phải. Nhận phản hồi từ những người khác với các quan điểm hoặc suy nghĩ khác nhau để có tầm nhìn rộng lớn hơn và từ đó chọn ra một giải pháp.
? Hỏi ý kiến và giải pháp của người khác.
? Luyện tập hình dung trước và giải quyết vấn đề trước khi chúng phát sinh. Ví dụ, vấn đề gì có thể nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày? Như xe của bạn có thể bị hỏng trên đường đi làm chẳng hạn. Hãy nghĩ xem bạn sẽ làm gì nếu điều đó xảy ra. Bạn có thể nghĩ ra bao nhiêu giải pháp? Đâu là giải pháp tốt nhất? Đâu là giải pháp có khả năng bạn sẽ chọn? Đâu là giải pháp có khả năng bạn sẽ chọn? Sau khi làm xong bài tập này, bây giờ bạn có thể làm gì để có thể chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp điều đó xảy ra? Tôi đã làm bài tập này và lên một danh sách các số điện thoại trong ví – để lúc đó tôi có thể gọi. Điều này thật sự đã xảy ra khi xe của tôi bị hỏng trên đường đi làm một vài tháng trước. Vì đã hình dung qua viễn cảnh này và có sự chuẩn bị nên trải nghiệm thực tế đỡ căng thẳng hơn với tôi.
? Mỗi ngày hãy nghĩ ra một số giải pháp cho một vấn đề tưởng tượng. Ví dụ, con đường bạn đi làm hàng ngày bị chặn; ông chủ của bạn đột nhiên bỏ đi và để lại cho bạn toàn bộ công việc; hoặc bạn làm đổ thứ gì đó vào quần trên đường chuẩn bị đi đọc một bài diễn văn quan trọng.
? Chơi trò chơi với các con, vợ/chồng, hoặc đồng nghiệp khi bạn gặp vấn đề và cố gắng xác định càng nhiều giải pháp càng tốt.
? Luôn nghĩ rằng các vấn đề luôn có hơn một giải pháp. Chúng ta càng có sẵn nhiều công cụ thì chúng ta càng trở thành những người giải quyết vấn đề giỏi hơn. Hãy nghĩ các phương án tốt hơn, thay vì là đúng hay sai. Chúng ta càng có nhiều giải pháp thì chúng ta càng có các cơ hội tốt hơn trong việc lực chọn một giải pháp tốt. Điều này đúng tới một chừng mực nào đó. Quá nhiều lực chọn có thể làm chúng ta choáng ngợp và bối rối.
? Loại bỏ cái tôi ra khỏi các vấn đề. Nếu ai đó có giải pháp tốt hơn của bạn, hãy cứ sử dụng. Những người thành đạt có một loạt các công cụ để giải quyết vấn đề là các giải pháp của họ cũng như giải pháp họ mượn từ người khác. Họ đã học được cách đặt cái tôi của mình sang một bên và sử dụng bất kỳ thông tin và ý tưởng nào hiệu quả nhất. Đặc điểm nổi bật của các nhà lãnh đạo vĩ đại như John F.Kennedy là họ có thể thừa nhận là họ đã sai.
? Không cần lúc nào cũng phải đúng. Thay vào đó, tập trung vào việc làm sao để thành công. Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới, sẵn sàng thừa nhận khi mình sai. Ban đầu, ông không nhìn ra tiềm năng của Internet. Khi bắt đầu nhận ra mình sai, ông ngay lập tức xoay chuyển niềm tin của mình và bắt đầu tư mạnh và Internet.
? Tự thưởng cho mình bất kỳ khi nào bạn tìm ra được một giải pháp tuyệt vời cho một vấn đề. Nó sẽ cho bạn thêm động lực để tìm ra giải pháp cho vấn đề tiếp theo.
—???—
Trích “Trí Thông Minh Thực Dụng”
Nguyễn Hồng dịch
NXB Lao Động – Xã hội, 2009