KHI THIỀN SƯ GIÁO HUẤN CON CHÁU

THIỀN SƯ VÔ TRỤ ĐẠO HIỂU

Trích: Góp nhặt cát đá (tuyển tập thiền truyện); Vũ Thế Ngọc dịch và chú thích từ Sa Thạch Tập (Shaseki-Shu) của Vô Trụ Đạo Hiểu (Muju Dokyo 1226-1312); NXB Phương Đông; 2008

Thiền sư Daigu Ryokan hay còn gọi là thiền sư Đại Ngu Lương Khoan (Lương Khoan, 1758-1831) là một thiền sư thi sĩ được người dân Nhật rất yêu quý. Gần như suốt đời ông sống ẩn dật, trong đơn sơ và cô quạnh.Ryokan là một thiền sư và là một thi sĩ. Chẳng biết có phải sự giác ngộ đã biến ông thanh một thi sĩ, nhưng ông có một tâm hồn bén nhạy và ông đã để lại hơn 2800 bài thơ.

Tượng thiền sư Ryokan Taigu (1758-1831)

KHI THIỀN SƯ GIÁO HUẤN CON CHÁU

Thiền sư Ryokan cả đời chuyên chú cho việc học thiền. Một ngày kia sư được người thân báo cáo việc gia đình, rằng người cháu ruột của sư bỏ mặc lời khuyên can của họ hàng chỉ dùng tiền bạc cho chuyện trai gái. Các thân quyến của sư nghĩ rằng với tình trạng này, người cháu thay Ryokan lo quản trị gia tộc thì rồi đây tất cả gia sản của dòng họ sẽ bị tiêu tán hết. Vì vậy mà họ mới làm phiền đến sư để xin ngài phải làm gì với người cháu.

Kết quả Ryokan phải làm một chuyến đi thăm người cháu, một người từ nhiều năm sư không liên hệ. Người cháu tỏ vẻ rất vui khi gặp lại bác ruột và mời sư ở lại qua đêm.

Cả đêm Ryoka chỉ ngồi thiền. Và vào buổi sáng trước khi ra đi sư chỉ nói với cháu: “Ta đã già rồi, tay ta đã bắt đầu run. Hãy thắt đôi giày rơm giúp ta”.

Người cháu ngoan ngoãn làm giúp sư. Sư cám ơn và nói: “Con xem đấy, người ta già theo từng ngày. Hãy lo cho chính con”.

Thế rồi sư ra đi, không hề nói một lời về chuyện trai gái hay về việc họ hàng than trách . Nhưng từ sáng đó, lòng tham trăng hoa của người cháu cũng tiêu tán hết.

Các giai đoạn của một chiếc lá cũng giống như vòng đời con người

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. TIM TÔI BỪNG CHÁY NHƯ LỬA
  2. TRÍCH NHỮNG CÂU CHUYỆN THIỀN
  3. KHÔNG VƯỚNG BỤI TRẦN

Bài viết mới

  1. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM
  2. LÒNG TỰ TRỌNG
  3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT KHỞI LÒNG SÙNG MỘ