Trích: Không Bao Giờ Thất Bại! Tất Cả Là Thử Thách; NXB First News
Từ những thất bại rất cay đắng thời trai trẻ, vượt lên những khó khăn, đương đầu với thử thách, biến điều không thể thành hiện thực, Chung Ju Yung – người sáng lập Tập đoàn Huyndai – đã góp phần đưa một Hàn Quốc chiến tranh triền miên, khí hậu khắc nghiệt trở thành một nền kinh tế vững mạnh đáng khâm phục.
Ý chí tiến thủ và niềm tin chính là chìa khóa để làm nên những kỳ tích đó. Dù là một quốc gia hay một doanh nghiệp thì cội nguồn để thành công nằm ở việc những nhân vật chủ chốt của doanh nghiệp đó, quốc gia đó có tinh thần tiến thủ mạnh mẽ ra sao và hành động như thế nào. Cuộc đời và những quyết tâm đổi mới kinh tế của Chung Ju Yung đáng để cho bất kỳ quốc gia nào muốn thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu học hỏi.
“Nếu trở thành nô lệ của lối suy nghĩ cũ thì sẽ không có tính thích ứng. Con người tài giỏi phải vượt qua được cạm bẫy một cách trí tuệ”
Sau đây là một trong những câu chuyện truyền cảm hứng của ông:
Lấy cái tát của người lái đò làm động lực
Ông trẻ sống ở xã Tumok và ông nội tôi tuy là hai anh em ruột, nhưng vì khoảng cách quá xa nên có khi mấy năm mới gặp nhau một lần. Do đó, sự xuất hiện của tôi, đứa cháu đích tôn, làm cho cả nhà mừng rỡ, họ nấu cơm đậu đãi tôi như đế vương.
Nhờ bị đuổi khỏi nhà trọ mà món nợ tiền nhà tự nhiên được xóa, nhưng cơm tối thì làm thế nào đây, rồi ngủ chỗ nào, chúng tôi hoàn toàn vô vọng và cảm thấy bơ vơ. “Dẫu sao cũng đã dự trước điều này”, tôi nghĩ. Chúng tôi lê bước mà chẳng có định hướng, đột nhiên một suy nghĩ hiện ra trong đầu, tôi nói với Cho On Ku: “Này, hay tụi mình tìm đến chùa đi, đêm nay có thể ngủ lại đó được”. Cho On Ku đồng ý ngay và chúng tôi đi tìm chùa.
Chùa Changan nằm trong núi, cách nhà trọ chừng mười dặm. Chúng tôi đi qua một rừng thông rậm rạp, vào tới chùa thì may thay trong chùa đang có lễ lớn, đèn nến sáng trưng. Ở Phật đường này, tiếng tụng kinh và tiếng mõ cứ đều đều vang lên trong trẻo, các nhà sư trong màu áo cà sa đỏ đi đi lại lại. Trong các gian chùa cạnh đó, thức ăn bày rất nhiều và những nhà sư khác đang ăn cơm tối. Nhìn thấy thức ăn, cơn đói cồn cào trong bụng chúng tôi lại dâng lên và chúng tôi chẳng thiết gì đến chuyện ngắm chùa. Đến lúc này, tôi mới thấu hiểu câu tục ngữ “Núi Tanbal cũng chỉ đẹp sau khi ăn no” (có thực mới vực được đạo) của các cụ ngày xưa tại núi Tanbal này.
Tôi và Chu On Ku đi quanh mấy nhà sư đang ăn, nuốt nước bọt và cuối cùng thu hết can đảm, tìm một nhà sư trông nhân hậu và xin ông cho chúng tôi một ít cơm. Thật là sung sướng, vị sư ấy đồng ý ngay và chất thức ăn đầy cho chúng tôi đến nỗi chân bàn như muốn oằn cong. Chúng tôi tháo dây thắt lưng, ăn thỏa thích. Ăn no bụng xong, chúng tôi lại xin nhà sư ngủ lại chùa và ông cũng vui vẻ chấp thuận. Lúc ấy chúng tôi chẳng còn biết xấu hổ là gì. Sáng hôm sau, chúng tôi dậy từ sớm, nói là đi đường xa và xin một ít thức ăn, vị sư già lấy hộp ra, gói cho chúng tôi thật nhiều thức ăn. Chúng tôi lại tiếp tục theo hướng Seoul, gấp rút bước đi.
Từ chùa Changan đi Seoul thì phải qua xã Tumok, huyện Kimhwa, nơi người em của ông nội tôi đang sinh sống. Có lẽ ngày hôm đó chúng tôi cũng đi được khoảng 200 dặm. Khi còn chừng 10 dặm nữa thì đến xã Tumok, bất ngờ chúng tôi gặp phải một khó khăn mà bọn tôi không hề lường tới là phải đi đò để vượt qua con sông mới đi tiếp được. Tôi và Chu On Ku đứng nhìn nhau, chẳng biết kiếm đâu ra tiền để đi đò bây giờ. “Chúng ta thử trình bày hoàn cảnh với người lái đò xem sao”, Chu On Ku nói. “Không được đâu, đi theo tao, nhưng đừng nói năng gì”. Tôi nắm lấy tay Chu On Ku, kéo ra bến phà.
Người lái đò độ 50 tuổi đang đứng đợi khách. Tôi đi trước Chu On Ku, dáng vẻ tự tin và đàng hoàng, đĩnh đạc bước lên tàu. Tục ngữ có câu: “Kẻ không có tiền lên đò trước”, trường hợp của chúng tôi hiện giờ chứng minh cho câu tục ngữ đó.
Khách lên đồ chỉ chừng bốn, năm người. Chúng tôi ngồi lên thành đò một cách thoải mái, mắt nhìn xuống dòng nước trôi thong thả mà trong bụng thì cứ nhấp nhổm không yên. Người lái đò sẽ thu tiền khi đò cập bến bên kia. Đò vừa chạm vào bến, ông lái đò dừng tay chéo và đưa bàn tay thô kệch về phía chúng tôi. Tôi làm vẻ mặt xấu hổ, cúi đầu.
“Xin lỗi ông, chúng cháu chẳng có xu nào cả.”
“Cái gì, mấy thằng oắt con này, không có tiền sao lên đò?”
Cùng với tiếng quát của ông là cái bạt tai, mắt tôi nảy lửa, tới nhảy vụt lên bờ. Chu On Ku cũng bị tát nhưng rồi cậu ta nhảy thoát theo tôi. “Một cái tát tai trả tiền đò cũng rẻ, ha ha ha”. Tuy mỗi đứa bị một cái tát tai, nhưng chúng tôi cảm thấy vui vì cuối cùng cũng đã qua được sông.
Ông trẻ sống ở xã Tumok và ông nội tôi tuy là hai anh em ruột, nhưng vì khoảng cách quá xa nên có khi mấy năm mới gặp nhau một lần. Do đó, sự xuất hiện của tôi, đứa cháu đích tôn, làm cho cả nhà mừng rỡ, họ nấu cơm đậu đỏ tiếp đãi tôi như đế vương. Chúng tôi chẳng hay biết gì cho đến tối hôm đó, ông trẻ và thím tôi gọi tôi vào phòng. Họ cho tôi biết cha tôi đã đến đây tìm tôi và vừa về sáng hôm qua. Cha tôi có dặn nếu tôi có ghé vào đây thì dù bất cứ lý do gì cũng phải đưa tôi về nhà cho bằng được.
Sau khi Chong Shang Lion bị bắt ở nhà bà con tại Hwayang, cha biết tôi không có tiền và đoán thế nào tôi cũng ghé vào nhà ông trẻ ở Kimhwa nên vội vã đến đây. Tôi không những không cảm ơn cha vì quá yêu thương và lo lắng cho tôi mà còn cảm thấy buồn bực. Tôi vẫn nằng nặc đòi đi Seoul, ông trẻ nói: “Ông đã hứa với cha cháu rồi nên không thể để cháu đi Seoul được”. Còn thím tôi thì bảo: “Đã mấy năm rồi thím chưa về thăm quê nên cũng muốn về, cháu cứ nghỉ đây hai ba hôm rồi cùng về với thím”. Thím tôi còn “lo lắng” cho tôi đến nỗi đêm đến là đi kiểm tra nên chúng tôi chẳng động đậy gì được. Đến đây thì chuyến rời quê hương thứ hai của tôi sau mười ngày đã thất bại, tôi cùng với Chu On Ku buộc phải trở về.
Đến nhà, cha tôi chẳng trách mắng một lời nào mà còn vui mừng đón tôi về. Lúc ấy đang là mùa thu hoạch. Tôi lại trở lại làm một người nông dân. Và vì cảm thấy có lỗi đã làm cho cha đau lòng, năm ấy tôi làm việc nhiệt tình hơn bất cứ năm nào khác. Tuy nhiên, tâm niệm một lúc nào đó phải rời xa cái quê này trong tôi vẫn chẳng hề thay đổi.
Tags: đời sống xã hội