LÒNG VỊ THA – ĐỐI TRỊ SỰ CHẤP NGÃ

HE. GARCHEN RINPOCHE VIII

Trích: Những Lời Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý; Trung tâm Drikung Dharma Surya biên tập năm 2013 và giữ mọi bản quyền.

Ngài Gampopa đã dạy rằng: ‘Nếu chúng ta không thực hành Giáo pháp một cách phù hợp thì chính Giáo pháp sẽ trở thành nguyên nhân khiến chúng ta đọa sinh xuống các cõi thấp’. Tam Bảo là gì? Đức Phật bên ngoài chỉ tất cả chư Phật của ba thời. Pháp bảo bên ngoài bao hàm tám mươi bốn vạn pháp môn tuy nhiên các pháp môn này đều được thâu nhiếp trong hạnh từ bi. Tăng bảo chỉ một người đã tu tập hạnh từ bi, một người có thiện tâm. Sau khi đã tự giải thoát mình khỏi những khổ đau mà gốc rễ là sự bám chấp, người đó có thể chỉ cho những người khác con đường giải thoát. Đây chính là Tăng bảo.

Sau khi đã thọ giới quy y, Tam Bảo cũng hiện hữu trong giòng tâm thức của con và được gọi là Tam Bảo bên trong. Đức Phật bên trong là chánh niệm và tỉnh giác của con. Pháp Bảo bên trong là không bao giờ từ bỏ tâm từ bi, lòng vi tha.

Lợi ích của lòng vị tha là gì? Là đoạn diệt sự chấp thủ. Khi sự chấp thủ tan hoại thì ngay trong tự tánh, mọi chúng sinh đều là Phật. Đức Phật đã dạy rằng: ‘Phật ở bên trong mọi chúng sinh. Tuy nhiên, chúng sinh bị nhiễm ô bên ngoài che chướng. Các nhiễm ô bên ngoài đó là gì? Tất cả các ý niệm và cảm xúc tiêu cực đều thâu tóm trong một khúc rẽ duy nhất của tâm, tất cả chúng sinh trong ba cõi đều chấp ngã. Trong thực tế, chấp ngã là một vết hằn trong tâm trí, một tư tưởng bám víu lấy một thực tại. Ngài Tilopa đã dạy: ‘Thiện nam tử! Con không bị dính mắc bởi sắc tướng mà bị dính mắc khi bám chấp vào sắc tướng. Một khi mọi sự bám chấp được tịnh hóa, sẽ chẳng còn gì che lấp tâm thức. Ngay cả khi các ý niệm khởi sinh, chúng sẽ không che lấp tâm thức nếu con không bám chấp vào chúng. Nếu con bám chấp vào chúng, con sẽ bị tổn thương như khi bị gai nhọn đâm phải và con sẽ bị che chướng. Điều này được gọi là ‘dính mắc’. Chúng ta sẽ không bị kềm chế trong phạm vi của các ý niệm khi chúng khởi sinh, nếu chúng ta đừng dính mắc vào chúng. Các con – những hành giả, người nhập thất hay ẩn cư trong núi – đều biết điều này nhưng hãy lắng nghe giáo huấn của thầy, một người có kinh nghiệm. Thầy đã huân tập được nhiều kinh nghiệm khổ đau và khó khăn trong kiếp sống này. Người ta nói rằng ‘Một ông già bệnh hoạn là lương y tốt nhất.’

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. KHAI THỊ SỐ 13: CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT
  2. SÂN GIẬN
  3. NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TÌNH YÊU

Bài viết mới

  1. CHINH PHỤC MỤC TIÊU
  2. CHÁNH NIỆM
  3. BỚT SỢ HÃI