NHỮNG HẠT VÀ VẬT CHẤT

THOMAS J. Mc FARLANE

Trích: Einstein và Đức Phật – Những lời nói tương tự;
Biên tập: Thomas J. Mc Farlane; Giới thiệu: Wes Nisker; Ban dịch thuật Thiện Tri Thức; NXB. Thiện Trí Thức; 2017

Những nguyên tử không phải là những sự vật.

Khi Erwin Schrodinger công bố phương trình sóng lượng tử vào năm 1926, nó xóa đi quan niệm của vật chất cổ điển rằng mỗi nguyên tử là một loại hệ thống mặt trời vi mô với những âm điện tử quay quanh một nhân. Những hạt vật chất riêng biệt, được định vị trí, tan thành những sóng không riêng biệt, không nơi chốn. Để làm cho vật lý học mới thậm chí còn gây bối rối hơn, những nhà khoa học sớm nhận thấy rằng những sóng không phải những rung động của chất thể nào đó, như những âm thanh trong không khí, mà đúng ra là những sóng của xác suất. Ý tưởng cũ về hiện hữu vật chất đã được phơi bày là một ảo tưởng.

Trong đạo học phương Đông cũng vậy, tất cả những đối vật được nhận biết là như huyễn, không có tự tánh nào. Thực tại nền tảng của chúng không phải là vật chất mà là tâm linh. Một nhị nguyên vật chất ngược lại với tinh thần sanh từ niềm tin sai lầm rằng những sự vật đều có hiện hữu độc lập riêng của chúng. Khi hiểu biết tâm linh trở nên sâu hơn, những ảo tưởng về vật chất và nhị nguyên được phơi bày, phát lộ ra sự đồng nhất không thể diễn tả của hình tướng (sắc) và tánh Không (Không).

 Những nguyên tử không phải là những sự vật.
_Werner Heisenberg.

 Đối với người trí mọi “sự vật” được xóa sạch mất.
_Đức Phật.

 Khái niệm về bản chất đã biến mất khỏi vật lý học nền tảng.
_Sir Arthur Eddington.

 Tôi đã không từng thấy cái gì trong thế giới là rốt ráo thật.
_Yeshe Tsogyel.

 Thế giới bên ngoài… không phải là một sự vật được đặt nền trong chính nó, nghĩa là cái được thiết lập theo một cách ý nghĩa như là một hiện hữu độc lập.
_Herman Weyl.

 Không có cái gì có thể được gọi là một bản chất nguyên thủy, tự phát sanh, đơn độc và độc lập. Tất cả đều rốt ráo trống không, và nếu có một sự vật gì như là bản chất nguyên thủy như vậy, nó không thể khác hơn là trống không.
_D. T. Suzuki.

 Nhà duy vật phải quyết định cho chính nó… những xác chết hồn ma của vật chất có cần được gán tên là vật chất hoặc cái gì khác hay không; đó chủ yếu là một vấn đề thuật ngữ. Cái còn lại trong bất cứ trường hợp nào cũng rất khác với cái vật chất cứng cáp và thuyết duy vật bị cấm của những nhà khoa học thời Victoria.
_Sir James Jeans.

 Nhưng có cái gì không thuộc về thuyết duy vật và không thể đạt đến bằng hiểu biết của những triết gia bám chấp vào những phân biệt sai lầm và những lý luận lạc lối bởi vì họ không thấy rằng, tự căn bản, không có thực tại nào trong những đối vật ở bên ngoài.
_Đức Phật.

Những nguyên tử hay những hạt cơ bản… tạo thành một thế giới của những tiềm năng hay những khả năng hơn là một thế giới của những sự vật hay những sự kiện.

 Những nguyên tử hay những hạt cơ bản… tạo thành một thế giới của những tiềm năng hay những khả năng hơn là một thế giới của những sự vật hay những sự kiện.
_Wenner Heisenberg.

 Trong tánh Không Phật giáo, không có thời gian, không có không gian, không có trở thành, không vật; nó là cái làm cho mọi sự có thể; nó là con số không đầy đủ những khả tính vô biên, nó là một cái không của những nội dung bất tận.
_ D. T. Suzuki.

 Cái môi trường của không gian và thời gian và vật chất, của ánh sáng và màu sắc và những sự vật cụ thể, nó có vẻ rất thực đầy sống động với chúng ta… dã tan thành một cái bóng.
_ Sir Arthur Eddington.

 Tất cả những quan niệm tùy tiện của tâm thức về vật chất, những hiện tượng, và về mọi yếu tố điều kiện và những quan niệm và ý tưởng liên hệ đều như một giấc mộng, một bóng ma, một bọt nước, một cái bóng.
_Đức Phật.

 Quan niệm của chúng ta về bản chất chỉ sống chừng nào chúng ta không giáp mặt với nó. Nó bắt đầu nhạt dần khi chúng ta phân tích nó. Chúng ta có thể thải bỏ nhiều cái trong những thuộc tính giả định của nó mà thật ra chúng rõ ràng là những phóng chiếu của những cảm tưởng của chúng ta ra thế giới bên ngoài.
_ Sir Arthur Eddington.

 Vô minh nắm hiểu đối tượng của nó như thể đối tượng đó hiện hữu thuần túy khách quan… Nếu quả thật những hiện tượng hiện hữu theo cách ấy… thì bấy giờ càng tìm tòi khám phá chúng một cách cẩn thận, càng thấy rõ những đối tượng ấy chỉ xuất hiện với tâm. Tuy nhiên, người ta càng thấy rằng những đối tượng đó không được tìm thấy dưới sự phân tích như vậy.
_Gen Lamrimpa.

Lý thuyết lượng tử đòi hỏi chúng ta bỏ đi ý tưởng rằng âm điện tử, hay bất cứ đối vật nào khác, tự thân nó có chút gì những đặc tính nội tại. _David Bohm.

 Lý thuyết lượng tử đòi hỏi chúng ta bỏ đi ý tưởng rằng âm điện tử, hay bất cứ đối vật nào khác, tự thân nó có chút gì những đặc tính nội tại.
_David Bohm.

 Thế nên, không có tự tánh nghĩa là mỗi vật không có những đặc tính thường còn và không thể phân nhỏ để được biết như là của riêng nó.
_D. T. Suzuki.

 Thuyết duy thực thực tế đã luôn luôn và sẽ luôn luôn là một phần thiết yếu của khoa học tự nhiên. Thuyết duy thực giáo điều, tuy nhiên, không phải là một điều kiện cần thiết cho khoa học tự nhiên… Thực ra vị trí của vật lý học cổ điển là vị trí của thuyết duy thực giáo điều. Chỉ bằng lý thuyết lượng tử mà chúng ta đã học được rằng khoa học chính xác có thể có mà không cần cơ sở của thuyết lượng tử mà chúng ta đã học được rằng khoa học chính xác có thể có mà không cần cơ sở của thuyết duy thực giáo điều.
_Wenner Heisenberg.

 Khi bạn làm loại phân tích này, và bạn tìm kiếm sự vật với tên gọi, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy dù chỉ một nguyên tố của bất cứ cái gì trong vũ trụ mà hiện hữu tự nó. Dù cho mọi công việc bình thường của thế giới hoàn toàn hợp lý và thích đáng; những sự vật làm những sự vật khác xảy ra, những sự vật làm điều chúng làm, thế nhưng tất cả chỉ trong một cách hình tướng bề ngoài, một cách được thỏa thuận theo quy ước.
_Pabongka Rinpoche.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LÒNG TIN VÀ KHOA HỌC
  2. PHẬT GIÁO KHÔNG CHỈ TƯƠNG HỢP MÀ CÒN HOAN NGHÊNH VŨ TRỤ HỌC HIỆN ĐẠI

Bài viết khác của tác giả

  1. NHỮNG SÓNG, NHỮNG TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP