LÒNG TIN VÀ KHOA HỌC

DANH NGÔN

 

 

Tôn giáo chân thật là sống thực, sống với tất cả tâm hồn mình, với tất cả lòng tốt và sự ngay thẳng của mình.
– Albert Einstein

Phần nhiều sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo (trong thời Gallileo) hóa ra là một xung đột giữa khoa học mới và khoa học đã được chuẩn nhận của thế hệ trước.
– John Hedley Brooke

Thời đại của lòng tin ngây thơ vào khoa học và kỹ thuật có lẽ đã chấm dứt rồi.
– Barry Commoner

Xã hội sống bằng lòng tin, và phát triển bằng khoa học.
– Henry Frederic Amiel

Tôn giáo là một văn hóa của lòng tin; khoa học là một văn hóa của nghi ngờ.
– Richard P. Feynman

Tôi đã nói rằng khoa học không có thể nếu không có lòng tin, logic quy nạp, logic của Bacon, là cái gì trên đó người ta có thể làm việc hơn là cái gì người ta có thể chứng minh, và làm việc trên đó là một xác nhận tối cao của lòng tin… Khoa học là một cách của đời sống và nó chỉ có thể phát sáng khi con người tự do có lòng tin.
— Norbert Wiener

Khoa học điều chỉnh những quan điểm của nó căn cứ trên cái được quan sát. Lòng tin là sự bác bỏ sự quan sát đến độ niềm tin có thể được bảo trì.
– Tim Minchin

Tôi tin vào cái cao cả thiêng liêng vì một niềm tin cá nhân, một lòng tin vững chắc với những điều tôi biết về khoa học.
– William Daniel Phillips

Khoa học đòi hỏi sự hiển nhiên của sự kiện khách quan-chứng cớ ; kinh nghiệm tâm linh thì thuộc về chủ quan và dẫn đến lòng tin.
– Jane Goodall

Nếu khoa học chứng minh có một số niềm tin của Phật giáo là sai lầm, bấy giờ Phật giáo sẽ sẵn sàng sửa đổi chúng.
– Dalai Lama

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN

Bài viết khác của tác giả

  1. KỲ DIỆU
  2. TỰ LỪA DỐI
  3. THẤU CẢM (Empathy)

Bài viết mới

  1. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT KHỞI LÒNG SÙNG MỘ
  2. QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THAY VÌ THỜI GIAN CỦA BẠN
  3. KIÊN TRÌ ĐẾN LÚC THÀNH CÔNG