NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA THỜI ĐẠI SUY THOÁI

DILGO KHYENTSE RINPOCHE

“Dĩ nhiên điều chúng ta muốn là sự tốt đẹp của chính chúng ta,
Thế nên chúng ta phải thành thật với chính mình:
Nếu chúng ta không thành tựu tinh túy của Pháp cho chính chúng ta,
Thì chẳng phải chúng ta đang hủy hoại chính cuộc đời mình sao?”

Không có ai có ý định xấu với mình. Người ta không bao giờ nghĩ đến chính mình tốt đẹp biết bao nhiêu nếu mắc bệnh, cũng không mong mỏi bị tàn tật hay nghèo khó hay mong cho bị trộm cướp; điều họ nghĩ là họ muốn được hạnh phúc biết bao nhiêu, và cả một sự thích thú nếu giàu có và tiện nghi. Nhưng những ý tưởng này đến từ đâu? Chúng đến từ sự tin tưởng vào một cái “tôi”. Chính vì sự tin tưởng bắt rễ sâu xa này mà chúng ta bận bịu trước hết với hạnh phúc của chính chúng ta. Trong khuôn khổ này của tâm thức, chúng ta sẽ không bao giờ thỏa mãn. Ngay dù chúng ta có lên ngôi hoàng đế của toàn thể vũ trụ, chúng ta cũng còn tham muốn nhiều quyền lực, sung túc và lạc thú hơn nữa.

Tiến trình tương tự cũng vận hành trong những cảm giác của chúng ta về những người thân thiết với chúng ta: chồng, vợ, con cái và bạn bè. Vì chúng ta yêu họ, chúng ta đặc ân họ trên tất cả những người khác, và có ai khen ngợi hay giúp đỡ họ, chúng ta cảm thấy rất vui thích. Nhưng đây không phải là tình thương chân thật; nó đặt nền trên việc nghĩ họ là của chúng ta.

Dù cho chúng ta rất tự thương mình, chúng ta không biết chút nào phải tìm hạnh phúc thật sự ở đâu. Hầu như chúng ta tự chăm sóc mình như một kẻ điên rồ. Chúng ta tìm kiếm hạnh phúc trong lạc thú, danh vọng và giàu có, quên đi sự kiện cái chết sẽ sớm lấy đi tất cả mọi thứ đó. Khi chúng ta bước qua ngưỡng cửa của cái chết, chúng ta sẽ không mang theo với mình một món nào trong những sở hữu mà chúng ta đã cật lực làm việc để có được. Cùng lắm, mọi cố gắng hăm hở của chúng ta tạo ra vài khoảnh khắc hài lòng ngắn ngủi – một kết quả nhỏ xíu từ một khối khổng lồ lao lực.

Trong những giai đoạn đầu của con đường Pháp, cần yếu là đặt năng lực và quyết tâm của chúng ta vào sự làm việc trên chính chúng ta hơn là cố gắng quá sớm để giúp đỡ những người khác. Hiện giờ chúng ta còn xa với việc nhổ sạch chấp ngã; cho đến khi đã thuần hóa được tâm thức mình, cố gắng giúp đỡ những người khác là việc lố lăng. Đó là tại sao những lời dạy nói “chứng ngộ cho chính mình, lòng bi cho người khác.” Qua tu hành cái thấy, thiền định và hành động, chúng ta có thể trừ sạch chấp ngã và những tình thức tiêu cực và như thế trở nên thật sự có khả năng giúp đỡ những người khác. Khi chúng ta thuần hóa sự hoang dã của tâm chúng ta với kỷ luật thích hợp, mọi khuyết điểm của chúng ta sẽ dần dần biến mất và mọi phẩm tính của Bồ tát sẽ nở hoa. Như Nagarjuna nói:

“Người nào hành động không cẩn trọng,
Nhưng về sau trở nên cẩn thận và chú ý
Thì đẹp đẽ như mặt trăng sáng ra khỏi những đám mây.”

Dầu chấp ngã có vẻ khó trị bao nhiêu, vẫn có thể giải thoát chúng ta ra khỏi nó và khai triển lòng bi.

Nguồn: “Kho Tàng Tâm Của Các Bậc Giác Ngộ”

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. ĐỪNG ĐỂ THAM LAM CỘT TRÓI BẠN.
  2. LÒNG SÙNG MỘ VỚI MỘT VỊ THẦY
  3. THỰC HÀNH GURU YOGA – VIÊN NGỌC NHƯ Ý

Bài viết mới

  1. CHÂN LÝ CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC BẰNG LAO ĐỘNG QUÊN MÌNH
  2. CẢM GIÁC TỰ DO, ĐƯỢC GIẢI PHÓNG BẢN THÂN
  3. LÒNG TỪ ÁI