SỰ TAI HẠI CỦA RƯỢU

THÁI ĐẠM LƯ

Trích: Phật giáo thánh điển, Thái Đạm Lư biên soạn, Thích Nữ Tuệ Đăng dịch Việt, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành 1995

UỐNG RƯỢU LÀM MẤT NƯỚC HẠI THÂN

Kinh Bát Sư

“Rượu là  chất độc gây ra lắm tội ác: Vương đạo, nhân đạo, nhân nghĩa bị hủy diệt, tôi bất trung, cha thất lễ, mẹ mất lòng từ, con ngỗ nghịch, hiếu đạo bại hoại, chồng thất tín, vợ dâm loạn, cửu tộc tranh đấu, tài sản bị tiêu hao. Mất nước hại thân loạn đạo đều do rượu.”

Hậu quả với người sử dụng rượu bia (nguồn:Tuổi trẻ online)

UỐNG RƯỢU CÓ BA MƯƠI LĂM ĐIỀU XẤU

Kinh Xuất Gia Duyên

“Uống rượu có ba mươi lăm điều xấu: Tiêu tan tài sản; bị các nạn khổ; thêm sự thù oán đấu tranh; lõa lồ thân thể; tiếng xấu đồn khắp xa gần; ánh sáng trí huệ ngày càng tổn giảm; điều đáng được chẳng được; điều đã được lại mất; hiển bày việc ác; bỏ phế việc cần; gốc của lo lắng hoảng hốt kinh sợ; hình sắc xấu xa; khinh mạn Tôn trưởng; chẳng biết cúng dường Sa môn, Bà la môn; đối với bà con chẳng biết người lớn kẻ nhỏ; chẳng cung kính Phật; chẳng tôn sùng Pháp; chẳng kính chư Tăng; gần gũi người ác; xa lìa người trí; sa vào đường ác; không có tâm hổ thẹn; chẳng gìn giữ các giác quan; hoang đàng dâm dục; mọi người chẳng yêu; người chẳng thích thấy; bậc đạo đức, kỳ túc đều quở trách; tạo các điều ác; chỉ dùng thế lực chẳng biết trách nhiệm; người trí đức tránh xa; không phân biệt được chủng loại; xa cách Niết bàn; gieo giống điên cuồng mê hoặc; thân chết mạng chung sanh vào địa ngục; giả sử được làm thân người thì cũng ngu si.”

Câu chuyện biếm họa của Phạm Thanh Tú về hai đám bạn nhậu song hành, một bình dân còn một là dân công sở cũng có chút địa vị, tuy là học vấn có thể khác nhau nhưng nếu cùng nhậu nhẹt và tham gia giao thông thiếu ý thức thì kết cục cũng giống nhau!

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TRÌ GIỚI BA LA MẬT

Bài viết khác của tác giả

  1. HỔ THẸN

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP