SỰ TOÀN THIỆN VĨ ĐẠI
NGAY TẠI ĐÂY
Tác giả: NUDEN DORJE
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức
NXB Thiện Tri Thức, 2019
Ảnh: nguồn Internet

—🌼🌸🌼—
“Khi những tư tưởng xung quanh bản tánh bất động sanh khởi, hãy ở yên thư giãn không làm cái gì giả tạo. Bản thân tâm an trụ trong bản tánh của chính nó dù bất cứ cái gì sanh khởi. Hãy không chờ đợi một cách hy vọng cái gì đến cũng không tìm cách đi theo cái gì đã đi. Hãy an trụ trong trạng thái luôn luôn tươi mới của tánh giác hiện tiền vốn thanh tịnh.”
“Khi những tư tưởng về bản tánh bất động sanh khởi, hãy ở yên thư giãn không làm cái gì giả tạo.” Những tư tưởng xung quanh bản tánh bất động nghĩa là bất kỳ những tư tưởng nhị nguyên bình thường nào chúng ta có. Nó không có nghĩa bạn đang suy nghĩ cái gì đặc biệt “Ồ, bây giờ tôi là một Phật tử, bây giờ tôi là một thiền giả. Tôi có những tư tưởng nào về bản tánh bất động?” Những tư tưởng sanh khởi luôn luôn nối kết với bản tánh bất động. Chúng không có nguồn gốc nào khác. Những tư tưởng pháp có thể thiêng liêng nhưng chúng là những tư tưởng thiêng liêng và những tư tưởng thì không tốt nếu nương dựa vào chúng quá nhiều. Những tư tưởng pháp có thể trói buộc bạn như những tư tưởng thế gian. Bởi vì hiệu quả giam cầm của tư tưởng không phải là một phẩm tính của nội dung, nghĩa là cái nó đang biểu lộ, mà là một phẩm tính của cơ cấu nhấn mạnh của cách chúng ta thường kinh nghiệm những tư tưởng. Thế nên hoặc những tư tưởng tốt sẽ đưa bạn lên thiên đường hay những tư tưởng xấu đưa bạn đến địa ngục, bạn phải xử lý chúng theo cùng một cách. Và đó chỉ là ở yên thư giãn không làm gì giả tạo.
“Bản thân tâm an trụ trong bản tánh của chính nó dù bất cứ cái gì sanh khởi.” Nếu chúng ta có thể thấy rằng tâm ở lại trong trạng thái của chính nó dù bất cứ cái gì sanh khởi, bấy giờ bất kể cái gì sanh khởi sẽ không có quấy nhiễu cho trạng thái tự nhiên này. Như Rigdzin Godem nói trong cầu nguyện Khuyến khích về Vô thường: “Tâm không được làm bằng những tư tưởng tốt và nó không bị hủy hoại bởi những tư tưởng xấu.” Phật quả, giác ngộ không được tạo ra bởi nhiều tư tưởng tốt cũng không bị mất đi bởi nhiều tư tưởng xấu. Con đường này được gọi là dzogpa chenpo nghĩa là Đại toàn thiện hay Đại viên mãn. Điều đó nói rằng trạng thái của hiện diện là như vậy, không đòi hỏi cái gì để cải thiện. Và bởi vì thế những ý định bình thường chúng ta có để cố gắng tránh những hoàn cảnh sẽ phá hủy hoàn cảnh tốt của chúng ta, và cố gắng để thêm những tư tưởng, cảm nhận và hoàn cảnh sẽ cải thiện hoàn cảnh tốt của chúng ta, có thể được từ bỏ. Tự ngã bình thường, bản ngã của chúng ta là một điểm sanh khởi từ bản tánh của tâm. Nó không phải là bản tánh của bản thân tâm. Bản ngã cần quần áo trong khi tánh giác, tánh giác tự nhiên này, hoàn toàn trần truồng.
“Hãy không chờ đợi một cách hy vọng cái gì đến cũng không tìm cách đi theo cái gì đã đi.” Hãy an trụ trong trạng thái bao giờ cũng tươi mới của tánh giác hiện tiền vốn thanh tịnh.” Ban đầu chúng ta cố gắng làm điều này khi chúng ta ngồi trên đệm thiền để khai triển tính trong sáng của chúng ta. Nhưng mục đích là có thể đem cái thấy này vào hoạt động bình thường trong thế giới. Bằng cách tránh xao lãng vào quá khứ hay tương lai, chúng ta ở với một chú ý thuộc hiện tượng, hiện diện với bất cứ sanh khởi nào. Điều này cho phép tính đáp ứng rất chính xác với đời sống đang khai mở. Hơn là biểu hiện những thúc đẩy của nghiệp và phản ứng thói quen, tính đáp ứng là tươi mới và đồng khởi với trường kinh nghiệm. Tính tự phát này được gọi là Thundrup hay ‘sanh khởi không cố gắng’ hay ‘xảy ra một cách phép lạ”. Qua tin rằng mở trống không sẽ cung cấp một đáp ứng cho mỗi khoảnh khắc bèn có sự căng thẳng càng kém dần. Chính sự căng thẳng này nuôi dưỡng sự soi qua đầy lo âu của tương lai và sự áp dụng mang tính phòng thủ khô cứng của những giả định xưa cũ.
Chẳng hạn, trong trại tu của chúng ta bạn đi lấy thức ăn để trong những thùng lớn và bạn đặt một ít lên dĩa. Bạn làm một quyết định múc nhiều bao nhiêu. Làm sao bạn có thể dùng phương cách thiền định vào tiến trình đơn giản đặt thức ăn vào dĩa? Cách dễ nhất là sống trong thân thể bạn để biết cái đói của bạn là gì. Cái đói của bạn sẽ nói cho bạn lấy bao nhiêu thức ăn vào dĩa. Và đó là như thế nào chúng ta có thể luôn luôn ở trong mọi tình huống. Sự chú ý chúng ta có càng nhiều nếu thực sự nối kết với trường của sanh khởi thì những đáp ứng của chúng ta sẽ càng phù hợp. Nhưng nếu chúng ta không ở trong thân mình thì thức ăn của chúng ta sẽ được chọn không theo nhu cầu cảm thấy mà do những tư tưởng và cảm nhận của chúng ta, thế nên chúng ta có thể có một hình ảnh của trọng lượng lý tưởng và cố gắng thích hợp với sự hình dung đó và chúng ta ăn không nổi. Hay chúng ta ăn để thay thế một nhu cầu cảm xúc, một khao khát tình yêu, hay một nỗi sợ sâu xa, bấy giờ chúng ta trở thành chứng cuồng ăn vô độ.
Nếu bốn hoạt động căn bản đi, ngồi, ăn và ngủ được thi hành với một tỉnh giác căn bản đơn sơ bấy giờ sẽ dễ dàng. Khi đi bạn không té. Khi ngồi bạn không nhảy loanh quanh. Khi ngủ có tỉnh giác nào đó trong giấc ngủ. Giữa sanh ra và chết những đòi hỏi đặt lên chúng ta không lớn lắm. Chúng ta tự đặt ra nhiều đòi hỏi do những tạo dựng khái niệm của chúng ta và suy nghĩ: “Tôi cần nhìn như thế này” hay ‘Tôi nên giống như thế kia’, ‘Tôi cần làm vui lòng những người ấy’. Chúng ta làm nhiều, nhiều hoạt động thêm vào, tất cả chúng đều phát sanh nghiệp.
—🌼🌸🌼—