SUY NGHĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SƯC KHỎE

SOM SUJEERA

Trích: Luật Hấp Dẫn-Bí Mật Tối Cao; Thái Hà Books; NXB. Từ Điển Bách Khoa

Suy nghĩ không chỉ có tác động lên trạng thái cảm xúc mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến thể trạng của chúng ta. Tại trung tâm chăm sóc sức khỏe Chopra ở California, người ta đã tiến hành một thí nghiệm để xác định xem bạch cầu phản ứng thế nào với suy nghĩ.

Máu được lấy từ một nhóm đối tượng và đặt trong các ống nghiệm để có thể quan sát chi tiết. Những đối tượng này được yêu cầu cầm dao lên và tự cắt vào tay mình. Tế bào bạch cầu bắt đầu trở nên kích động và chống lại các vi khuẩn khi cơ thể bị thương. Thậm chí, thật kinh ngạc vì tế bào bạch cầu trong các ống nghiệm còn phản ứng lại trước khi con dao chạm đến cơ thể người. Thí nghiệm này đã chứng minh rõ ràng rằng các tế bào máu của chúng ta có phản ứng đối với suy nghĩ. Xa hơn nữa, sức mạnh của suy nghĩ đã được thể hiện liên tục trong thí nghiệm xác định rằng không phải chỉ có các tế bào bạch cầu mà cả hồng cầu, tế bào da, cơ và tế bào thần kinh hay các loại khác cũng có phản ứng tương tự.

Một thí nghiệm khác được nhắc đến trong cuốn Bí mật đã đo được mức độ phản ứng của tế bào cơ trong các vận động viên Olympic thực sự tham gia trên đường đua và những người chỉ ngồi trên khán đài và thực hiện một cuộc đua trong tâm trí. Kết quả thu được khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Trong cả hai trường hợp, các tế bào cơ đã phản ứng y hệt nhau. Thực chất, chúng ta có thể nhận thấy sức mạnh của suy nghĩ trong toàn bộ cơ thể mình – từ những tế bào nhỏ bé nhất đến những tổ chức cơ to lớn nhất.

Hãy tưởng tượng xem các phương thuốc hiện đại có thể hiệu quả đến thế nào nếu chúng có thể chữa được cả những vấn đề sinh lý lẫn các trạng thái cảm xúc của bệnh nhân. Mỗi bác sỹ đều biết rằng hơn 80% các căn bệnh có thể được chữa lành bởi hệ thống miễn dịch của bản thân người bệnh. Và theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Center for Disease Control and Prevention), gần 80% các ca khám bệnh ở Mỹ đều liên quan đến các bệnh lý trầm cảm. Ngay cả đối với những căn bệnh được coi là nan y như AIDS, một cái nhìn tích cực có thể giúp giảm bớt các cơn đau và làm cho những ngày cuối cùng trong cuộc sống của người bệnh trở nên nhẹ nhàng hơn. Đến lúc
phải ra đi, người bệnh có thể đối diện với cái chết với tâm trạng bình an và thanh thản. Những bác sĩ hiểu rõ bản chất của cái chết và giữ được tâm mình bình thản có thể nâng đỡ tinh thần người bệnh và cũng khuyến khích tác dụng của hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, một bác sĩ có được phong thái bình thản với mọi sự sẽ truyền được cảm giác chấp nhận thanh thản đến cho người thân của những người bệnh vừa qua đời.

Tác động của suy nghĩ lên cơ thể giúp giải thích vì sao các bác sĩ thường cảm thấy khó khăn khi phải tiết lộ những chẩn đoán về ung thư cho người bệnh. Đôi khi, việc biết được tình trạng thật của mình sẽ gây ra những ức chế tâm lý làm trầm trọng thêm bệnh tình, giảm thiểu tác dụng của hệ thống miễn dịch và tăng nhanh tốc độ lan truyền của các tế bào ung thư. Nhưng việc này cũng có thể mang lại những khía cạnh tích cực và bắt buộc người bệnh chấp nhận với một thái độ tích cực hơn cũng như thấu hiểu bản chất của mọi sự vật hiện tượng xung quanh. Điều này có thể nâng cao khả năng miễn dịch của
cơ thể và kéo dài sự sống cũng như chất lượng sống của người bệnh. Trong một số trường hợp cụ thể, những người bị ung thư có được cái nhìn tích cực này đã bất ngờ đẩy lùi được bệnh tật.

Hầu hết mọi người đều sẽ quen thuộc với những thí nghiệm có tác dụng trấn an. Ở một trong số các thí nghiệm này, người ta đưa ra những viên đường và bảo đây là thuốc ngủ có tác dụng ngay sau 20 phút. 70% trong số người thử nghiệm thực sự đã chìm vào giấc ngủ.

Nếu nhìn vào tác động của suy nghĩ lên cơ thể mình và những người xung quanh, chúng ta có thể hiểu tại sao chúng ta tự nhiên ưa thích những ai luôn hạnh phúc và suy nghĩ tích cực – cảm xúc ấm áp đó có thể lan truyền từ người này sang người khác thậm chí ở cấp độ tế bào. Vì vậy, những người chỉ giả vờ suy nghĩ tích cực trong khi thực chất đầu óc họ chất chứa toàn suy nghĩ tiêu cực sẽ không bao giờ đạt được thành công. Chỉ đơn giản là bạn không thể lừa dối những tế bào của bản thân mình hoặc của người khác.

Suy nghĩ tiêu cực làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin rõ ràng của các tế bào và tạo ra sự ngắt quãng. Trong khi đó, duy trì những suy nghĩ tích cực sẽ đảm bảo cho các tế bào của bạn luôn sẵn sàng đón nhận thông tin tích cực. Ví dụ như nếu bạn muốn học tiếng Tây Ban Nha, bạn phải nghĩ theo hướng tích cực về ngôn ngữ này; chỉ khi đó tế bào não bộ của bạn mới ở vị trí đón nhận nguồn thông tin.

Khi bạn đi khám bệnh, bạn sẽ nhận ra rằng nếu bạn đi với tâm niệm rằng căn bệnh của mình sẽ rất đau đớn thì rất có thể điều đó sẽ xảy ra. Suy nghĩ của bạn sẽ điều khiển các tế bào da thành trạng thái phản ứng và căn bệnh của bạn sẽ đau gấp hai đến ba lần so với khi bạn coi như sẽ chẳng đau đớn gì hết.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LẠC QUAN VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC
  2. HÃY ĐỂ TƯ DUY TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG
  3. MẶT TÍCH CỰC CỦA SỰ VIỆC

Bài viết khác của tác giả

  1. KHOẢNH KHẮC HIỆN TẠI – NƠI CHÚNG TA THẤU HIỂU SUY NGHĨ CỦA MÌNH
  2. VIẾT NÊN KỊCH BẢN CHO CUỘC ĐỜI MÌNH BẰNG NHỮNG TƯỞNG TƯỢNG VỀ TƯƠNG LAI
  3. HÒA NHẬP VỚI CUỘC SỐNG BẠN MONG MUỐN

Bài viết mới

  1. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ
  2. AI CŨNG CÓ THỂ HẠNH PHÚC NGAY TỪ GIÂY PHÚT NÀY
  3. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ