SHUNMYO MASUNO
ẢO TƯỞNG MANG TÊN MẶC CẢM – SHUNMYO MASUNO
—???—
? Phương pháp biến đau khổ thành “hạnh phúc”
Có rất nhiều chuyện xảy ra trong mối quan hệ nhân sinh. Chẳng hạn như bị người khác phản bội, bị lừa, khinh rẻ đương nhiên chúng ta có tâm trạng thất vọng căm ghét hay oán hận đối phương.
Tuy nhiên, Thiền dạy rằng, dầu trong hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta hãy chấp nhận sự đau đớn ấy trong tích cực. Có một giai thoại vẫn được truyền tai tới tận bây giờ.
Một nhà sư tu hành nọ trên đường hành hương, ở tạm một đêm tại căn nhà lụp xụp. Gió từ khe hở lùa vào, trần nhà nứt toác, từ đó, những chiếc lá từ thân cây rơi xuống nền. Nhà sư bẻ nhỏ mẩu ván trên sàn, đốt lên để sưởi ấm. Trong tình cảnh ấy, nhà sư buồn bã định thốt ra lời ai oán. Lúc này, nhà sư ngẩng lên, từ lỗ hổng trên mái nhà, ánh trăng chiếu rọi, nhà sư nhận ra bản thân đang được soi chiếu.
Nỗi buồn, trách cứ hoàn toàn bị thổi bay, trái tim nhà tu hành ngập tràn trong hạnh phúc.
“Xem kìa, ánh trăng kỳ vĩ đến thế đang chiếu rọi vào ta. Thực cảm kích. Không có hạnh phúc nào hơn việc được trải qua một đêm tuyệt vời đến vậy.”
Dẫu việc ngủ lại một đêm ở ngôi nhà lụp xụp không thay đổi, nhưng lại có thể biến chuyển nỗi buồn, sự khổ sở thành niềm hạnh phúc. Đây chính là giá trị thực sự trong cách suy nghĩ và cách sống của Thiền.
Nếu soi chiếu theo giai thoại ấy, ta có thể tiếp nhận tình cảnh tiêu cực xảy ra trong mối quan hệ nhân sinh theo hướng tích cực.
Trải nghiệm bị phản bội giúp ta cảm nhận tâm quan trọng của việc được tin tưởng từ tận sâu trong trái tim. Nếu bị lừa dối, chắc chắn bản thân cảm nhận sâu sắc sự tuyệt vời khi tiếp xúc với con người chân thành. Từ trải nghiệm bị khinh rẻ, bản thân nhận ra nét đẹp trong suy nghĩ tận tâm vì người khác.
Chúng ta có cảm xúc như khổ sở, căm hận, buồn bã, đau thương… cũng không sao. Chỉ có điều, bản thân không được mãi dừng lại ở đó. Chúng ta biến chuyển tâm mình về hướng coi chúng là món ăn tinh thần cho cuộc đời. Tiếp nhận sự việc tích cực chính là như vậy.
“Đồng sự.”
Đây là câu nói xuất hiện trong Chánh pháp nhãn tạng do thiền sư Dogen chắp bút. Nó mang nghĩa, hãy thử đặt bản thân ở lập trường của đối phương, để hiểu cảm xúc của họ. Nếu bản thân không có trải nghiệm giống như họ, nói xa hơn nữa là nếu bạn chưa từng vượt qua những điều tương tự thì khó lòng đặt mình vào chung cảm xúc với họ.
Tiếp nhận tích cực những khổ sở, oán hận, buồn bã, chuyển đổi tâm mình là sức mạnh giúp ta vượt qua chúng. Thế rồi, một khi đã hoàn toàn vượt qua, chúng ta có thể hướng tâm mình về sự khổ đau, oán giận, buồn thảm của những người khác.
Đó chính là cách khiến con người có chiều sâu hơn. Có thể gọi đó là cách khiến trái tim bao dung hơn đã từng. Càng khi phải đối mặt với tình trạng khó khăn, bản thân càng không được khúm núm. Đừng khiến tâm mình trở nên hạn hẹp. Tâm nhất định có thể biến chuyển sang chân trời mới.
? Nỗ lực hết mình vì hạnh phúc của người khác
Không ai không mong cầu bản thân được hạnh phúc. Chỉ có điều, có không ít người không biết làm thế nào để trở nên hạnh phúc. Con đường dẫn đến hạnh phúc nằm trong triết lý Phật giáo:
“Chư pháp vô ngã.”
Có thể coi đây là quan điểm trụ cột trong tư duy Phật giáo. Ý nghĩa của câu nói này là: Vạn vật đều được tạo thành trên mối tương quan lẫn nhau. Tồn tại một bản thân là nhân viên kinh doanh vì có người liên quan đến ta trong công việc. Tôn tại một bản thân là thành viên của gia đình bởi có sự tồn tại của gia đình liên quan đến ta.
Nếu thử suy nghĩ, bạn sẽ nhận ra rằng nếu chỉ có một mình bản thân thì sẽ khó lòng hạnh phúc. Nếu người liên quan đến ta hạnh phúc thì hạnh phúc của bản thân cũng xuất hiện. Chẳng hạn trong mối quan hệ giữa hai người yêu nhau, rõ ràng một phía đang cảm nhận sự khổ đau, vậy phía còn lại có hạnh phúc hay không? Không thể nghĩ điều đó sẽ xảy ra được.
Bạn nhìn thấy điểm cốt lõi rồi đúng không? Đúng vậy, để bản thân hạnh phúc thì người liên quan đến ta cũng phải hạnh phúc. Bởi thế, mong cầu và dồn hết tâm sức để mang đến hạnh phúc cho người khác cũng chính là hành động mang lại hạnh. phúc cho bản thân.
“Lợi tha hành.”
Đây là lời răn Phật giáo, ám chỉ hành động để mang lại điều tốt đẹp, lợi ích cho và vì người khác. Nhưng nó không mang nghĩa là bỏ mặc bản thân, trong khi làm gì đó cho người khác. Cũng khác với ý nghĩa hy sinh bản thân để phục vụ người khác.
Ý nghĩa của “Lợi tha hành” là, những gì ta làm vì người khác sẽ cứ như vậy quay trở lại bên mình, cũng là vì chính bản thân.
Khi người quan trọng với ta lâm bệnh, bản thân cần nhất nhất một lòng chăm sóc người đó. Bản thân chẳng tiếc thời gian ngủ để túc trực bên giường bệnh, nếu cần thiết thì dù là nửa đêm cũng chạy đi tìm bác sĩ, tuyệt đối không nhàn hạ. Thế rồi khi người từng đau đớn vì bệnh tật nở nụ cười trên gương mặt, nỗi vui mừng, hạnh phúc cứ thế đầy áp trái tim ta. Chính hành động vì người như vậy đã khiến bản thân hạnh phúc. Đó chính là hành động vì người khác.
Tiền bạc cúng dường chư vị Bồ Tát và các vị thần trong chùa hay đến cũng mang tầng nghĩa tương tự. Hành động dâng cúng tiền trong Phật giáo được gọi là “hỉ xả”. Theo nghĩa đen thì là sẵn lòng cho đi đồng tiền của bản thân trong hạnh phúc. Cho đi tiền bạc của bản thân mà lại hạnh phúc, có lẽ bạn cảm thấy có chút kỳ lạ, tuy nhiên, liệu bạn có cảm thấy tiếc nuối đồng tiền đã dành tặng với mong muốn “đồng tiền của mình có ích theo một cách nào đó” không? Chắc chắc không phải tiếc nuối, mà là trọn vẹn nơi tâm.
Chúng ta sẽ không thể nhận được cả hạnh phúc và niềm vui sướng, nếu chỉ nghĩ những điều đó cho riêng bản thân. Xuất phát điểm là nghĩ cho người khác.
Trong Phật giáo, sự “cộng sinh” được trân trọng; hay nói cách khác là giữa người với người, hoặc người với tự nhiên, sống hỗ trợ lẫn nhau.
Trong thời đại ngày nay, cách sống đúng đắn như vậy nên được công nhận. Các bạn sẽ trở thành người thực hành tiên phong của thời đại chứ?
? Sống với tâm thanh cao vốn có
Xung quanh bạn chắc chắn có người “xinh đẹp”, tràn đầy vẻ thu hút. Bạn có từng quan sát hành động và phát ngôn của những người đó chưa? Nếu như có, bạn có tìm thấy điểm chung nào không?
—???—