TÂM KIM CƯƠNG TOÀN THIỆN

ĐẠI TOÀN THIỆN: KHÁM PHÁ TÁNH GIÁC – ĐẠT LAI LẠT MA – Jeffrey Hopkins Dịch từ những lời dạy miệng – Ban dịch thuật Thiện Tri Thức.

Trong Đại Toàn Thiện, tịnh quang tự nhiên được gọi là “toàn thiện” (all – good, đây cũng là danh hiệu của Đức Phật nguyên thủy Samantabhadra, Trung Hoa dịch là Phổ Hiền) và “tâm anh hùng không bắt đầu và không chấm dứt”. Vốn thanh tịnh từ bắt đầu và có bản tánh tự phát, tâm kim cương này là căn cứ của mọi hiện tượng xảy ra trong sanh tử và niết bàn. Dù bạn còn là một chúng sanh và mặc dầu những phát sanh của vô số khái niệm tốt và xấu như biểu lộ tham, giận và mê mờ, bản thân tâm kim cương thoát khỏi những ô nhiễm này. Nước có thể cực kỳ dơ, nhưng bản tánh của nó vẫn trong sạch _ bản tánh của nó không bị nhiễm dơ. Tương tự, bất kể những phiền não nào được phát sanh như sự phô diễn của tâm kim cương này và bất kể chúng mạnh thế nào, bản thân tánh giác, căn cứ của sự xuất hiện của những rung động ấy, vẫn không bị ảnh hưởng bởi nhiễm ô, vốn thanh tịnh và toàn thiện từ vô thủy.

? Nhắm Chú ý của bạn vào không gian

Một trong những kỹ thuật của Đại Toàn Thiện là tập trung thức của bạn vào đôi mắt và đôi mắt của bạn nhằm vào không gian. Điền này thật ích lợi bởi vì thức con mắt thì mạnh mẽ và do đó giúp bạn cả khi bạn thiền định. Đây không phải là chuyện nhìn ra thế giới bên ngoài, mà nhìn vào không gian trung gian; thậm chí trong những Trường phái Tân dịch có nói rằng có những tương tự giữa không gian trống không bên trong và không gian trống không bên ngoài, và giữa giác ngộ bên trong và giác ngộ bên ngoài. Không gian bên ngoài không phải là cái gì cực kỳ quái dị, mà nó tượng trưng cho không gian bên trong.
Trước hết, hãy thẳng thân lên và giữ tâm không xao lãng vì cái gì khác. Nhắm thức của bạn vào đôi mắt và mắt vào không gian. Chớ cho phép yếu tố hiểu biết theo khái niệm làm nhiễm ô tâm; hãy đặt bạn một cách sống động vào thực tại thanh tịnh tinh túy của quang minh, của tánh giác.

? Nhận ra tánh giác nội tại

Bởi vì một cái thấy như vậy nghĩa là nhận ra tánh giác trong kinh nghiệm của bạn, bạn cần nhất tâm ở yên trong nó. Ngoại trừ nhận ra một bản tánh hiện hữu hoàn toàn trong bạn, không có gì để phác họa cái mới ở ngoài bạn. Bởi vì bạn phải nhận ra, biểu lộ trong kinh nghiệm, và rồi ở với thực tại tánh giác này vốn hiện hữu trọn vẹn trong chính bạn, tác giả của bài kệ, Patrul Rinpoche, nói, “Hãy nhận biết tánh giác của Pháp thân. Thực thể của nó được nhận ra trong chính bạn_ điều thiết yếu thứ nhất”. Bản tánh này đã hiện hữu trong chính bạn từ vô thủy, không phải mới được thiết lập; bạn đang nhận ra cái ở trong chính bạn bây giờ.
Giới thiệu, đưa vào cái thấy không phải hoàn toàn dễ dàng. Một lama có kinh nghiệm và một học trò đầy đức tin, nhiệt tình, sắc bén đều cần thiết. Những giáo lý Đại Toàn Thiện nói rằng bạn không thể trở nên giác ngộ qua một tâm tạo tác; đúng ra tánh giác được nhận ra, thế là mọi hiện tượng được hiểu là trò phô diễn của tâm này. Bạn cần một sự chắc chắn liên tục nhất tâm vào điều này.
Với một thực hành như vậy, không cần thiết phải lập lại những thần chú, đọc những bản văn và vân vân, bởi vì bạn có cái gì vĩ đại hơn. Những thực hành khác này là tạo tác_ chúng đòi hỏi nổ lực_ trong khi bạn nhận ra tánh giác nội tại và duy trì thực hành trong tánh giác, nó là một thực hành tự phát không có nỗ lực. Những thực hành tự phát không cố gắng được làm bởi tánh giác.
Để làm điều này, chỉ đọc sách thì không đủ: bạn cần thực hành chuẩn bị đầy đủ của Trường phái Cựu dịch, và thêm nữa, bạn cần những giáo lý đặc biệt của một vị thầy thẩm quyền của Phái Cựu dịch, cũng như những ban phước của vị ấy. Cũng như học trò phải tích tập công đức lớn lao. Chính tổ sư Jigme Limpa đã nhập thất ba năm và ba pha con trăng với nỗ lực ghê gớm và sau đó lãnh vực của tánh giác biểu lộ; nó không dễ dàng đến. Tương tự Dodrubchen làm việc rất mạnh mẽ; suốt những tác phẩm ngài nhấn mạnh người nào dấn thân vào thực hành tự phát không cần nỗ lực phải làm việc mạnh mẽ trong mọi thực hành chuẩn bị, được đưa vào tánh giác bởi một lama có kinh nghiệm, và thiền định nhất tâm về nó trong một từ bỏ hoàn toàn trong đời sống này. Ngài nói rằng qua những điều này mà lãnh vực tánh giác có thể được nhận ra, chứ không thể nào khác.

Bình luận


Bài viết mới

  1. KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC CHỈ LÀ CẢM NHẬN CHỦ QUAN
  2. VƯỢT QUA SỢ HÃI
  3. TÍNH NÔN NÓNG