TẬP TRUNG

MARK JOYNER

Trích:“Khoa học về sự đơn giản để đạt được điều bạn muốn”; Người dịch: Kim Nhường – Lê San; Nhà xuất bản Trẻ, 2016

Ngay cả khi ta có niềm tin lành mạnh về thế giới và về chính mình, chúng cũng không đủ để phá vỡ hoàn toàn những Bức tường Vô hình.

Tất cả mọi thứ trên thế giới có thể dành cho bạn, nhưng nếu sự tập trung của bạn chệch hướng thì hỏng bét.

Đây là một hiện tượng đáng ngạc nhiên. Ai đó có thể giàu một cách khó tin, nhưng nếu họ chọn tập trung vào “sự đau khổ của thế giới” hoặc “bất công của thế giới” hoặc “sự phù phiếm của cuộc sống”, họ cũng có thể làm cho chính mình bất hạnh một cách khó tin.

Hamlet xuất hiện trong tâm trí tôi:

Đây là một hoàng tử sinh ra trong may mắn, nhưng “Có điều gì đó thối rữa trong nhà nước Đan Mạch.”

Ở nhà hát, nhìn chung có hai loại chính kịch được thừa nhận. Đó là: bi kịch và melodrama.

Shakespeare phân loại các vở kịch của ông thành bi kịch, lịch sử hoặc hài kịch nhưng các nhà phê bình hiện đại sẽ chia những vở bi kịch của ông thành hai loại sau.

Melodrama là một tình huống không thể tránh khỏi mặc dù nạn nhân của các sự kiện đã nỗ lực hết mức.

Bi kịch là một vở kịch miêu tả những sự kiện không may là kết quả của sự thiếu sót trong tính cách của ai đó.

Giờ, rất thú vị để lưu ý rằng (mặc dù nó thường được để cập sai là “Bi kịch của Romeo và Juliet) hầu hết các học giả về kịch hiện đại ngày nay đều nhìn nhận rằng Romeo và Juliet, là một vở melodrama chứ không phải bi kịch.

Tuy nhiên, Hamlet đúng là một vở bi kịch.

Đối với con mắt không trong nghề, người ta sẽ nói “nhưng cha anh ta bị ám sát và đó là hành động phản bội! Do đó, nó là một vở melodrama!”

Thật vậy, nhưng hầu hết mọi người dường như lập luận rằng không phải những sự kiện đó dẫn đến sự suy sụp của anh ta. Cách anh ta chọn để phản ứng với chúng bộc lộ sai lầm tích cách, cuối cùng làm cho vở kịch là một bi kịch.

Trong suốt vở kịch (mà nếu bạn chưa đọc qua 10 lần, bạn đã cướp mất của chính mình một trong những niềm vui tuyệt vời về nghệ thuật), Hamlet bị ám ảnh bởi cái chết và thậm chí định tự tử (chứ không phải là có hành động để chỉnh sửa và thay đổi thế giới của mình).

Điều này, dĩ nhiên, dấy lên cuộc tranh luận. Động cơ “thực sự” của Hamlet là vấn đề về quan điểm và tính cách của anh ta có lẽ là thứ phức tạp nhất mà bạn có thể tìm thấy.

(Một bài tập thú vị là đọc Hamlet vài lần và tìm xem có bao nhiêu Bức tường Vô hình đang tác động tới anh ta).

Một giải thích phổ biến nữa cho động cơ của Hamlet là sự do dự.

Có thể lập luận về sự bất tài của anh ta trong việc chọn một hướng giải quyết duy nhất dẫn anh ta đến suy sụp.

Và có lẽ đó là một trong những lý do tại sao chúng ta lại bị sự tập trung có hạn chế bao vây.

Nếu chúng ta sử dụng bộ não như một máy tính, có thể thấy rằng truy cập đồng thời không giới hạn vào tất cả bộ nhớ của chúng ta có thể gây quá tải cho CPU.

Nhà báo người Nga Solomon V. Shereshevskii, thường được gọi là “S” trong mảng văn học tâm lý, được cho là có một bộ nhớ gần như hoàn hảo (hoặc là “nhớ chính xác những hình ảnh thị giác”. Người ta bảo rằng ông ta có thể nhớ đến chi tiết từng phút những sự kiện đã xảy ra nhiều năm trước đó.

Trong thời trai trẻ, ông kể lại rằng hiện tượng này tạo ra “sự xao lãng”. Một chuyện bình thường cũng có thể mang lại một dòng lũ những sự kiện, chi tiết dường như không liên quan và chúng nhấn chìm ông.

Điều này trở nên tồi tệ trong suốt cuộc đời và ông kết thúc cuộc đời mình trong một nhà thương điên. Những cuộc thảo luận xảy ra ít phút trước không khác với những cuộc thảo luận đã xảy ra nhiều năm trước trong tâm trí ông.

Vì thế, có lẽ những hạn chế về phần cứng này là một may mắn.

Chúng ta biết gì về những cơ chế này?

Không nhiều, nhưng chúng ta có một vài manh mối.

Như ta đã học được từ con số 7 ma thuật, dường như có sự giới hạn đối với số lượng những thứ chúng ta có thể giữ trong sự chú ý có ý thức tại một thời điểm nhất định.

Chúng ta cũng biết rằng những gì chúng ta chọn để tập trung có ý thức dường như cũng có một tác động lên những gì chúng ta thấy.

Nếu bạn đã từng mua một chiếc xe, bạn có thể thấy rằng tự dưng bạn dành sự quan tâm đến những chiếc xe cùng loại, giống như xe mình nhiều hơn trước đây.

Những người tin vào các nguyên tắc trừu tượng của luật hấp dẫn làm cho bạn tin rằng bạn đang “thu hút” chiếc xe vào cuộc sống của bạn bởi vì bạn tập trung chú ý vào nó.

(Đó là một học thuyết thú vị. Tôi không có vấn đề gì với niềm tin trong “luật hấp dẫn” này, miễn là nó không được thông qua như một giáo điều hoặc quy tắc khoa học. Một trong những người bạn thân của tôi, Tiến sĩ Joe Vitale, là người ủng hộ nhiệt tình “luật hấp dẫn” nhưng bất cứ ai biết ông đều sẽ xác nhận rằng ông không quyết đoán với niềm tin này – hoặc bất cứ điều gì khác của vấn đề đó.

Ông thực sự là một trong những người linh hoạt và cởi mở nhất mà tôi biết).

Cách giải thích khác có thể hỗ trợ đáng tin cậy trong việc giám sát tính khoa học là “hệ thống kích hoạt mạng lưới” của bạn. Nó sẽ hoạt động như một một bộ lọc đối với thông tin đi vào bộ não của bạn.

Bằng cách nào đó chúng ta “chọn lọc” thông tin đi vào bộ não và đây là một hiện tượng có thể kiểm soát.

Bằng cách nào? Thông qua tập trung có ý thức.

Dù sao đi nữa, đó là một hiện tượng dễ dàng quan sát được.

Ta có thể vận dụng hiện tượng này để có những tác động tiêu cực và tích cực khác nhau.

Jakow Trachtenberg là một nhà toán học mà bạn có thể gọi là “không may mắn”. Ông trốn khỏi Nga sau cách mạng năm 1917.

Ông tới Đức. Ở đó, ông phê bình thẳng thắn Hitler và theo chủ nghĩa hòa bình. Cuối cùng ông bị cho vào danh sách đen, vì thế ông đã trốn đến Vien (Áo). Sau khi Đức thôn tính Áo năm 1938, Trachtenberg bị bắt và đưa vào một trại tập trung.

Để tâm trí thoát ra khỏi cảnh tù tội, ông tập trung sự chú ý của mình vào bên trong và chơi trò toán học trong đầu. Điều này làm cho tâm trí ông xao lãng với mọi thứ xung quanh hiệu quả đến nỗi bảy năm sau, lúc rời trại ông không hề chấn thương tâm lý.

Suốt thời gian ở trại tập trung ông còn phát triển – tất cả trong đầu – một hệ thống “giải toán nhanh” hoàn chỉnh được biết đến rộng rãi ngày nay như là hệ thống Trachtenberg.

Đó là một công cụ tuyệt vời. Nó cho phép người bình thường tính toán phép nhân phức tạp trong đầu họ mà không cần giấy bút gì.

Nó cũng là một chứng cứ vĩ đại cho sức mạnh của sự tập trung.

Hoàn toàn có thể nói rằng những người khác dưới những tình huống vô vọng tương tự đã có những kinh nghiệm khác – và thậm chí nhớ đến những điều rất khác nhau.

Nhưng thỉnh thoảng sự chú ý của chúng ta bị chệch hướng một cách vô thức. Để hiểu được hiện tượng này, rất cần để tìm hiểu qua một chút về…

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. BỘ NHỚ QUÁ TẢI

Bài viết mới

  1. SỰ HÀI HÒA ĐÍCH THỰC LÀ GÌ ?
  2. HÃY CỨ SỐNG THỰC VỚI CHÍNH MÌNH
  3. SÁNG TỎ VÀ THUẦN KHIẾT