THÁI ĐỘ QUYẾT ĐỊNH RẤT NHIỀU VIỆC

NHIỀU TÁC GIẢ

Trích: 20 Tuổi Trở Thành Người Biết Nói Giỏi Làm; Alpha Books biên soạn; NXB. Lao Động-Xã Hội

Chính thái độ của chúng ta khi bắt đầu một việc khó khăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả thành công nhiều hơn bất cứ điều gì khác.

-William James

Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, thái độ sẽ quyết định đến rất nhiều việc. Trong giây phút lần đầu gặp mặt, đối phương sẽ quyết định có tiếp tục quan hệ với bạn hay không thông qua thái độ của bạn. Ví dụ như, khi trò chuyện cùng người khác mà mặt bạn lạnh như tiền hoặc tươi như hoa, cảm xúc của họ cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

Nói tóm lại, chúng ta có khuynh hướng thích giao tiếp với những người mà ta có cảm tình, hoặc chí ít là những người không mang tính công kích. Vì vậy khi giao tiếp ngoài xã hội, duy trì thái độ ôn hòa là điều rất quan trọng. Cụ thể chúng ta cần tuần thủ những quy tắc sau đây:

Đầu tiên, lịch sự là nền tảng của giao tiếp.

Có một người bạn từng kể cho tôi nghe một câu chuyện, cơ quan anh ấy muốn tuyển sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, trong hơn 100 thí sinh đến ứng tuyến, chỉ duy nhất có một bạn khi đứng lên nói lời cảm ơn và cúi chào ban giám khảo, khi bước ra ngoài, cậu ấy còn biết ý đóng cửa lại. Bạn sinh viên này đã để lại ấn tượng rất tốt đẹp, và cuối cùng họ cũng chọn cậu ấy.

Rất nhiều bạn trẻ ngày nay không biết giữ các phép tác lịch sự tối thiểu, thường xuyên nóng vội bộp chộp, khiến người khác nghĩ rằng họ không được dạy bảo tử tế. Thực ra, thái độ lịch sự có thể toát ra ngay từ những hành vi rất nhỏ của mỗi người. Thông thường, những câu nói lịch sự có những dạng sau đây, các bạn trẻ cần lưu ý một chút:

Lời hỏi thăm: thể hiện sự quan tâm với người khác qua những câu hỏi thăm, ví dụ như “Xin chào, rất vui được gặp bạn!”. Nếu là người quen, câu hỏi thăm sẽ thể hiện sự giao hảo của hai người, nếu là người lần đầu gặp mặt, hỏi thăm cũng là một cách để bắt đầu một mối quan hệ tích cực.

Lời cảm ơn: Thể hiện sự cảm kích khi nhận được sự giúp đỡ, quà tặng hoặc sự khoản đãi từ đối phương, ví dụ: “Làm phiền cậu rồi, mình cảm ơn nhé!”. Nếu nói được rõ lý do thì càng thể hiện sự chân thành của bạn, hiệu quả sẽ càng cao, ví dụ: “May mà cậu cầm túi về hộ mình, không thì mình cũng chẳng biết làm sao”.

Lời xin lỗi: Khi phải làm phiền đối phương, chúng ta cần kịp thời xin lỗi, ví dụ: “Xin lỗi anh, em quên mất việc anh nhờ rồi, “Xin lỗi cậu, đời mình lâu chưa?”. Khi nói lời xin lỗi, hãy nhìn dối phương bằng ánh mắt chân thành, điều đó sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Lời tham khảo: Chủ động trưng cầu ý kiến, thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương, ví dụ: “Em mở cửa sổ ra một chút được không anh?”, “Như vậy có làm phiền cậu không?”, “Tôi có thể lấy cái này chứ?”.

Lịch sự là nền tảng của giao tiếp. Trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày, hành động và thái độ lịch sự là điều kiện tất yếu để tăng cường sự hữu hảo, giao tiếp hiệu quả và tôn trọng lẫn nhau.

Thứ hai, sự nhiệt tình giúp vị trí của bạn được nâng cao trong mắt người khác.

Nhiệt tình không đơn thuần là sự giúp đỡ, mà nó còn khiến đối phương cảm nhận được thái độ trọng thị và sự ấm áp mà bạn dành cho họ, vì vậy ai cũng muốn có những người bạn nhiệt tình. Những người nhiệt tình luôn nở nụ cười trên mỗi, coi việc giúp người là niềm vui của mình, hãy thử nghĩ xem, một người luôn đối xử với bạn lạnh nhạt, bạn có muốn tiếp cận với họ không? Tất nhiên là không, và ai cũng sẽ như vậy.

Chắc bạn vẫn nhớ câu chuyện về cô gái được Dũng nhiệt tình giúp đỡ ở phần trước. Trong cuộc sống, không phải cứ nhiệt tình theo cách minh nghĩ đã tốt. Chúng ta không nên làm quá đà, nhiệt tình không nên “nhiệt” quá mức. Người khác không thể chỉ biết nhận mọi sự giúp đỡ từ bạn, nếu không tâm lý họ sẽ cảm thấy mất cân bằng, khiến họ cảm thấy không thể hoặc không có cơ hội để báo đáp, và cảm giác ngại ngùng sẽ khiến đối phương dẫn xa lãnh bạn.

Thứ ba, cố gắng học cách khống chế cảm xúc của bản thân.

Trong cuộc sống có rất nhiều mâu thuẫn (với bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo hay khách hàng…) mà đôi khi chúng ta không thể tránh được. Có rất nhiều bạn trẻ tỉnh tình bốc đồng, nóng nảy, hễ gặp phải chuyện gì ức chế là sẵn sàng tranh cãi gay gắt, thậm chí đụng tay đụng chân, gây ra những hậu quả khôn lường, có hối hận thì đã muộn. Có một câu chuyện nhỏ như sau:

Một vị thẩm phán sau khi phán quyết tử hình một phạm nhân, ông đi xuống trước mặt phạm nhân và hỏi: “Anh còn có điều gì muốn nói với gia đình không?”.

“Ông đâm đầu vào ô tô mà chết đi! Đồ ngụy quân tử, khốn nạn, thật không công bằng!”. Phạm nhân bất ngờ lớn tiếng chửi. Thẩm phán nổi con thịnh nộ, chửi lại phạm nhân một tràng hơn mười phút đồng hồ. Đợi thẩm phán chửi xong phạm nhân nở một nụ cười cay đắng, anh ta nói:

“Ngài thẩm phán, ngài là một người có địa vị được mọi người ngưỡng mộ, từng đọc rất nhiều sách vở, có thể nói là một trí thức văn minh. Còn tôi, tôi chỉ là một kẻ mù chữ, chưa từng tốt nghiệp tiểu học, làm một công việc hèn mọn… Vì tên kia giờ trò yêu râu xanh với vợ tôi, tôi mới nhất thời manh động đâm chết hắn nên mới đến bước đường cùng này. Mặc dù địa vị không giống nhau, nhưng hóa ra chúng ta lại có một điểm chung, tôi và ngài đều chỉ là nô lệ của cảm xúc…”.

Để khống chế được cảm xúc của bản thân, các bạn trẻ cần phải giữ trong lòng một chữ “Nhẫn”, lùi một bước để tiến ba bước, dù có gặp chuyện ức chế đến mấy cũng cần suy nghĩ thật kỹ rồi mới hành động, tuyệt đối không nên phát ngôn bừa bãi hay nổi nóng làm càn. Khi cơn giận lên tới đỉnh điểm, hãy cố gắng ghìm lại, không đưa ra bất kỳ phản ứng nào, đợi qua một thời gian mới bắt đầu suy xét và xử lý sự việc. Lúc này có thể bạn sẽ nhận ra rằng đó chỉ là một sự hiểu lầm, thực ra mọi chuyện không tới mức tối tệ như vậy. Một khi đã giữ được bình tĩnh, bạn sẽ dễ dàng tìm ra được biện pháp để giải quyết ổn thỏa mọi khúc mắc.

Cuối cùng, chúng ta cần học cách biết điều.

Để trở thành một người biết điều, chúng ta cần không ngừng tích lũy và học hỏi những quy ước giao tiếp bên ngoài xã hội. Thái độ hiểu chuyện, biết điều giúp chúng ta xoa dịu những mối quan hệ căng thẳng, và chúng ta cũng dễ dàng gây thiện cảm với người khác khi lần đầu gặp gỡ. Biết điều là một loại thuốc kích thích trong cuộc sống hàng ngày. Nó không tự nhiên có mà phải trải qua quá trình quan sát, học hỏi.

Muốn có những bước tiến vững chắc ngoài xã hội, chúng ta không chỉ cần làm việc tốt, mà còn phải biết cách làm người khéo léo linh hoạt trong việc đối nhân xử thế.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. THAY THÁI ĐỘ, ĐỔI CUỘC ĐỜI
  2. THÁI ĐỘ SỐNG TÍCH CỰC
  3. THÁI ĐỘ SỐNG CHÍNH LÀ CỬA SỔ NHÌN RA THẾ GIỚI CỦA BẠN

Bài viết khác của tác giả

  1. THỜ KÍNH VÀ BÁO ƠN CHA MẸ
  2. MỖI NGÀY LÀ MỘT MÓN QUÀ
  3. TÂM HỒN VÀ TÌNH YÊU CỦA THIÊN NGA

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP