THAY ĐỔI XẢY RA NHƯ THẾ NÀO

CHRISTINE MUSELLO

Jonice Webb PhD

Trích “Lấp đầy trống rỗng”
Tác giả: Jonice Webb PhD & Christine Musello
Người dịch: Việt Tú
NXB Dân Trí, 2021
Ảnh: nguồn internet
???
Trước khi chúng ta bắt đầu quá trình cố gắng sửa chữa những gì còn thiếu, một điều quan trọng là phải dành một chút thời gian để xem xét quá trình thay đổi: thay đổi xảy ra như thế nào và điều gì sẽ không xảy ra, điều gì cản trở và điều gì cần làm nếu như thay đổi không diễn ra như bạn muốn (vì điều bạn muốn hiếm khi xảy ra).
Bạn sẽ thấy rằng trong các chương tiếp theo, tôi sẽ thêm vào các Bảng Thay đổi. Chúng được sinh ra để bạn sử dụng trong nỗ lực lấp đầy những khoảng trống và giải quyết những thói quen có thể đã hình thành từ sự thiếu quan tâm tới đời sống cảm xúc của bạn. Các Bảng Thay đổi này không ngụ ý rằng sự thay đổi thì đơn giản như một trang tính. Mối lo ngại của tôi là khi bạn xem qua chương này, bạn có thể cảm thấy chúng là cách tiếp cận quá dễ dàng đối với những cuộc đấu tranh sâu sắc, phức tạp, mang tính cá nhân mà bạn đang phải đối mặt.
Thực hiện theo một cách tiếp cận rập khuôn, một mô hình phù hợp với tất cả mọi người không phải là ý định của tôi. Một cách tiếp cận như vậy sẽ không thể làm gì khác hơn là thúc đẩy Sự thiếu hụt cảm xúc của bạn, đó là điều cuối cùng tôi muốn làm. Vì vậy, khi bạn đọc qua các chương còn lại về Cách làm đầy chiếc bình nhiên liệu, hãy biết rằng tôi dự định cho bạn thực hiện một cách tiếp cận phong phú nhất có thể. Hãy chọn các Bảng thực hành, các kỹ thuật và đề xuất phù hợp với bạn và điều chỉnh Bảng thực hành theo những cách hữu ích cho bạn.
Trong khi chờ đợi, hãy nói về những yếu tố lớn nhất có thể cản trở sự thay đổi thành công. Hiểu chúng và ghi nhớ chúng khi bạn bắt đầu thực hiện thay đổi sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận ra chúng khi chúng xuất hiện. Nó cũng sẽ giúp bạn vượt qua nếu chúng bắt đầu kìm hãm bạn.
Các yếu tố cản trở sự thay đổi thành công
1. Các kỳ vọng sai lầm
Rằng sự thay đổi là tuyến tính (đều và liên tục): Thông thường mọi người sẽ kỳ vọng rằng, một khi bạn bắt tay vào thực hiện thay đổi, thành công sẽ dần dần xuất hiện, ngày càng tốt hơn theo thời gian. Hình dung một chiếc cầu thang mà bạn đang leo, bước từng bước một, với sự tiến dần lên trên. Hầu hết các thay đổi thực sự không hoạt động theo cách đó. Thay vào đó, nó trở nên phù hợp và bắt đầu lại từ sự phù hợp đó. Tiến hai bước, lùi một bước. Chìa khóa thực sự chỉ là tiếp tục thực hiện qua các bước lùi, một cách nhất quán và bền bỉ, cho đến khi bạn tiến thêm một bước nữa.
Rằng bước lùi là thất bại: Sự nguy hiểm của cảm giác thất bại khi bạn có một bước thụt lùi là cảm giác thất bài đó có thể dễ dàng biến thành sự tự giận dữ. Và sự tức giận đối với bản thân là kẻ thù của sự tiến bộ. Nó có thể dễ dàng kéo bạn ra khỏi con đường mà bạn đang đi hoặc tụt lùi lại phía sau.
Rằng nếu bạn bị lệch khỏi con đường của mình, bạn cũng có thể dễ dàng từ bỏ: Sự lạc lối luôn nằm sẵn trong quá trình thực hiện thay đổi. Nếu bạn đang cố gắng ăn uống tốt hơn, tập thể dục hoặc thay đổi bất kỳ hành vi hoặc thói quen lâu ngày nào, thì rất có thể bạn gặp liên tiếp các khó khăn. Điều đó hoàn toàn ổn nếu nó xảy ra và nó không ảnh hưởng đến thành công cuối cùng của bạn, miễn là bạn không bỏ cuộc.
2. Né tránh
Sự thay đổi diễn ra ở rất nhiều cấp độ khác nhau. Đầu tiên, bạn phải cho phép mình làm điều khác thường; thứ hai, bạn phải có khả năng thực hiện những điều khó khăn (khó, nhưng bạn làm được); thứ ba, bạn phải kiên trì, như đã mô tả ở trên; và thứ tư, tạo ra một sự thay đổi đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.
Một phản ứng tự nhiên đối với tất cả bốn thách thức trên là tránh né. Chẳng phải là rất khó khăn khi đảm nhận tất cả những điều đó ư? Sẽ thoải mái hơn nếu bạn chỉ cần đặt nó ra khỏi tâm trí của bạn và không lo lắng về việc tham gia vào những trận chiến đó? Tất nhiên là như vậy rồi! Tuy nhiên, giống như sự tức giận đối với bản thân, né tránh là kẻ thù của tiến bộ. Sự né tránh có thể hấp dẫn bạn tựa như một ốc đảo trên sa mạc, nhưng nó sẽ khiến bạn ngày càng khô héo.
Cách duy nhất để đối phó với một lực kéo tự nhiên đến sự tránh né là đối mặt trực tiếp với nó. Hãy để ý những khoảnh khắc khi hành động tránh né của bạn xuất hiện, sau đó quay lại và thách thức nó. Nhắc nhở bản thân rằng nó sẽ đưa bạn trở lại con đường một chiều không hy vọng. Hãy nhắc nhở bản thân rằng tất cả những thứ đáng có đều cần bạn phải nỗ lực để có được. Sau đó, đưa Bảng Thay đổi của bạn ra và bắt đầu thực hiện.
3. Cảm giác khó chịu
Thay đổi có thể là một điều rất đáng sợ. Khi bạn bắt đầu cảm thấy khác với con người cũ của mình hoặc khi mọi người bắt đầu phản ứng với bạn một cách khác lạ vì những thay đổi bạn đã thực hiện, bạn có thể cảm thấy như đang sống trong một thế giới xa lạ. Thật khó để giải thích và ứng xử với những thay đổi bất ngờ như thế này. Đột nhiên, mọi thứ không còn an toàn như trước nữa.
Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết mọi người không nhận thức được sự khó chịu của họ. Nhưng họ cảm nhận được điều đó, sau đó họ tự nhiên muốn rút lui khỏi những thay đổi của mình và quay trở lại nơi ở ẩn trước đây. Đây là một cảm giác hoàn toàn tự nhiên và là một phản ứng hết sức bình thường. Nhưng nó cũng nguy hiểm như bất kỳ yếu tố nào mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Nó đưa bạn trở lại vị trí xuất phát. Ví dụ: nhiều người, sau khi giảm được vài cân đầu tiên, đột nhiên cảm thấy khác hẳn. Ngay cả khi nó khiến bạn cảm thấy tốt hơn, nó cũng rất lạ lẫm và không thoải mái. Vì vậy, họ mất tập trung và các nỗ lực dần biến mất. Hãy lưu ý vì điều đó rất có thể xảy ra với bạn. Hãy để ý đến nó. Nhận ra rằng đó là điều bình thường nhưng có tính phá hoại. Đừng để nó hạ gục bạn. Hãy cứ tiếp tục.
???

Bình luận


Bài viết khác của tác giả CHRISTINE MUSELLO

  1. CHA MẸ QUÁ CHÚ TRỌNG THÀNH TỰU
  2. BÍ MẬT CỦA CẢM GIÁC MUỐN TỰ TỬ

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP