THỰC HÀNH TU DƯỠNG TÂM TỪ BI

KHANGSER RINPOCHE

Trích: "Làm Chủ Cuộc Đời"; Dịch: Trần Gia Phong; NXB Hồng Đức 2016

Khi tôi nói đến thực hành tâm từ bi, có rất nhiều người hiểu lầm. Khi nói thực hành tâm từ bi, tôi không nói rằng bạn phải trao tặng một món đồ nào đó cho người khác. Có một câu chuyện kể về một người nói rằng anh ta bắt đầu thực hành tâm từ bi. Người bạn của anh ta hỏi, “Việc anh thực hành tâm từ bi thật tuyệt! Khi anh đang thực hành tâm từ bi, nếu anh có hai con ngựa thì anh có tặng một con ngựa cho một người không có ngựa không?” Anh trả lời, “Tất nhiên rồi! Tôi đang thực hành tâm từ bi mà!” Người bạn hỏi tiếp, “Nếu anh có hai con bò thì anh có tặng một con bò cho một người không có bò không?” Anh ta cũng trả lời có vì anh đang thực hành tâm từ bi. Rồi người bạn hỏi, “Nếu anh có hai con lừa thì, anh sẽ tặng một con lừa cho một người không có lừa chứ?” Bấy giờ anh ta trả lời, “Không, tôi sẽ không tặng.” Người bạn của anh ta rất ngạc nhiên và hỏi, “Các tình huống đều giống nhau: nếu anh có hai con bò thì anh sẵn sàng tặng một con cho người không có bò; nếu anh có hai con ngựa thì anh sẵn sàng tặng một con cho người không có ngựa. Vậy tại sao nếu có hai con lừa thì anh lại không giống nhau! Tôi nói rằng tôi sẽ tặng một con bò nếu tôi có hai con bò, tôi sẽ tặng một con ngựa nếu tôi có hai con ngựa, nhưng tôi sẽ không tặng con lừa nào cả, vì trên thực tế bây giờ tôi không có hai con bò, tôi sẽ tặng một con ngựa nếu tôi có hai con ngựa, nhưng tôi sẽ không tặng con lừa nào cả, vì trên thực tế bây giờ tôi không có hai con bò, không có hai con ngựa nhưng tôi lại đang có hai con lừa.” Câu trả lời này rất xác đáng. Khi chúng ta bắt đầu thực hành tâm từ bi, ta không cần phải có hành động cụ thể. Trước hết, bạn nên bắt đầu tu dưỡng từ bi trong tâm mình, còn hành động cụ thể có thể tiến hành sau.

Tôi sẽ hướng dẫn vài bước thực hành phát khởi tâm từ bi. Bạn có thể thực hành 10 phút đến 15 phút mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy mình không có đủ thời gian để thực hành thì hãy giảm thời gian xem TV và lướt Internet 10 phút. Đôi lúc tôi thấy mình có rất nhiều thời giờ, nhưng cũng có lúc tôi thấy mình không có thời gian. Bạn có đủ thời gian hay không, điều này tùy thuộc vào cách bạn quản lý thời gian. Nếu quản lý thời gian thật đúng đắn thì bạn sẽ có rất nhiều thời gian. Nếu không quản lý đúng thì bạn sẽ không có chút thời gian nào cả. Bạn có thể thực hành 5 phút buổi sáng, 5 phút ở nơi làm việc… và theo dõi những hiệu ứng từ việc thực hành, chẳng hạn như bạn cảm thấy thoái mái hơn, tâm trí điềm tĩnh hơn… Nếu cảm nhận được kết quả tích cực như vậy thì bạn hãy tiếp tục thực hành, nếu không thấy khác biệt gì đáng kể thì không cần thực hành nữa. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng cố gắng thử thực hành thì vẫn tốt hơn là không làm gì.

KHI NÓI THỰC HÀNH TÂM TỪ BI, TÔI KHÔNG NÓI RẰNG BẠN PHẢI TRAO TẶNG MỘT MÓN ĐỒ NÀO ĐÓ CHO NGƯỜI KHÁC. TRƯỚC HẾT, BẠN NÊN BẮT ĐẦU TU DƯỠNG TỪ BI TRONG TÂM MÌNH, CÒN HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ CÓ THỂ TIẾN HÀNH SAU.

Trước hết, bạn nhắm mắt lại và nghĩ đến người thân, hoặc gia đình của bạn, và phát khởi mong ước họ được hạnh phúc và mọi khổ đau nơi nọ đều tan biến. Tiếp theo, khi đang nhắm mắt, bạn nghĩ rằng mình đang nhận về tất cả khổ đau của họ dưới dạng ánh sáng đen đi vào cơ thể của bạn. Trong lúc bạn đang hít thở, hãy quán tưởng hình ảnh người thân, cha mẹ, vợ chồng, con cái của bạn. Khi bạn thở vào, bạn nghĩ rằng bạn đang nhận về mọi khổ đau của người thân yêu dưới dạng ánh sáng đen theo hơi thở đi vào cơ thể của bạn. Khi bạn thở ra, bạn nghĩ rằng bạn đang trao tặng mọi hạnh phúc của mình cho người thân. Khi nghĩ rằng mình đang nhận về khổ đau của người thân, bạn không nên lo sợ vì chắc chắn bạn sẽ không khổ đau như vậy. Ví dụ, nếu bạn nghĩ đến một ông vua và quán tưởng nhận về tất cả hạnh phúc của ông vua đó thì bạn có được hạnh phúc đó không? Không. Tương tự, khi quán tưởng nhận về khổ đau của người khác, bạn sẽ không phải chịu đau khổ như vậy.

Chúng ta nên tâm niệm cầu nguyện cho tất cả chúng sinh của mẹ trong sau nẻo được hạnh phúc và được giải thoát khỏi mọi khổ đau. Khi tiếp xúc với người khác, khi gặp bạn bè, hoặc bất cứ khi nào bắt gặp một người đau khổ hay một con thú đau khổ, bạn hãy cầu nguyện cho chúng sinh đó thoát khỏi mọi cảnh khổ và có được hạnh phúc cùng an lạc. Khi đến nơi làm việc, bạn cũng cố gắng phát khởi tâm nguyện như thế đối với những người khác. Mục đích sau cùng của việc tu dưỡng tâm từ bi không phải là để hiểu cảm nhận của người khác, mà là để cảm nhận được những gì người khác cảm nhận.

Hãy cố gắng thực hành, bạn không mất gì cả. Hãy thực hành 10 đến 15 phút mỗi ngày trong một tháng và xem có hiệu quả gì không. Nếu bạn thành công thì rất tốt, nếu bạn không thành công thì cũng rất tốt. Nếu bạn thực hành thành công thì điều này chứng tỏ cách thực hành này có hiệu quả đối với bạn. Nếu bạn thực hành không thành công thì ít nhất bạn biết rằng cách thực hành này vô dụng và không hiệu quả đối với bạn. Khi Thomas Edition phát minh bóng đèn điện, ông ấy đã nói, “Tôi chưa từng thất bại. Tôi chỉ vừa khám phá ra 10 ngàn cách sẽ không mang lại kết quả gì.” Thomas Edition đã thử nghiệm rất nhiều lần và ông ấy không cảm thấy mình thất bại trong những lần trước đó. Tương tự, nếu bạn thực hành và nhận ra cách thực hành và nhận ra cách thực hành này không có kết quả, bạn không thất bại mà bạn biết rằng phương pháp này không có tác dụng. Nếu bạn thực hành thành công thì rất tốt. Tôi nghĩ tỷ lệ thành công cao hơn nhiều.

MỤC ĐÍCH SAU CÙNG CỦA VIỆC TU DƯỠNG TÂM TỪ BI KHÔNG PHẢI LÀ ĐỂ HIỂU CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI KHÁC, MÀ LÀ ĐỂ CẢM NHẬN ĐƯỢC NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC CẢM NHẬN.

Hỏi: Nếu có một người trong tâm chứa đầy phiền não và anh ta muốn tự sát thì tôi phải thực hành từ bi đối với người đó như thế nào?

Đáp: Thật sự rất đáng buồn cho người muốn tự sát. Có nhiều nguyên nhân khiến người ta muốn tự sát, nhưng nguyên nhân chủ yếu là họ mất hết hy vọng. Cho dù cuộc sống có nhiều khó khăn, nếu còn hy vọng vượt qua khó khăn thì bạn sẽ cố gắng sống tiếp. Nếu đánh mất mọi hy vọng vượt khó thì người ta sẽ nghĩ rằng tự sát là phương án duy nhất để thoát khỏi nghịch cảnh. Khó khăn có thể rất nhỏ bé, nhưng nếu không con hy vọng vượt qua khó khăn nhỏ ấy thì người ta sẽ muốn tự sát. Đôi khi người ta lại tự sát vì giận dữ. Dù do nguyên nhân gì đi nữa, tự sát là một chuyện rất đáng buồn. Điều chúng ta có thể làm là cầu nguyện cho họ để gửi đến họ năng lượng cùng những suy nghĩ tích cực.

Hỏi: Thầy dạy cách quán tưởng người thân và nhận về mình khổ đau của người thân, nhưng trên thực tế chúng ta sẽ không thật sự chịu khổ thay cho họ. Khi thực hành như vậy, người thân của chúng ta có hết khổ không?

Đáp: Vấn đề này tùy thuộc vào hai điểm. Thứ nhất là trạng thái tâm của bạn. Nếu tâm bạn có năng lực mạnh mẽ thì thực hành như vậy sẽ có hiệu quả trong việc giúp người thân bớt khổ. Thứ hai, nếu bạn và người thân có liên kết mật thiết về nghiệp thì thực hành này có thể có hiệu quả. Do đó, việc cầu nguyện của bạn có hiệu quả hay không tùy thuộc vào hai yếu tố: bạn có liên kết nghiệp chặt chẽ với người thân, hoặc năng lực của tâm bạn rất mãnh liệt.

Hỏi: Tôi rất buồn vì con trai tôi rất ngỗ nghịch và không nghe lời. Khi tôi khuyên bảo thì nó phản ứng rất vô lễ. Có khi nó còn lớn tiếng với tôi. Tôi phải làm gì để dạy con?

Đáp: Điều này tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn. Điều quan trọng là phải hiểu được thái độ của đứa trẻ. Đôi khi thái độ của một đứa trẻ hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không thật dễ dàng để khuyên bảo, và bạn cần phải tiến hành từng bước một. Tôi nghĩ sẽ cần thời gian.

Tôi thật sự hiểu rằng các bậc cha mẹ thường luôn lo lắng về con cái của mình. Tôi thật sự hiểu cảm giác của bạn.

Trong cuộc sống của tôi với tư cách là một đạo sư, đôi lúc học trò thật sự nghe lời tôi, nhưng có lúc họ cố dạy lại tôi và yêu cầu tôi làm thế này thế nọ. Vài học trò cố làm công việc của người thầy. Việc của người thầy là nói cho học trò biết họ phải làm gì, đó không phải là việc của học trò, vậy mà vài học trò vẫn hành xử như vậy.

Trước hết bạn phải hiểu con mình. Để hiểu con, bạn phải biết rõ về bạn bè của nó. Thứ hai, bạn nên thay đổi cách tiếp cận. Cách tiếp cận hiện tại của bạn không phù hợp với đứa con nên nó phản ứng lại như vậy. Điều quan trọng hơn nữa là bạn phải lắng nghe. Bạn luôn cố khuyên bảo nhưng lại không lắng nghe. Điều này rất quan trọng. Bạn nên dành nhiều thời gian hơn với con cái và lắng nghe chúng nhiều hơn.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. 08 YẾU TỐ ĐỂ SỐNG ĐỜI HẠNH PHÚC (PHẦN 1)
  2. NHỮNG NGỘ NHẬN TRÊN CON ĐƯỜNG
  3. BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ

Bài viết mới

  1. TÔI NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TÔI – HT. THÍCH THÁNH NGHIÊM
  2. KORA – ĐI TRONG ÂN SỦNG
  3. SỰ HỒN NHIÊN NGUYÊN THỦY