TÍNH KHÔNG

TAI SITUPA XII

Trích: Đánh Thức Vị Phật Đang Ngủ (Awakeing The Sleeping Buddha); Nguyên Toàn dịch

Kenting Tai Situpa & Karmapa 17th

? Tính Không được miêu tả như là nền tảng cho mọi sự tồn tại. Mọi thứ là một biểu hiện của tính phụ thuộc lẫn nhau. Mọi thứ là trống rỗng.

? Tính Không là nền tảng, và vòng luân hồi sinh tử – thể hiện mối tương quan lẫn nhau, là hình tướng áp đặt vào nền tảng. Theo cách này, tính Không trở thành lý do tại sao mọi điều trở thành có thể có khả năng. Đó là nền tảng hay là khoảng không mà bất kỳ điều gì có thể được tạo ra, và vì vậy, nó làm cho sự tồn tại của luân hồi là có thể, và việc đạt được giác ngộ là có thể.

? Tính Không tạo ra khả năng cho một chúng sinh đang đau khổ trong vòng sinh tử có thể trở thành một vị Phật bởi bản tính Phật vốn có.

? Tính Không cung cấp cho ta những câu hỏi và câu trả lời cho mọi câu hỏi, bởi lẽ nó cho phép nhận ra sự chuyển động và thay đổi.

? Trong một bộ kinh, Đức Phật giảng về tính Không và nói rằng không có hiện tượng bên trong hay là bên ngoài – bên ngoài như là các yếu tố, hoặc là bên trong như là các tư tưởng là có sự tồn tại chắc chắn. Không cái gì là có. Không có gì là chắc thật. Khi đó Ngài tiếp tục giảng rằng sự sinh là Không, Ngài liệt kê mọi hiện tượng đều là Không; và sau cùng Ngài nói cái chết cũng là Không. Từ sự nảy mầm của cây từ một hạt giống, cho đến khi cây chết và tan rã khi các nguyên tố – lửa, nước, đất, và khí của cây trở về với các nguyên tố vũ trụ, mọi thứ đều là Không. Trong phần cuối của bài giảng, Ngài nói rằng mọi thứ chỉ là huyễn hoặc, và sự huyễn hoặc của mối phụ thuộc của tất cả các nhân và duyên. Khi tất cả các nhân và các duyên ở trong tình trạng tương hợp hoàn hảo, thì huyễn hoặc xuất hiện như là kết quả.

? Mọi thứ là Không, do đó mọi thứ là sự hiện diện huyễn hoặc của các duyên sinh tương quan, các nhân duyên. Liên quan đến quán xét bình thường về tính Không, Đức Phật dạy không có gì là đang xảy ra, do vậy mọi thứ là đang xảy ra. Ở khía cạnh tương đối, tính Không được lấp đầy với các hoàn cảnh diễn ra đối nghịch với nền tảng của tính Không, mà nảy sinh ra tính Không, nơi tuyệt đối không có gì xảy ra. Mọi sự vật, hiện tượng trong thực thể tương đối xảy ra chỉ như là một biểu hiện phụ thuộc vào nhau trong lĩnh vực tuyệt đối của tính Không.

? Đức Phật cũng giảng về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa sự tồn tại bên ngoài và các quá trình bên trong của mỗi chúng sinh riêng biệt. Đức Phật đã cho một thí dụ mang tính giả thuyết: nếu tâm trí của bạn có thể vào được tâm người khác – ví dụ, người ngay cạnh bạn, và liên hệ với môi trường thông qua người này, bạn có thể nhận thấy rằng cùng môi trường mà bạn đã từng nhận biết, nhận thức của bạn trở nên khác, do theo quan niệm của người đó. Vì vậy sự khác nhau về quan niệm diễn ra ngay cả trong cuộc đời của một người.

? Đức Phật nói rằng mặc dù mọi chúng sinh đều có phật tính, nhưng mỗi chúng sinh có thể vẫn đau khổ trong luân hồi bởi vì tính Không. Ngài nói ngay cả chúng sinh vô minh nhất có thể đạt được giác ngộ bởi vì tính Không.

? Người Tây Tạng có một câu ngạn ngữ nổi tiếng về cách tiếp cận đúng đắn như sau: “Cách nhìn của bạn có thể vô hạn như bầu trời, như không gian, nhưng chánh niệm, tỉnh giác, và các hành động của bạn nên trong sáng và mịn như bột.” Điều này nghĩa là dù bạn hiểu biết về tính Không nhiều như thế nào, nhưng hiểu hiết này phải trở thành tâm thức, tỉnh giác, và giữ giới trong các hành động của bạn.

?Tiềm năng của các chúng sinh để nhận sự ban phúc luôn tràn đầy, có sẵn – đó là tính Phật, nhưng khả năng để nhận được nó có lẽ bị chướng ngại ở những cấp độ khác nhau, bởi vì nhận thức của chúng ta về tính Phật bị ngăn cản. Có một câu tục ngữ của Tây Tạng thường được trích dẫn là “mật ngọt của Pháp có lẽ rải xuống một trăm ngàn năm, nhưng với cái lọ úp xuống sẽ không nhận được gì cả (sẽ trống rỗng).”

?  Đức Phật, như một cá nhân đã giải thoát ra khỏi tất cả những ảnh hưởng tương quan. Nhưng sự hiển thị của ngài lại là một sự hiển thị phụ thuộc, mặc dù Ngài không phải là một người bình thường bị giới hạn bởi vòng luân hồi sinh tử như chúng ta. Bởi có nhiều chúng sinh đang đau khổ có duyên nghiệp với Ngài, và bởi tâm hồi hướng của Ngài cho sự giải thoát của tất cả chúng sinh đang tồn tại trong thực thể phụ thuộc tương đối, cho nên hiển thị của ngài cũng tồn tại ở cõi Ta bà.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TRÒ CHƠI CỦA KINH NGHIỆM

Bài viết khác của tác giả

  1. 5 LỢI ÍCH CỦA VIỆC HIỂU BIẾT PHẬT TÍNH và 5 BẤT LỢI DO KHÔNG HIỂU BIẾT
  2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT TÍNH
  3. BỒ ĐỀ TÂM – ĐÁNH THỨC VỊ PHẬT ĐANG NGỦ

Bài viết mới

  1. TÔI NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TÔI – HT. THÍCH THÁNH NGHIÊM
  2. KORA – ĐI TRONG ÂN SỦNG
  3. SỰ HỒN NHIÊN NGUYÊN THỦY