GINNY WHITELAW
Trích “Nhà Lãnh Đạo Thiền; Nhóm dịch giả: Hồ Lê Tùng, Nguyễn Đắc Kiên, Trần Thị Thu Hà; NXB Phụ Nữ
Một mặt, cú lật này là tương tự cho tất cả chúng ta, vì ta đảo ngược suy nghĩ từ “Cuộc đời nên phục vụ tôi” chuyển sang “Tôi phục vụ cuộc đời”. Mặt khác, để làm được điều đó, ta lại phải loay hoay gỡ rối cho những nhu cầu bắt buộc vốn khác biệt với mỗi người không có một công thức chung nào cả. Đồng thời với việc bạn có thể tạo tiếng vang với một vài vẻ mặt của sự “Tất cả vì tôi” hơn những mặt khác, mỗi người chúng ta lại bế tắc ở những điểm khác nhau trên Tháp nhu cầu Maslow. Giải quyết bế tắc là hoàn toàn khả dĩ, nhưng đòi hỏi nhiều năng lượng, đó là lí do tại sao bước tiên khởi trong cú lật này là phải đảm bảo rằng chúng ta có ít nhiều năng lượng để thực hiện được cú lật. Sau đó ta tiến đến việc phục vụ cho tình huống, mà tình huống cũng có thể phục vụ ngược lại cho chính con-người-của chúng ta, hay nó đối chọi với cái đang phục vụ cho chính con-người-của chúng ta, hoặc đâu đó ở giữa hai thái độ này. Ta có thể cảm nhận dễ dàng hơn cái nào phù hợp bằng cách nêu câu hỏi về điều gì đang được phục vụ ở đây, và tập trung đáp ứng chỉ vừa đủ nhu cầu thôi, không có sự bức bách của lòng tham. Và rốt cục, qua lắng nghe và học hỏi, hãy để niềm vui tuôn chảy và mài giũa sự hưởng ứng của ta với tương lai.
Quản trị Năng lượng. Không có gì ngẫu nhiên khi những hành vi phá đám sự nghiệp lại phô bày ra đúng vào lúc gặp căng thẳng, khi các nhà lãnh đạo mệt mỏi và năng lượng của họ yếu lả. Khi có nhiều năng lượng thì dẫu phải làm hết sức cũng sẽ thấy dễ dàng hơn. Đó là lí do mà Ba luật Quản trị Năng lượng (Đã giới thiệu trong Chương 2) sẽ trợ giúp cho nhiều cú lật, nhưng đặc biệt là cú lật này. Để bước vào, hãy bắt đầu với một cơ thể tràn đây năng lượng. Xin hãy nhớ rằng:
• Có nhịp điệu, đừng liên tục: Tìm một nhịp điệu trong ngày có thể giúp bạn co giãn và phục hồi, bao gồm những đợt giải-lao- ngắn và các bài thực hành giúp hồi phục.
• Xuống, chứ không lên: Tập trung hơi thở của bạn vào phần bụng dưới; để hơi hít thở chậm và ổn định, đặc biệt khi nhịp độ công việc tăng nhiều hay khi các cảm xúc trào dâng.
• Hướng ngoại, không hướng nội: Cho phép năng lượng của bạn tuôn chảy ra ngoài – qua các ngón tay, qua đỉnh cột sống-giải phóng căng thẳng ở phần cơ gấp phía trước của cơ thể.
Như Tháp nhu cầu Maslow đã nhắc nhở, sẽ khó mà làm cú lật thể- hiện-bản-thân này sang “Tôi hoàn toàn vì nó” nếu ta đang phải vật lộn để đáp ứng những nhu cầu sinh lí căn bản. Nhưng nếu ta được cung cấp một trạng thái đầy năng lượng và ý niệm chỉ cần ăn “vừa đủ thôi” khi đáp ứng các nhu cầu bản thân ở bất kì tầng mức nhu cầu nào, ta sẽ có hơi sức và sự tự do để dành cho cú lật hết sức này.
Phục vụ Tình huống. Các tình huống trải ra hết thời điểm này đến thời điểm khác, và không khả dĩ hoặc không nhất thiết ý thức phải lên tiếng quá mức trong mọi thời điểm. Nhưng với những tình huống mà bạn biết mình đang bị bế tắc nghiêm trọng trong quá khứ – bế tắc về ước mơ, hoặc nhu cầu cần chứng tỏ bản thân, nhu cầu cảm thấy an toàn hay cảm thấy được yêu, bất cứ là gì – trong những thời điểm đó, hãy hỏi, Tôi có thể phục vụ cho tình huống này ra sao? Điều gì tốt nhất cho toàn cảnh? Mường tượng bạn đưa mình ra khỏi tình huống, và hỏi, Nếu phải chết nhưng vẫn có thể hành động được, tôi sẽ làm điều gì? Hoặc đơn giản chỉ là xuất hiện, để cuốn vào tinh thần phụng sự và tin tưởng rằng trực giác sẽ hướng dẫn các hành động của bạn.
Nếu bạn khởi phát lối tìm hiểu với đầy ý thức như thế, và rồi tiếng quan tâm nói nội tâm bạn nổi lên chống đối, tỷ như: “Tôi cóc cần đến mấy thứ đó, tôi chỉ muốn.. (hãy điền vào chỗ trống)!”, thì đó là hàng dự bị của bạn cần cho cú lật này đấy; bạn đã đến được cái đầu mối đóng băng rồi sẽ phải tan chảy để khiến cú lật này khả dĩ. Xem xem liệu bạn có thể định danh ra được nhu cầu nào đang kêu la đòi đáp ứng, và hãy nhận biết về nó. Rọi ánh sáng nhận thức vào nó, có thể nó chẳng chịu tan chảy ngay trong lượt ánh sáng đầu tiên, nhưng nó cũng sẽ chẳng còn hoàn toàn chế ngự bạn nữa, bởi phần đã được nhận thức rồi thì tự nó đâu còn đòi hỏi gì. Lắng nghe trong sâu thẳm tiếng phản kháng của nội tâm và tưởng tượng đang lật nó đi.
Càng lật khỏi các nhu cầu phản kháng, bạn càng hiểu ra những điểm bế tắc của mình, chúng càng ít chế ngự được bạn, và qua thời gian sẽ mất dần hiệu lực. Các nhu cầu đó sẽ không biến mất, nhưng bạn sẽ có năng lực tốt hơn để -xua chúng rời khỏi tâm trí bạn.
Bạn có thể khởi phát lối tìm hiểu trực tiếp như thế, hoặc là bước vào một tình huống bằng tinh thần phụng sự và vẫn không biết phải làm gì. Bạn không cảm nhận được sự phản kháng; không cảm nhận được gì hết. Trong trường hợp đó, hãy đợi. Đừng làm gì. Hãy lắng nghe. Đứng ngoài tình huống đó có khi lại là việc có ích nhất. Hãy mở lòng chờ đón cơ hội đó.
Sau cùng, rồi bạn cũng có thể khởi phát lối tìm hiểu trực tiếp ấy hoặc bước vào một tình huống với tinh thần phụng sự và đã thấy rằng có những hành động nhất định mà chính chúng tự gợi ra. Hãy bước vào chúng một cách hoàn toàn, mở rộng năng lượng của bạn, và phục vụ cho tình huống. Giờ bạn đang làm cú lật đây.
Lắng nghe và Học hỏi. Khi hành động, hãy chuyên tâm. Lắng nghe cuộc sống. Lắng nghe xem liệu các hành động của bạn có đến thái được đón nhận thoải mái hay không, hay thậm chí từ niềm vui. Như ta đã thấy trước đó, đây là những chỉ dẫn đáng tin cậy về sự kết nối. Bạn có thể lắng nghe xem những hành động của mình dễ dàng hơn hay khó nhọc hơn, xem chúng cho bạn năng lượng từ trạng rút kiệt nó đi. Bạn có thể lưu ý xem mình có đang hành xử với sự hăng hái nhất trong con người mình hay không, và có đang cảm nhận một cảm giác tiến bộ không. Với những tình huống dính dáng đến việc tạo tác động lên người khác, thì có thể lắng nghe sự cộng hưởng và xem các nỗ lực của bạn có đang hòa hợp với nhiều người hay không.
Không chịu lắng nghe có lẽ là sai lầm lớn nhất của tôi trong việc đeo đuổi mù quáng giấc mơ phi hành gia. Nếu chịu lắng nghe cuộc đời thì tôi đã thấy các hành động của mình không đem lại vui thú gì mà chỉ thêm căng thẳng và một cảm giác sống đời lừa dối. Lẽ ra tôi đã lưu ý về quả tim đang suy yếu dần. Lẽ ra tôi đã cảm nhận được rằng nếu giấc mơ này thực sự đúng với tôi, nó đã không đòi hỏi tôi phải vi phạm các giá trị của bản thân và che giấu sự thật. Tôi đâu cần phải lắng nghe tất cả những thứ đã làm cho các tín hiệu này thành ra khó-nắm-bắt; thực tế, tôi đã gần như phải bịt tai lại và lầm bầm: “La, la, la, la, la” để tránh né tiếng cuộc đời đang la thét với tôi. Nhưng mà, nó đã diễn ra thế đấy.
Việc học hỏi đến từ đôi chút nghĩ ngợi phản tư như vậy để thấy làm thế nào ta giúp được cho tình huống, nắm bắt điều gì đã xảy ra, và làm bất kì hiệu chỉnh nào cần thiết cho tương lai. Chăm chú vào học hỏi bao giờ cũng đem lại nhiều ích lợi hơn là chăm chăm vào phán xét – lại là một điều khác mà tôi phải mất hàng năm để hiểu ra. Vốn là một người khéo Tổ Chức, tôi đã luôn tự phê bình và muốn được hoàn hảo. Tôi đã không ngẫm nghĩ đủ sâu trong tinh thần thoải mái học hỏi bởi có lẽ vì nó bộc lộ rằng, tôi đã không thực hiện một cách hoàn hảo ngay từ đầu. Nhưng tự-phê-bình là một cách khác để bị bắt thóp vào cái cảnh túng thiếu của chính mình – đối diện với nhu cầu là mình phải đúng đắn, phải tự trọng, phải an toàn, bất kì cái gì… Tự-phê-bình quá đáng cũng khiến ta thành tồi tệ như tham ăn quá độ vậy.
Quyết định cú lật để nhằm học hỏi và chuyển hướng năng lượng từ chỗ quá chú-tâm-vào-bản-thân dễ gây loạn trí sang việc khám phá sự cam kết của ta với cuộc đời. Ta vừa là nhà thực nghiệm lại vừa là chính cuộc thực nghiệm, và rồi mọi tình huống có thể phô bày với ta đôi điều mới mẻ.
Áp dụng vào Công việc: Tránh Lối Mòn của Chính Mình
Xuyên suốt cuốn sách này là nhiều cơ hội cho bạn để suy nghĩ sâu sắc về đường hướng của bản thân khi là một nhà lãnh đạo: tầm nhìn và cách tiếp cận, thực tiễn bạn sẽ biểu lộ, các cách thức để kết nối, thu hút, và tạo ra kết quả. Ngay bây giờ, áp dụng cú lật này, ta lôi kéo những suy nghĩ ấy lại cùng nhau trong sự ăn khớp mạch lạc nhất và điều mà bạn hướng tới. Việc nhận ra – như trong trường hợp giấc mơ mộng phi hành vũ trụ của tôi- rằng “nó” có thể vẫn bị chất đầy với những tự-nghi-hoặc (thiếu tự tin) và các nhu cầu cá nhân khiến cho nó, cách nào đó, vẫn còn là “Tất cả vì chúng tôi”, ta đang làm tốt việc bóc cái “củ hành” này qua một lớp khác và xem thử liệu có thể tránh khỏi lối mòn của mình trong việc phục vụ cho “nó”. Nếu ta đang sử dụng “nó” để phục vụ cho các nhu cầu của mình, thì dẫu là tốt nhất đi nữa, nó sẽ chỉ bổ sung thêm một mẫu bằng chứng tạm thời khác trong vụ kiện không hồi kết của lòng-tự-trọng; nghĩa là, vụ việc không hồi kết mà ta biện luận chống lại chính mình để chứng minh bản thân đủ khôn ngoan, đủ giỏi giang, đủ an toàn hay “đủ” về bất kì thứ gì để làm nguôi ngoai các nỗi sợ của ta. Nếu có thể tránh khỏi lối mòn của mình như vậy, Nhà lãnh đạo Thiền trong ta phục vụ “nó” vì lợi ích của cả tương lai. Kết quả đạt được đẹp đẽ hơn và niềm vui khi hành động theo cách này tự nó đã là một sự tưởng thưởng rồi.
Có lẽ bạn đã thông suốt rồi, từ sự chiêm nghiệm lúc khởi đầu chương sách này, sang các nhu cầu tạo ra sự khao khát ham muốn tột bậc cho bạn. Bây giờ hãy đem sự sáng suốt đó ra mà chống đỡ, khi phát hiện một nhu cầu, bạn sẽ muốn làm nó tan chảy ra, và làm sao để điều đó có thế còn mở rộng nhiều hơn không gian cho cái “nó” mà bạn ngả theo. Hãy lấy giấy bút ra và dành cho mình một cơ hội luận bàn về các câu hỏi sau:
1. Khi tôi đang sung sức nhất, làm thế nào tôi phục vụ cho cuộc đời của ngày hôm nay? Giá trị nào tôi tạo ra? Làm sao tôi tạo được giá trị đó?
2. Các nhu cầu của tôi hỗ trợ tôi thế nào trong việc bổ sung vào giá trị này? Làm thế nào các nhu cầu đó nhập vào được?
• Sinh lí, thể chất (nhu cầu về nghỉ ngơi, thực phẩm, sức khỏe, năng lượng, tình dục).
• An toàn (nhu cầu về sự an toàn, sự bảo vệ, tiền bạc).
• Được xã hội thừa nhận (nhu cầu về tình bạn, tình yêu, sự chấp thuận, sự nồng nhiệt).
• Được tôn trọng, quyền lực cá nhân (nhu cầu phải chứng tỏ bản thân, vượt trội, được công nhận, được kính trọng).
• Thể hiện bản thân (nhu cầu phải thành đạt, hoàn thành một sứ mạng, sáng tạo).
3. Nhu cầu nào mà tôi có vẻ nuông-chiều nó nhất? Một thứ gì đó điển hình mà tôi thường tự nhủ mỗi khi mù quáng chạy theo sự đáp ứng cho nhu cầu này?
4. Đâu là ba cách để lật nó lại và trình bày lại thứ điển hình mà tôi tự nhủ này?
5. Giả sử nếu tôi theo các cách được khuyến nghị (ở trên) để lật lại vấn đề đó rồi, tôi có thể tạo ra giá trị còn lớn hơn bằng cách nào? Nếu tôi chịu tách các nhu cầu của tôi ra khỏi nó, tôi có thể thực sự “hoàn toàn vì nó” như thế nào?
Bạn có thể xuyên suốt qua các câu hỏi này, bạn sẽ không chỉ giúp được cho Cái-“Nó”-To-Lớn, mà còn cho những mục tiêu và hoạt động thực tế ngay trước mắt bạn mỗi ngày. Nếu bắt đầu đi vào các câu hỏi này và không biết bạn sẽ phục vụ cuộc đời như thế nào, hay không thể nghĩ ra giá trị lớn lao nhất mà bạn có thể bổ sung, thì hãy hạ xuống một mức thực tế và tự hỏi một cách đơn giản như sau, Tôi đang cố gắng làm xong điều gì lúc này? Và làm thế nào để tôi hướng về nó? Sau đó, hãy xem các nhu cầu của bạn có thể trợ giúp hay gây trở ngại ra sao. Xem xét xem bạn bị bế tắc ở đâu, và điều bạn tự nhủ bản thân khiến cho cái bế tắc đó được củng cố thêm là gì. Rồi thử xem bạn có thể lật điều dó lại như thế nào bằng cách đảo ngược nó, chuyển đổi sự tập trung của nó, hoặc thừa nhận điều đối nghịch, và xem thử cách tiếp cận đó có mở thêm đường hướng cho bạn đeo đuổi những mục tiêu hiện tại hay không.
Mặc dù tôi đã không hỏi những câu này một cách chính xác đến thế, nhưng chúng cũng thể hiện được quá trình ông Glenn-người vô cùng muốn được cất nhắc đã xuất hiện ở đầu chương từng trải qua khóa huấn luyện của chúng tôi. Đâu dó giữa nhu cầu tự ngã muốn được tôn trọng và thành đạt, ông bị bế tắc trong việc thăng chức như cách để ăn thêm từ “mâm cỗ” của sự khẳng định cho thành công và cố giữ lấy lòng tự trọng cao ngất. Điển hình ông sẽ tự nhủ khi chạy theo những thứ được vạch ra như là: ông đã phải làm nhiều đến mức nào, tại sao ông phải nhận lấy nhiệm vụ mới mė là tham gia khóa huấn luyện này, và ông đang phải làm việc khó nhọc ra sao. Khi tôi hỏi rằng liệu ông sẽ làm việc khác đi như thế nào nếu đột nhiên không còn phải lo toan về vụ thăng chức, câu trả lời đầu tiên của ông là thế này: “Bản thân tôi sẽ không làm việc quá mức. Tôi sẽ huy động những người khác cùng thực hiện công việc”.
Này bạn ơi! Một số người có khi còn gọi đó là định nghĩa về sự lãnh đạo. Tại sao không làm điều đó luôn đi? “Quên cái vụ thăng chức đi ư?”, ông đã nhắc lại với sự ngờ vực đang vợi bớt. Và rồi ông bắt đầu trăn trở những điều sáng suốt, mới mẻ: Phải, ông có thể quên đi việc được chú ý đi, và trợ giúp những người khác. Ông có thể quên đi ai sẽ nhận được sự ngợi khen cất nhắc, và giúp những chuyện đúng đắn được thực hiện. Ông có thể chỉ đạo toàn bộ tình hình – tất cả những việc đang xảy ra, hơn là chú tâm vào một điểm hay một khu vực nhỏ nhoi – và rũ đi những mảnh đổ vỡ nếu có. Ông đã khởi đầu như một trường hợp điển hình về việc thuật lãnh đạo trông sẽ thật nhỏ mọn khi bị bế tắc trong trường hợp người lãnh đạo cứ cố công nhận chính-mình, và chỉ chốc lát sau, gương mặt ông đã lắng dịu, đôi vai ông đã thư giãn và ông đã diễn đạt những khả năng của một phong cách lãnh đạo vì lợi ích của người khác. Và Glenn đã làm được cú lật này.
Lãnh đạo vì lợi ích của người khác nghe có vẻ cao quý, nhưng xin hãy quên luôn đi việc trở thành cao quý- đó có thể chỉ là một đặc điểm nữa mà tự ngã muốn được ca tụng, Thực tế là, khi cung cách lãnh dạo thật sự là vì lợi ích của người khác, nó là một cung cách cùng-thắng. Nó hiệu quả hơn và ta sẽ thấy nhiều niềm vui hơn. Ta cảm thấy nhiều niềm vui hơn bởi vì ta không bế tắc nữa. Nó hiệu quả hơn bởi lẽ nó hòa giải được một vấn nạn chính yếu, “hại não” mà các vị lãnh đạo cứ luôn bị cật vấn: “Tôi có muốn đi theo ngài không?”, “Tôi có tin tưởng rằng trong những giây phút thật lòng, ngài sẽ không lãnh dạo chỉ vì bản thân ngài mà thôi?”. Nếu ta cảm nhận rằng một nữ lãnh đạo vẫn chủ yếu vun đắp cho cảnh ngộ của mình, đáp ứng cho các nhu cầu của bà ta, có gì đó trong ta nói rằng không muốn đi theo. Ta không muốn bị ngồi vào chiếc “ghế tử” cạnh người tài xế.
Trái lại, khi làm việc với một người quản lí đích thực, là người sáng tạo ra thế giới đáng giá hơn vì lợi ích của mọi người, sự nỗ lực tối đa trong ta sẽ được thể hiện, và ta sẽ nhận nhiều hơn. Khi một nhà lãnh đạo tuyệt vời như Tổng thống Kennedy nhắc nhở cả một quốc gia: “Hãy hỏi, chẳng phải điều nước nhà có thể làm cho bạn; [mà] hay hỏi điều gì bạn có thể làm cho nước nhà”. Xét trên Tháp nhu cầu Maslow là ông đã nâng người ta lên cao, hướng đến một lí tưởng tốt hơn để họ có thể giúp ích cho tha nhân. Ngược lại, mấy vị chính khách cứ hứa hẹn tất cả là vì bạn, rằng họ sẽ đến tận Điện Capital để “mang tiền trả lại cho bạn” tức là kẻ đang kéo người ta rơi vào sự vị kỉ giận dữ. Là người lãnh đạo, ta không chỉ hướng về tháp nhu cầu của bản thân, mà còn tạo phấn khích (hay lôi kéo) người khác lên cao (hoặc xuống thấp) trên Tháp nhu cầu Maslow nữa. Khi kéo được nhiều người hơn lên cao, hướng đến tiềm năng tự-thể-hiện của họ, ta sẽ thấy được nhiều hơn sự sáng tạo, khôn khéo, tự giác, cùng tu duy rộng mở, và nỗi sợ hãi sẽ vơi đi.
Khi theo bước một nhà lãnh dạo “Hoàn toàn vì nó”, ta trở nên lớn mạnh hơn. Ta cam kết hơn, ta gắn bó hơn, ta bày tỏ ra cái nỗ lực được tự làm theo ý mình vốn chẳng ai có thể ra lệnh cho ta dược. Khi ta là nhà lãnh đạo “Hoàn toàn vì nó”, “nó” biểu lộ đầy đủ, toàn diện hơn thông qua chúng ta ở Ngay-Lúc-Này, không hề vương dấu vết của sự thiếu-tự-tin hay sự tự-kiêu (tự-ca-tụng-mình); không có một vụ kiện tụng cho lòng-tự-trọng bị đánh tạt sườn. Không mang năng lượng dư thừa nạp ngược vào cho bản thân thì sẽ có nhiều năng lượng hơn để phụng sự cho tình huống. Khi các mối bận tâm của ta mở rộng vượt khỏi chính con-người-bản-năng của mình, ta sẽ ít thiên vị với nhu cầu bản thân và sẵn sàng hơn cho cái chung.
Từ Thiên vị sang Vì cái chung, từ Cung phụng cục bộ cho bản thân ta sang Thể hiện toàn bộ bản thân một cách không gò bó, có thể nói đây là cú lật nền tảng của thuật lãnh đạo. Như ta sẽ thấy, nó không phải là một cú lật hoàn toàn mới, mà là một cách để tổng hợp lại cho cả chuyến hành trình của ta.