VÀO SƠ ĐỊA (CON ĐƯỜNG THẤY) – HIỆN QUÁN TRANG NGHIÊM LUẬN

THANGRU RINPOCHE

Trích: Hiện Quán Trang Nghiêm Luận; NXB Thiện Tri Thức, 2016

 

Con đường bồ tát được chia thành hiểu biết có được trên con đường thứ ba của cái quán thấy thấu suốt (quán thấy) (Sơ địa, chú thích của người dịch) và hiểu biết có được trên con đường thứ tư của thiền định (hay tu tập).

CON ĐƯỜNG QUÁN THẤY CỦA ĐẠI THỪA

Phương diện thứ nhất liên hệ đến hiểu biết của trí huệ của con đường quán thấy. Hiện thời, chúng ta và hầu hết người khác đều đánh mất sự sáng tỏ của tri giác về thật tánh của những hiện tượng. Với vô minh của mình, chúng ta đã phóng chiếu thành thực tại hiện giờ của chúng ta, đó là cái chúng ta gọi là sanh tử. Vấn nạn của cái này là chừng nào chúng ta còn sống trong vô minh mê lầm này, thì chừng đó luôn có khổ đau, khó nhọc, sợ hãi… cho chúng ta. Rõ ràng chúng ta cần xóa bỏ cái vô minh này khỏi hiện hữu của chúng ta. Để xóa bỏ vô minh, chúng ta cần, trước hết, thấy rõ ràng thật tánh của những hiện tượng. Một khi có cái thấy sáng tỏ này về nó, chúng ta có thể thiền định về nó trở đi trở lại cho đến khi thực tại của pháp tánh hiển lộ. Trên con đường của cái thấy thấu suốt, cái thấy đầu tiên về thật tánh xảy ra.

Sự quán thấy vào thực tánh bắt đầu trên con đường quán thấy và trở nên rõ ràng hơn khi tiến bộ trên con đường. Để có một ý niệm rõ ràng hơn về cái đang xảy ra, chúng ta trở lại với thí dụ sợi dây và con rắn. Khi thấy sợi dây và con rắn chúng ta có một tri giác mê lầm. Đó chỉ là một sợi dây. Nhưng bởi vì tri giác hư vọng của mình, chúng ta phát triển sợ hãi, lo âu và đau khổ. Rồi để loại bỏ lo âu, sợ hãi, chúng ta có thể lấy cái đối trị với nọc độc hay một bẩy rắn. Mọi cách thức chữa chạy này đều vô hiệu trừ khi chúng ta hiểu rằng sợi dây chỉ là một sợi dây và con rắn chỉ là một ảo ảnh. Thế thì con đường quán thấy là khi người ta có cái nhìn thấy thực điều đang thực sự xảy ra. Người ta thấy bản tánh chân thật. Trên con đường nối kết ở trước, chúng ta dần dần đến gần hơn sự chứng ngộ cái đang thực sự xảy ra bằng cách suy nghĩ tham thiền về bản tánh của thực tại, và tiếp tục thiền định trở đi trở lại về nó. Trên con đường quán thấy, thiền định này đạt đến kết quả là thấy thực tại đúng như nó là.
Khi chứng ngộ rằng sợi dây chỉ là một sợi dây, điều đó đủ để loại bỏ ảo tưởng về một con rắn. Cũng thế khi chúng ta đạt đến con đường quán thấy. Cái thấy thấu suốt thật tánh của những hiện tượng đủ để xóa bỏ những nhiễm ô trong tâm thức và chúng ta đặc biệt cần làm việc trên những phiền não này bởi vì sự nhìn thấy chân lý tự động xua tan chúng, như tri giác thật về sợi dây xua tan ý niệm về con rắn. Tuy nhiên có một khác biệt giữa thí dụ sợi dây và cái thấy thấu suốt sự vật như chúng là. Sợi dây thì rất tạm thời còn ảo tưởng về sanh tử thì từ vô thủy. Bởi vì sanh tử là một thói quen thâm căn cố đế như vậy, nên dù người ta đã thấy thật tánh, những cảm xúc thoáng qua của sanh tử mê vọng này sẽ đến trở đi trở lại. Thế nên chúng ta cần trau dồi, tu tập cái quán thấy này lập đi lập lại mãi cho đến khi chứng ngộ trở nên hoàn hảo, trọn vẹn. Người ta đi con đường tiếp theo, con đường của thiền định hay tu tập.

Chúng ta đã thấy các thanh văn và Duyên giác Phật nghiên cứu và thiền định bốn Chân lý Cao cả. Ở đây, trên con đường bồ tát, cái quán thấy là soi vào bốn Chân lý Cao cả. Bốn Chân lý Cao cả có hai lãnh vực chính: trạng thái ảo ảnh của sanh tử và thoát khỏi ảo ảnh. Có tương quan nhân và quả giữa sanh tử với ảo ảnh của nó và giải thoát khỏi ảo ảnh của sanh tử này. Trong Chân lý Cao cả thứ nhất chúng ta nghiên cứu cách mà tâm mê vọng sanh ra mọi khổ đau và sự biểu lộ của thế giới sanh tử như là một hậu quả. Chân lý Cao cả thứ hai nhìn vào gốc rễ hay nguyên nhân của khổ đau ấy. Chân lý Cao cả thứ ba nghiên cứu kết quả của sự giải thoát khỏi mê lầm, đó là trạng thái diệt dứt của Phật quả hoàn hảo. Trong Chân lý Cao cả thứ tư chúng ta hiểu những nguyên nhân sẽ giải thoát chúng ta khỏi mê lầm. Thế nên chúng ta có thể thấy một nguyên nhân và kết quả giữa kết quả của sanh tử do mê lầm và nguyên nhân của sanh tử do mê lầm. Có kết quả của giải thoát và có nguyên nhân của giải thoát. Nguyên nhân và kết quả này là chủ đề chính của con đường quán thấy. Chi tiết hơn:

Trước hết, sanh tử là khổ đau. Đôi khi chúng ta khổ đau và có những khó khăn, đôi khi cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ, đôi khi không khổ không vui. Nhưng khi nhìn từ một quan điểm tuyệt đối, vi tế và sâu sắc hơn, chúng ta thấy toàn bộ sanh tử có bản chất là khổ. Dầu có đôi khi hạnh phúc nhưng chỉ tạm thời, và người trải nghiệm cũng phải già, bệnh, chết. Vì lý do ấy sanh tử không phải là hạnh phúc tốt nhất. Mọi sự và mọi người kết thúc lúc nào đó. Mọi vật hợp tạo phải có lúc tan rả. Mọi cái do kết hợp lại phải phân tán. Hiểu chân lý của khổ nghĩa là thấy toàn bộ sanh tử bị trói buộc trong khổ.

Chân lý Cao cả thứ hai về nguồn gốc của khổ, hiểu rằng khổ là sản phẩm do kết quả của nghiệp. Chúng ta thấy rằng nghiệp (nghĩa là “hành động”) là do những phiền não trong tâm chúng ta tạo ra. Chúng xui khiến chúng ta hành động, và những hành động sanh ra sanh tử. Thế nên những phiền não và nghiệp là hai chủ đề chính của Chân lý Cao cả thứ hai: Dưới sự lay động của những phiền não, đôi khi chúng ta làm việc thiện, đôi khi bất thiện, đôi khi trung tính. Tất cả những hành động này tạo ra những nguyên nhân khác dệt nên sự biểu lộ của sanh tử. Trên cấp độ tương đối, bồ tát hiểu hai chân lý đầu tiên: khổ và những nguyên nhân của khổ. Nhưng bồ tát cũng hiểu hai chân lý ấy trong nghĩa tối hậu của chúng. Bồ tát hiểu khổ không có bản tánh độc lập của riêng nó. Nguyên nhân của khổ cũng không có thực thể độc lập về phần nó. Bồ tát vượt khỏi bề ngoài của sự vật đến chân lý tối hậu, và như vậy bồ tát khai triển jnana hay trí huệ sâu nhất về hai chân lý này.

Bộ thứ hai của nguyên nhân và kết quả là sự diệt của khổ và cái đưa đến đó. Nếu chúng ta thực sự nghĩ về sanh tử đang tiếp tục như thế nào, chúng ta thấy có nhiều loại khổ khác nhau. Khổ càng rắc rối hơn vì nó không phải chỉ là một vấn nạn cá nhân mà vì chúng ta đang sống trong đại dương khổ của sanh tử. Chúng ta là thành phần của mạng lưới nhân loại đang khổ đau. Cách để thoát khỏi nó không phải là làm việc trực tiếp với nỗi khổ cá nhân, mà là có được giải thoát dứt khoát khỏi toàn bộ hệ thống sanh tử. Thế nên chúng ta cần loại bỏ chính những nguyên nhân của khổ là nghiệp. Loại bỏ nguyên nhân của nghiệp tức là loại bỏ những nhiễm ô phiền não. Khi muốn dừng khổ, chúng ta cần loại bỏ những nhiễm ô. Khi loại bỏ được hoàn toàn những nhiễm ô này, chúng ta có được sự diệt khổ thực sự. Cách loại bỏ những nhiễm ô là bằng những phương tiện thiện xảo khác nhau của con đường. Làm sao phá vỡ những ngăn chặn bao bọc mọi nổi khổ trong chúng ta, đây là chân lý thứ tư của con đường. Nguyên nhân và kết quả của sự diệt bấy giờ giống như hai cái đầu tiên, bồ tát không chỉ thấy cái xảy ra theo một cách tương đối, mà cũng có cái hiểu sâu sắc rằng sự diệt ấy là tự nó trống không và con đường tự nó trống không. Đây là cái thấy thấu suốt rất sâu thẳm và xảy ra trên con đường của cái thấy thấu suốt. Bồ tát có được quán thấy theo cách được diễn tả là bốn Chân lý Cao cả, khổ, nguyên nhân của khổ, diệt và nguyên nhân của diệt. Thế nên con đường của quán thấy được gọi là “con đường của thấy bốn chân lý”.

Khi chúng ta đến con đường cái thấy thấu suốt, chúng ta hoàn thành địa thứ nhất của bồ tát, gọi là “hoan hỷ địa”. Lý do nó được gọi là niềm vui tràn ngập bởi vì khi chúng ta chứng ngộ chân lý của tánh Không, có niềm vui chứng ngộ vì cuối cùng chúng ta đã thực sự thành tựu cái chúng ta đã mong mỏi từ lâu để làm lợi lạc cho chính mình và những người khác. Vì từ lâu chúng ta đã làm việc hướng đến thành tựu chứng ngộ dứt khoát nào đó, hy vọng thấy thấu suốt thực sự vào thật tánh của những hiện tượng. Thình lình nó ở đây, trong chính bàn tay chúng ta. Nó là cái gì rất thực đến độ chúng ta sẽ không mất nó. Nó đã được chờ đợi rất lâu nên người ta tràn ngập niềm vui. Nó đem đến niềm vui lớn lao bởi vì trước khi người ta đạt đến cấp độ chứng ngộ này, người ta đã rất mong muốn giúp đỡ những người khác, nhưng người ta không có nhiều năng lực để giúp đỡ họ. Người ta có khả năng, sự bao la, trí huệ để thực sự là một làn sóng bao la hoạt động để giải thoát cho chúng sanh khác. Bởi vì cuối cùng người ta có thể làm được cái điều đã mong mỏi từ lâu là giúp đỡ họ, cho nên người ta ngập tràn niềm vui tự phát. Thế nên nó là lý do nó được gọi là cấp bậc, địa của niềm vui không bờ.

Bình luận


Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP