YÊU THƯƠNG VÀ QUYỀN LỰC

GURU DEV SRI SRI RAVI SHANKAR

Trích: Ngợi Ca Tình Yêu Thương; Bill Hayden và Anne Elixhauser biên tập; Dịch Việt: Thảo Trần; NXB.Hà Nội; Công ty Sách Thái Hà, 2022

Tình yêu thương và quyền lực là những giá trị hoàn toàn đối lập nhau, nhưng chúng cùng tồn tại với nhau.

Ý thức càng thô thiển, quyền lực càng phải được bộc lộ rõ nét. Ý thức càng thanh cao và tinh tế, thì càng ít cần phải thể hiện quyền lực.

Khi bạn không tinh tế, bạn đòi hỏi quyền lực, và khi đó tình yêu thương sẽ suy giảm. Thể hiện quyền lực cho thấy sự thiếu tự tin và tình yêu thương. Quyền lực của ai đó càng thể hiện lộ liễu, nó càng thiếu nhạy cảm và hiệu quả. Một người khôn ngoan sẽ không đòi hỏi quyền lực nào cả mà sẽ đảm nhận nó. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiệu quả nhất sẽ không áp đặt quyền hành, không làm cho bạn cảm thấy điều đó bởi vì quyền lực không bao giờ truyền cảm hứng.

Người giúp việc trung thành của bạn có quyền lực với bạn hơn là một vị sếp. Một em bé có đầy đủ quyền lực đối với mẹ của mình. Tương tự như vậy, một người sùng kính có quyền lực hoàn toàn với Đấng tối cao mặc dù anh ta không bao giờ thể hiện nó.

  • Càng có ít tình yêu thương, quyền lực của bạn càng biểu lộ rõ ràng.
  • Tình yêu thương của bạn càng lớn, quyền lực của bạn càng tinh tế.
  • Càng có sự tinh tế, bạn càng có được nhiều quyền lực hơn.

Trung tâm tại Bangalore, Ấn Độ

Ngày 16/08/2001

Thường khi có sự hiện hữu của aishwarya quyền lực sẽ không có madhurya sự ngọt ngào và khi có madhurya thì sẽ không có aishwarya. Nơi cuộc sống nở hoa trọn vẹn, có cả hai điều này.

Aishwarya có nghĩa là ishwaratva – quyền lực của cái “đang hiện hữu”. Của cải cũng được xem là aishwarya, bởi của cải điều khiển một số quyền lực nhất định.

Tinh yêu thương và quyền lực có thể cùng tồn tại không? Chỉ khi một người giác ngộ hoàn toàn thì mới có cả uy quyền và sự ngọt ngào. Vua Rama có aishwarya, nhưng chỉ có một chút madhurya. Cuộc sống của thánh Parshuram chỉ có uy quyền mà không có madhurya. Đức Phật hiển lộ nhiều madhurya – sự ngọt ngào và ít uy quyền. Nhưng thần Krishna biểu hiện cả hai, Đức Chúa Jesus cũng có cả hai. Uy quyền thể hiện khi các Ngài nói “Ta là con đường” và sự ngọt ngào biểu lộ qua lời nguyện cầu và tình yêu thương của các Ngài.

Trung tâm tại Bangalore, Ấn Độ

Ngày 31/10/2001

Ta là tình yêu của toàn thế giới và ta ngự trong trái tim của mỗi con người. Nếu con là tình yêu của ta, con sẽ thấy ta ở khắp mọi nơi. Hãy có cùng tình yêu thương cho tất cả mọi người nhưng với những cung bậc khác nhau. Con không thể cư xử với mọi người với cùng một cách, nhưng con có thể yêu thương tất cả như nhau. Tình yêu thương vượt lên trên hành vi và lễ nghi.

London, Vương quốc Anh

Ngày 14/02/1996

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ TÔN TRỌNG
  2. YÊU THƯƠNG ĐƯỢC CẢ NGƯỜI MÀ BẢN THÂN KHÔNG THÍCH
  3. BẢN NGÃ NHÂN DANH TÌNH YÊU THƯƠNG

Bài viết khác của tác giả

  1. GIÁ TRỊ CỦA PHỤNG SỰ Ở NƠI TỰ DO KHỎI MỌI HOÀN CẢNH
  2. THẢM HỌA THIÊN NHIÊN
  3. BỔN PHẬN

Bài viết mới

  1. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ
  2. AI CŨNG CÓ THỂ HẠNH PHÚC NGAY TỪ GIÂY PHÚT NÀY
  3. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ