TÁNH VÀ TƯỚNG CHẲNG RIÊNG

TỊNH ĐỘ NGŨ KINH

“Tánh và tướng chẳng riêng” là: Toàn tánh khởi ra tướng, toàn tướng qui về tánh. Tánh tướng vốn chẳng phải hai vật, nhưng chổ lập tông của mỗi kinh chẳng đồng.

Như kinh Kim Cang lấy lý vô tướng lập Tông, cho nên chỉ nói tướng Đệ Nhứt Nghĩa, không dùng hình tướng, thiệt thời trong tâm thanh tịnh, thân cõi đều hiện; dụ như lao gương, bụi hết, hình tượng bày ra. Còn những kinh mà chuyên nói về tánh, số là tánh tức tướng, chẳng phải bỏ tướng riêng dùng tánh.

Do kinh A Di Đà khuyên cầu sanh tịnh độ, cho nên với cõi Cực Lạc y chánh, mỗi món trang nghiêm phân rành, nhằm khiến người khởi ham mộ; thực ra thời tướng vốn tự không, chỉ là duy tâm, duy thức mà thôi.

Kinh A Di Đà rộng bày tướng đó, số là tướng tức tánh, chứ chẳng phải lìa tánh ra mà chỉ nói tướng đâu. Vì chỗ lập tông của mỗi kinh có khác, chớ chỗ cứu cánh cũng vẫn đồng; cho nên biết hai kinh Kim Cang và A Di Đà nghĩa chẳng trái nhau.

Nguồn: Tịnh Độ Ngũ Kinh, quyển Thượng
Người dịch: Cẩn Chí

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG

Bài viết mới

  1. DANH NGÔN VỀ SỰ THÔNG MINH
  2. NIỀM TIN VÀO CHỦ NHÂN KHÔNG LÀ CHÌA KHÓA
  3. BẠN THÔNG MINH HƠN BẠN TƯỞNG