MUỐN HỌC TRÍ NÃO PHẢI TĨNH LẶNG – KRISHNAMURTI SỐNG THIỀN 365 NGÀY

JIDDU KRISHNAMURTI

Trích: Sống Thiền 365 Ngày Thiền; NXB Thời Đại

MUỐN HỌC TRÍ NÃO PHẢI TĨNH LẶNG

Muốn khám phá cái mới, bạn phải bắt đầu từ chính nơi bạn, bạn phải làm một cuộc hành trình hoàn toàn không hành trang, phải tự lột bỏ trần truồng, nhất là về tri kiến thức, bởi vì thông qua tri kiến thức và tin tưởng, người ta dễ dàng có nhiều kinh nghiệm, nhưng các kinh nghiệm này chỉ là sản phẩm của cái ‘tôi’ phóng hiện nên không thực. Nếu tự bạn muốn khám phá cái mới, tốt hơn cả là đừng deo mang cái cũ, đặc biệt là kiến thức – dù là kiến thức vĩ đại của người khác. Bạn đã sử dụng kiến thức như phương tiện để cho cái ‘tôi’ phóng hiện, để cái ‘tôi’ cảm thấy an và bạn muốn được đảm bảo rằng bạn cũng sẽ đạt được kinh nghiệm như Đức Phật, hay Đức Chúa, hay ông X, nhưng người luôn dùng kiến thức để phòng vệ, để được an. Hiển nhiên không phải là người-đi- tìm-sự-thật…

Không có đường vào khám phá sự thật… Khi bạn muốn thấy cái mới, khi bạn muốn nghiệm chứng điều gì, trí não phải hết sức tĩnh lặng, phải không? Nếu trí não bạn chứa chấp đầy nghẹt những sự kiện, kiến thức, tri thức, chúng tác động như những chướng ngại thì những thứ đó là chướng ngại đối với cái mới. Cái khó của phần đông chúng ta là trí não đă trở nên quá quan trọng, quá áp đảo đến mức nó luôn luôn gây trở ngại đối với cái mới, đối với vật tồn tại đồng thời với cái biết. Vì vậy, việc học và kiến thức là những trở ngại cho những người muốn tìm kiếm cho những người cố gắng thấu hiểu cái phi thời gian.

9 Tháng Giêng

UY LỰC NGĂN CHẶN VIỆC HỌC

Thường ta học nhờ vào nghiên cứu sách vở, kinh nghiệm hay được dạy dỗ. Đó là cách học thông thường. Ta dựa vào ký ức, vào trí nhớ để biết phải làm gì hay không làm gì, nên nghĩ hay không nên nghĩ gì, cách cảm thụ ra sao, phản ứng ra sao. Thông qua kinh nghiệm, nghiên cứu, phân tích, khảo sát, nội quán, ta tích lũy kiến thức thành ký ức và rồi ký ức phản ứng trước những thách thức và yêu cầu, để rồi từ đó, học hỏi, tích lũy thêm kiến thức… Những điều đã học đó được kết tập vào ký ức như là kiến thức và kiến thức đó khởi động khi giáp mặt với thách thức hoặc khi phải làm việc gì.
Bây giờ, tôi nghĩ là có một lối học hoàn toàn khác và tôi xin nói đôi điều về lối học này, nhưng để thấu hiểu cái học đó và để học cách khác, bạn phải dẹp bỏ hoàn toàn mọi uy lực, nếu không, bạn sẽ bị nhồi nhét nữa để rồi chỉ biết lặp lại những điều đã được nghe. Vì thế, điều cực kỳ quan trọng là thấu hiểu thực chất của uy lực. Uy lực ngăn chặn việc học – học, ở đây, không phải là tích lũy kiến thức, tức là làm giàu ký ức. Ký ức luôn luôn phản ứng rập theo khuôn mẫu – không có tự do trong đó. Một người với đầu óc nặng trĩu những tri kiến thức, những chỉ dẫn, bị oằn oại dưới những điều đã học, người đó không bao giờ tự do giải thoát. Có thể người đó cực kỳ uyên bác nhưng chính sự tích lũy kiến thức đã không cho ông ta tự do. Vì thế người ấy không thể học.

14 Tháng Giêng

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG
  2. GIÁO DỤC NHÂN CÁCH TRÊN NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC

Bài viết khác của tác giả

  1. GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN – KRISHNAMURTI BÀN VỀ GIÁO DỤC
  2. TÂM THỨC HOÀN TOÀN TỰ DO, KHÔNG PHÂN MẢNH LÀ MỘT TRẠNG THÁI CÓ TRẬT TỰ
  3. CỐNG HIẾN ĐỜI MÌNH CHO CÔNG CUỘC GIÁO DỤC CHÂN CHÍNH

Bài viết mới

  1. THIỀN CẦU NGUYỆN
  2. RƠI VÀO ĐẤT CHẾT, SAU ĐÓ SẼ SỐNG
  3. SỰ KHIÊM TỐN THUYẾT PHỤC