ĐỜI NGƯỜI QUÝ BÁU

TỔ GAMPOPA

Trích: Tràng Ngọc Giải Thoát; Khenpo Konchog Gyaltsen Rinpoche dịch; NXB Thiện Tri Thức.

 

Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Thực sự là như vậy thì tất cả chúng sanh trong năm cõi, như địa ngục, ngạ quỷ … có khả năng thực hành đến giác ngộ? Không. Chỉ “một đời người quý báu”, có hai phẩm tính rảnh rang và một khả năng bẩm sinh và một tâm thức nắm giữ ba đức tin, là một cơ sở tốt để thực hành đi đến giác ngộ. Tóm tắt:

Rỗi rảnh và khả năng bẩm sinh,

Tin cậy, khát khao và trong sáng

Hai thân và ba của tâm

Năm cái ấy gồm trong cơ sở thực hành tuyệt hảo

I. Rỗi rảnh.

“Rỗi rảnh” là thoát khỏi tám điều kiện bất lợi. Có tám điều kiện bất lợi được nói trong Kinh Pháp Cao Cả của sự Nhớ Rõ:

Địa ngục, ngạ quỷ, thú vật,

Người hoang dã, và vị trời sống lâu,

Chấp giữ tà kiến, và vắng mặt một vị Phật,

Câm

Đó là tám điều bất lợi.

Tám điều kiện này bất lợi theo cách nào? Trong cõi địa ngục, chúng sanh thường trực đau khổ; ngạ quỷ bị hành hạ bởi sự thiêu đốt thuộc về tâm thức; thú vật hoàn toàn ngu tối chế ngự. Cả ba loài này không có sự khiêm tốn và không quan tâm đến những gì chúng sanh khác nghĩ. Dòng tâm thức của họ là những pháp khí không thích hợp; thế nên họ không có cơ hội thực hành Pháp.

Những vị trời sống lâu trụ trong trạng thái không có ý niệm nơi mọi hoạt động tâm thức đã ngừng lại. Thế nên họ không có cơ hội để thực hành Pháp. Bởi vì họ có cuộc đời thọ hơn con người, tất cả những cõi trời tạo nên những điều kiện không thuận lợi. Những vị trời có điều kiện bất lợi bởi vì họ luyến chấp vào hạnh phúc tạm thời và không có thời gian cho nỗ lực thực hành Pháp.

Thế nên đống đau khổ nhỏ mà con người kinh nghiệm có những phẩm tính lớn lao vì từ đó mà chúng ta có một cảm thức buồn rầu trong sanh tử. Nó làm bình lặng kiêu căng của chúng ta. Nó khiến chúng ta thích những hành vi đức hạnh và tránh những hành động xấu. Đi vào Bồ tát hạnh nói:

Hơn nữa, đau khổ có những phẩm tính tốt:

Nhờ thất vọng được với nó, kiêu căng được loại bỏ,

Nhờ lòng bi khởi sanh cho những chúng sanh trong sanh tử luân hồi,

Xấu ác được xa lánh, và niềm vui tìm thấy trong đức hạnh.

Đây là giải thích bốn cõi không phải người không có rỗi rảnh như thế nào.

Dù là người, những kẻ hoang dã khó gặp những người sống đời sống tâm linh. Những người chấp giữ những tà kiến không thể hiểu rằng những hành vi đức hạnh là nguyên nhân tái sinh cao hơn hoặc giải thoát. Khi người ta sinh ra vào một thời không có Phật, lúc ấy không có vị thầy có thể giải thích cái gì nên làm và cái gì từ bỏ. Người câm hay khờ không thể hiểu những giáo lý về thiện và ác. Khi người ta thoát khỏi tám điều kiện này thì được gọi là “rỗi rảnh tuyệt hảo”.

II. Khả năng bẩm sinh

Mười khả năng bẩm sinh được chia thành hai nhóm năm phẩm tính người ta phải tự mình hoàn thành, và năm cái đến từ hoàn cảnh bên ngoài. Năm cái tự mình hoàn thành là:

Làm người, được sinh ở một vùng trung tâm, và có đủ mọi giác quan,

Không trở lại những hành vi xấu, và sùng mộ giáo lý.

“Làm người” nghĩa là gì? Giống như mọi người, người ta cần có những bộ phận nam nữ. “Một vùng trung tâm” ám chỉ một nơi có duyên may thân cận những người cao cả.

“Có đủ mọi giác quan” là không câm hay khờ, và có cơ may thực hành Pháp lành. “Sùng mộ giáo lý” là tin rằng luật được Đức Phật dạy là cơ sở là cơ sở cho mọi thực hành Pháp.

“Không trở lại những hành vi xấu” là không xâm phạm những tội ác ghê gớm trong đời này.

Năm phẩm tính đến từ hoàn cảnh bên ngoài là: Một vị Phật đã xuất hiện trong thế giới này, một vị Phật đã dạy Pháp quý báu, Pháp đã dạy còn tiếp tục và có được lòng từ bi từ những người khác.

Như vậy, khi người ta có tất cả mười phẩm tính, năm từ chính mình và năm từ bên ngoài, chúng được gọi là “những khả năng bẩm sinh tuyệt hảo”.

Khi hai cái này, rỗi rãnh và khả năng bẩm sinh, có mặt, đó được gọi là một “đời người quý báu”. Tại sao được gọi là “quý báu”? Nó giống như một viên ngọc quý báu ban cho những ước nguyện.

A. Quý báu bởi vì khó có được.

B. Quý báu bởi vì lợi lạc lớn lao.

A. Khó có được.

Tạng Bồ tát nói:

Hiếm hoi được làm người,

Hiếm hoi giữ được một kiếp người,

Hiếm hoi tìm thấy giáo pháp cao cả, và

Cũng hiếm hoi có một vị Phật xuất hiện.

Kinh Hoa Sen Trắng của Đại Bi nói:

Khó tìm được sanh làm người. Khó nhọc để hoành thành tự do tuyệt hảo. Cũng hiếm có một vị Phật xuất hiện trên trái đất này. Cũng khó khăn tìm thấy sự chú tâm sùng mộ đối với Pháp. Cũng khó khăn có nguyện vọng hoàn hảo.

Từ Kinh Trồng Thân Cây Cao Cả:

Khó thoát khỏi tám điều kiện bất lợi.

Khó tìm ra một sự sanh làm người.

Khó tìm ra sự rỗi rảnh hoàn hảo.

Cũng khó tìm ra sự xuất hiện của một vị Phật.

Cũng khó tìm ra con người đầy đủ giác quan.

Cũng khó nghe giáo pháp của một vị Phật.

Cũng khó thân cận những thánh nhân quý báu.

Cũng khó tìm ra những vị thầy tâm linh chân truyền.

Cũng khó thực hành trọn vẹn điều được dạy trong giáo lý toàn hảo.

Cũng khó có một đời sống chánh mạng.

Cũng khó tìm ra những nỗ lực ứng hợp với Pháp trong cõi người.

Đi vào Bồ tát hạnh nói, “Rỗi rảnh và khả năng bẩm sinh là rất khó tìm”.

Loại thí dụ nào về sự khó khăn bao nhiêu để tìm ra một đời người quý báu? Loại chúng sanh nào khó tìm ra? Tại sao khó tìm ra?

Một thí dụ được nói trong Đi vào Bồ tát hạnh:

Vì những lí do này, Đức Phật đã nói

Thật khó như một rùa chui đầu vào

Một cái vòng bấp bênh trên đại dương bao la,

Cực kỳ khó khăn để đạt được trạng thái làm người.

Điều này được Đức Phật giải thích trong kinh:

Giả sử toàn thể trái đất này là một đại dương và một người ném vào một cái tròng chỉ có một lỗ. Cái tròng trôi nổi tới lui mọi hướng. Dưới đại dương này, có một con rùa mù sống nhiều ngàn năm nhưng chỉ nổi lên mặt biển mỗi một trăm năm. Rất khó cho cái đầu con rùa mà gặp lỗ tròng nhưng vẫn có thể. Được sinh ra làm một đời người quý báu thì còn khó khăn hơn.

Loại chúng sanh nào khó tìm ra một đời người quý báu? Những chúng sanh trong ba cõi thấp khó sinh được làm người.

Tại sao một đời người khó tìm ra? Thân thể rỗi rảnh và có những khả năng bẩm sinh này có được bằng sự tích tập những hành vi đức hạnh, và những chúng sanh trong ba cõi thấp không biết làm sao tích tập đức hạnh. Hơn nữa, họ thường trực phạm vào những hành vi xấu. Thế nên, chỉ những chúng sanh trong ba cõi thấp với một khối nghiệp xấu rất nhỏ, và nghiệp ấy có thể chín trong đời khác là kẻ có một cơ hội sanh làm người.

B. Vì lợi lạc lớn lao.

Đi vào Bồ tát hạnh nói, “Và bởi vì hoàn thành điều có ý nghĩa đối với con người…”

III. Đức tin tin cậy

Hiểu rằng đức tin này dựa vào “nhân và quả” Chân lý của Khổ đến từ Chân lý của Nhân quả. Hơn nữa, nó đến từ tin rằng hạnh phúc trong dục giới là kết quả của hành vi thiện…  Tin rằng khổ đau của dục giới là kết quả của hành vi bất thiện. Tin rằng hạnh phúc của hai cõi cao hơn là kết quả của những nguyên nhân không thể lay chuyển. Tin rằng dấn thân vào những hành động bất thiện của thân, khẩu và những xúc tình phiền não, chúng được gọi là Chân lý Nhân quả, thì người ta có được năm uẩn khổ, được gọi là Chân lý Khổ.

IV. Đức tin mong muốn.

Hiểu thêm bản chất siêu việt của giác ngộ vô thượng, người ta theo con đường với sự tôn kính để đạt được nó.

V. Đức tin rõ ràng.

Đức tin rõ ràng sanh khởi trong tâm do nương tựa Tam Bảo. Phát triển sùng mộ và chú tâm vào Phật như là vị thầy chỉ đường, Pháp trở thành con đường, và Tăng hướng dẫn người ta hoàn tất con đường. A Tỳ Đạt Ma nói:

Cái gì là đức tin? Đó là tin cậy, mong muốn và rõ ràng về nhân quả, bốn Chân lý và Tam Bảo.

Hơn nữa, Vòng Hoa Ngọc Quý nói đến:

Người không bỏ Pháp

Do tham, ghét, sợ hay vô minh

Được gọi là người có tin tưởng lớn vào Pháp.

Người này là pháp khí tối cao để hoàn thành trạng thái tối hậu.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BỐN TƯ TƯỞNG CHUYỂN TÂM

Bài viết khác của tác giả

  1. SỰ HOÀN THIỆN CỦA GIỮ GIỚI
  2. MƯỜI ĐIỀU QUÝ GIÁ HƠN
  3. MƯỜI TÁM TỆ NẠN ẨN GIẤU CỦA NHỮNG HÀNH GIẢ

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH