QUÁN CHIẾU TÍNH NHÂN BẢN CHUNG CỦA CHÚNG TA

HH. DALAI LAMA XIV

Trích Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não; Ẩn Tâm Lộ ngày 17/02/2012

Đã phản chiếu trên bản chất xã hội và tính phụ thuộc tương duyên, bây giờ chúng ta đi đến sự thật thứ ba mà đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề xuất để chúng ta quán chiếu: “Tính nhân bản chung của chúng ta”. Ngài đề nghị rằng chúng ta phản chiếu trên ba chân lý này như một phương tiện để đạt đến một ý thức sâu sắc của mối nối kết với tất cả loài người, một cung cách liên hệ đến những người khác căn cứ nhiều trên những gì hợp nhất chúng ta hơn là những gì chia rẽ chúng ta. Trên bề mặt, có thể dường như việc quán chiếu tính nhân bản chung của chúng ta đơn thuần phải là đầy đủ để khơi dậy một ý thức sâu xa của mối liên hệ của chúng ta với người khác. Trong thực tế, bằng việc so sánh, việc quán chiếu bản chất xã hội của chúng ta và mối phụ thuộc tương liên hay duyên sinh của chúng ta có thể dường như là hơi khô khan và trừu tượng một ít đối với một số người. Tại sao lại bận tâm để quán chiếu bản chất xã hội và tính duyên sinh của chúng ta trước nhất?

Trên việc phản chiếu sâu xa hơn, chúng ta có thể nhận thức tuệ trí sâu rộng của đức Đạt Lai Lạt Ma kể cả việc quán chiếu bản chất xã hội và tính duyên sinh của chúng ta. Đầu tiên, thấu hiểu rằng chúng ta là những động vật xã hội, rằng bản chất xã hội của chúng ta đi thẳng vào trái tim của vấn đề chúng ta là ai, nhấn mạnh tầm quan trọng của những vấn đề này, giúp chúng ta thấy chúng là quan yếu thế nào đối với sự tồn tại của chúng ta như một chủng loại. Xa hơn nữa, quán chiếu sự tương duyên giúp chúng ta thấu hiểu vấn đề lợi ích của chúng ta gắn bó một cách chặt chẽ với lợi ích của những người khác như thế nào. Sau khi quán chiếu bản chất xã hội và sự lớn mạnh của tính tương duyên tương sinh chúng ta có thể tiếp cận những vấn đề này như một vấn đề của tồn tại hơn, như một vấn đề nơi mà hạnh phúc cá nhân và lợi ích của chúng ta đang bị đe dọa – vì thế việc tái nhấn mạnh một cách mạnh mẽ tầm quan trọng và giá trị thực tiển của việc trau dồi một sự tỉnh thức rộng lớn hơn về tính nhân bản chung của chúng ta, hơn là nghĩ về “tính nhân bản chung của chúng ta” như là một vấn đề thuần tôn giáo, đạo đức, hay không thực tế.

“Thế này, thưa Đức Thánh Thiện, chúng ta đã đi đến đề mục quán chiếu thứ ba của ngài. Do vậy, trước khi chúng ta tiếp tục, chỉ để rõ ràng, ngài có thể giải thích vắn tắt một cách chính xác những gì mà ngài muốn nói qua những chữ ‘tính nhân bản chung’?” tôi hỏi.

“Đây là trong một cung cách một ý tưởng đơn giản.

Nhằm để quán chiếu tính nhân bản chung, chúng ta bắt đầu bằng việc khảo sát những đặc trưng nào là căn bản nhất mà tất cả nhân loại cùng chia sẻ. Nếu chúng ta phản chiếu một cách cẩn thận, chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả chúng ta có cùng khát vọng tìm kiếm hạnh phúc và vượt thắng khổ đau.

Đối với tôi đây là một chân lý nền tảng nhất của bản chất con người. Nhưng dĩ nhiên, những đặc trưng chia sẻ của chúng ta cũng bao gồm một nhu cầu cho việc đánh giá sâu xa về tình cảm của người khác, khả năng của chúng ta cho việc đồng cảm. Những con người chúng ta cũng có tính thông minh kỳ diệu này cũng như khả năng giàu tưởng tượng.

“Tôi nghĩ rằng việc trau dồi một sự tỉnh thức về phẩm chất nền tảng của tất cả loài người có lẻ là vấn đề quan trọng nhất ở đây,” đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục. “Tất cả chúng ta có cùng thân thể con người, cùng cảm xúc con người, và cùng tâm thức con người. Nếu ông bị đâm, ông chảy máu; và nếu tôi bị đâm, tôi sẽ chảy máu. Nếu ông bị mất người nào đó ông yêu thương, ông cảm thấy đau sầu; và nếu mất người nào đó mà tôi quan tâm sâu sắc, tôi sẽ cảm thấy buồn thương. Nếu ông phản chiếu trên một chân lý quan trọng, ông sẽ đạt được một tuệ giác mới; và nếu tôi phản chiếu trên một sự thật quan trọng, tôi sẽ có một kiến thức mới.

“Đối với tôi, tất cả các chức năng, những thứ phân biệt chúng ta, như giàu sang, vị trí, vị thế, v.v…, là thứ yếu. Tôi thật sự tin tưởng rằng chúng ta có thể học hỏi để liên hệ với nhau trong một trình độ sâu sắc hơn, căn cứ trên tính nhân bản chung của chúng ta. Và điểm chính yếu ở đây là nếu các cá nhân liên hệ với nhau trên trình độ nền tảng của con người.

Cho đến khi nào họ vẫn sở hữu những phẩm chất nhân bản, thế thì họ sẽ lập tức là một căn bản cho sự tin tưởng.”

Cuối cùng, đức Đạt Lai Lạt Ma chắt lọc cốt lõi của sự thực tập thậm thâm này bằng việc nói rằng, “Vậy, trong những sự đối phó cá nhân của tôi với mọi người, thí dụ thế, cho dù người đó là một vị tổng thống hay một đại thương gia, hay một người nội trợ thông thường, hay ngay cả là người hành khất, hay ai đó khổ đau vì AIDS, sự nối kết lập tức là nền tảng nhân bản, tính nhân bản thông thường của chúng ta.”

Ngài kết luận bằng việc nói rằng, “Đây là một trình độ mà trên đó tôi cố gắng để liên hệ đến người khác. Đó là những gì mà tôi có thể cảm nhận liên hệ một cách sâu xa với người khác. Đây là chìa khóa.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu những từ ngữ sau cùng trong một cung cách giản dị trực tiếp, chia sẻ kinh nghiệm của ngài trong một thái độ cởi mở, tử tế, và chân thật. Không có gì nổi bật một cách đặc thù về việc ngài nói những ngôn từ này, nhưng có chứng kiến ngài liên hệ và nối kết với người khác trong hơn hai thập niên, trong một cung cách chính xác mà ngài đã bày tỏ, tôi không thể không xúc động. Tôi đã từng thấy ngài nối kết với rất nhiều người từ khắp thế giới, những người từ mọi tầng lớp xã hội. Tôi đã từng chứng kiến cung cách ngài đối đãi với sự tôn trọng, quan tâm bình đẳng ban cho họ một loại phẩm giá nhân bản nào đấy. Tôi đã từng nhìn rất nhiều người, diện kiến ngài lần đầu tiên, bật khóc một cách tự nhiên, lau mắt trong sung sướng – một phản ứng không chỉ giới hạn trong những người Tây Tạng, với họ gặp gỡ đức Đạt Lai Lạt Ma là toại nguyện ước mơ cả cuộc đời.

Người ta không bao giờ có thể nói điều gì trong những trái tim của kẻ khác, hay tại sao rất nhiều người từ những quá khứ khác biệt lại tự động phản ứng với việc diện kiến đức Đạt Lai Lạt Ma trong nước mắt của hạnh phúc và sung sướng. Nhưng tôi tự hỏi có phải một phần trong phản ứng ấy có thể là qua kinh nghiệm khác thường của việc được đối đãi như một con người phẩm giá và được tôn trọng, yêu mến, và quan tâm trên căn bản ấy – không giống như những sự tương tác thông thường mà trong ấy người khác liên hệ với họ căn cứ trên bất cứ vai trò nào mà họ đang hiện hữu tại thời điểm ấy (của một chủ nhân, bè bạn, công nhân, học sinh, hay bất kể là gì). Và cuối cùng, tôi đã thấy người ta từ giã sau cuộc gặp gỡ ấy với nụ cười mỉm, thoải mái không thay đổi của ngài, giống như họ đột nhiên được cho ăn sau một thời gian dài đói khát.

Vậy thì bây giờ, chúng ta chuyển sang đề mục quán chiếu cuối cùng – tính nhân bản chung của chúng ta. Trong những chương mở đầu của quyển sách này, đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị như một sự tiếp cận để xây dựng một niềm tin rộng lớn hơn và một ý thức cộng đồng bằng việc tham gia một loại đội nhóm rộng lớn hơn với người khác những người cùng chia sẻ quá khứ hay các mối quan tâm tương đồng. Trong một cách, điều này có thể được thấy như một toa thuốc để chữa trị những triệu chứng tệ hại của xã hội, và là một thứ cung ứng để thư giản tạm thời. Nhưng ở đây ngài đã để xuất một toa thuốc khác nữa, có thể đối trị trên một trình độ căn bản hơn, một sự tiếp cận để đối phó những tệ hại của xã hội có thể được thấy như việc làm mạnh hệ thống miễn nhiễm cảm xúc nền tảng của xã hội. Ngài đã đề xuất vượt khỏi những quan tâm thông thường của chúng ta – như,những thành viên của nhóm từ thiện anh em (Elk), hay những người Tin Lành Giám Lý, những người chơi bóng mềm, những người chơi bóng cứng (bowling), những người chơi cờ, những người say mê chạy xe đạp, những người ăn nấm quý truffle, những người yêu mèo – để khám phá những đặc trưng nền tảng thông thường như con người, những phẩm chất và đặc điểm mà chúng ta chia sẻ với mỗi con người mà chúng ta sẽ chạm trán trong phạm vi của đời sống hằng ngày: Tính nhân bản chung của chúng ta. Sự chuyển hóa nền tảng quan điểm cơ bản của con người mà trong ấy chúng ta có một ý thức sâu xa về những tính phổ biến của chúng ta như những con người cũng như những khác biệt của chúng ta như những cá nhân, là giải pháp tối hậu để tạo nên một xã hội hạnh phúc hơn, trong ấy những thành viên của xã hội ấy có một ý thức liên kết và tin tưởng, một mối ràng buộc tiềm tàng với mỗi thành viên khác của xã hội ấy.

Dĩ nhiên, mặc dù giải pháp này có thể nghe như giản dị, điều đó không có nghĩa nó nhất thiết là giản dị. Nó đòi hỏi hơn sự hiểu biết giản dị về tính tương đồng của chúng ta với những con người khác, hơn là một nhận thức giản dị về bản chất xã hội, tính phụ thuộc tương liên, hay những đặc trưng thông thường của chúng ta. Nó đòi hỏi một sự phản chiếu cẩn trọng và có ý thức về điều này, suy đi nghĩ lại, phản chiếu sâu xa, quán chiếu thường xuyên, cho đến khi quan điểm này trở thành bản chất nội tại, và trở thành một bộ phận nền tảng trong quan điểm của chúng ta, nhận thức tự động của chúng ta hay thái độ sinh khởi tự động khi chúng ta chạm trán bất cứ người nào, thân hữu hay thù nghịch.

Mặc dù điều này có thể không dễ dàng, may mắn thay chúng ta có thể trải nghiệm sự chuyển hóa nội tại này, để tái cấu trúc quan điểm của chúng ta, để tiếp cận những con người khác trên căn bản tính nhân bản chung của chúng ta, trên tính tương đồng của chúng ta thay vì những sự khác biệt – và đức Đạt Lai Lạt Ma, cùng với những người khác, là một bằng chứng sống về khả năng ấy.

Nghĩ về việc đức Đạt Lai Lạt Ma liên hệ với mỗi người ngài gặp gỡ trên căn bản tính nhân bản chung của chúng ta, đối đãi tất cả với cùng sự tôn trọng và chân giá trị con người, tôi thấy rằng những hình ảnh tuôn chảy từ hai mươi lăm năm qua vụt lóe trong tâm tôi, hiện hữu chứng kiến cho sự thật đơn giản này. Tuy thế, tìm kiếm cho một minh họa, tôi thấy rằng những quang cảnh đang đuổi bắt trong tâm ý tôi rất nhanh mà rất khó khăn để dừng lại và lựa chọn bất cứ một hình ảnh đặc thù nào. Nhưng vì một lý do nào đó, vào ngay lúc này, tôi nhớ lại một thời gian ngắn xảy ra tại quán Business’s Lunch tại Mineapolis, tiểu bang Minesota một vài năm về trước, trong một chuyến du hóa Hoa Kỳ của ngài mà tôi đã tháp tùng. Đây là một sự kiện rất ngoại lệ và giới hạn, được tổ chức cho những người giàu có và thế lực trong chính trị và thương trường của địa phương (movers and shakers), để gặp gỡ với đức Đạt Lai Lạt Ma. Chúng tôi đã đến tòa nhà từ của hậu, và nhằm để đi vào phòng họp mặt, những người bảo vệ DSS (decision suport system) đã dự trù một lộ trình qua mê cung hành lang phía sau, và nhà bếp. Những người nấu ăn, và dọn dẹp đã có dịp tập hợp lại để thấy đức Đạt Lai Lạt Ma đi qua, dọc theo hành lang khi ngài đến, mỉm cười và chào mừng họ một cách ấm áp. Đức Đạt Lai Lạt Ma theo chương trình sẽ phát biểu trước buổi ăn trưa, và thời gian gấp rút đến nỗi chúng tôi phải đứng phía sau sân khấu trong một vài phút trong khi người điều khiển chương trình giới thiệu ngài. Một cậu thu dọn trẻ (busboy) ngẫu nhiên đang đứng gần nơi chúng tôi dừng lại, vì vậy trong khi chúng tôi chờ đợi, đức Đạt Lai Lạt Ma và cậu ta đã trau đổi trong một giây phút ngắn ngủi. Khi người giới thiệu chấm dứt, chúng tôi đã xuất hiện trên sàn thấp như một sân khấu và đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu ở đấy. Không có gì đặc biệt lắm trong cuộc trao đổi ngắn với cậu busboy phía sau sân khấu. Đấy chỉ là phản ứng thanh thoát và tự nhiên với thời khắc ấy, không giả vờ, không động cơ hậu ý, không phô trương. À, không có gì ngoại lệ khác hơn là sự ngạc nhiên của cậu busboy. Tôi nghĩ như thế. Nhưng điều đánh động tôi đầy năng lực sau này là việc đức Đạt Lai Lạt Ma tương tác giống y hệt với những người giàu có và quyền lực vào buổi ăn trưa như ngài đã làm với cậu busboy – việc bày tỏ cùng mức độ quan tâm với cả hai, cho họ sự chú ý trọn vẹn của ngài, cùng sự ấm áp, và khi nói chuyện với họ, hành động giống như họ là người quan trọng nhất trên thế giới vào thời điểm ấy, giống như họ là con người duy nhất.

Có một chi tiết nhỏ khác về buổi trưa ấy mà tôi đã nhớ, một chi tiết thông thường khác không có hệ quả nhưng đánh động tôi như một ẩn dụ về chân lý rằng tất cả chúng ta là những con người, không có gì khác biệt lớn lao giữa chúng ta trên trình độ nền tảng ấy. Khi chúng tôi đi ra phía trước, tôi chú ý rằng bức màn ngăn sân khấu, khu vực làm việc và nhà bếp – chỉ là một bức tường ván ép rất mỏng, được che phủ với một lớp mặt gỗ mỏng màu tối. Tất cả những thứ ấy chia cách những thương gia giàu có đang ăn vịt nướng trên bàn trải khăn trắng và ly tách pha lê, muỗng nĩa bằng bạc từ những người làm việc không thấy mặt chuẩn bị tất cả những thực phẩm và những thứ thanh lịch, tất cả những thứ ấy chia cách hai môi trường và những loại người khác biệt hoàn toàn chỉ là vài phân!

Vì một lý do nào đó đánh động tôi như một ẩn dụ sinh động cho vấn đề chúng ta suy nghĩ như thế nào trong những gì chúng ta có với cái vịnh rộng lớn giữa chính chúng ta và những người khác, chúng ta nghĩ chúng ta có những sự khác biệt dễ sợ giữa những con người như thế nào, một cách đặc biệt giữa người giàu và nghèo, những người quyền lực và thấp kém, v.v…. Chúng ta nghĩ chúng ta có quá nhiều khác biệt, nhưng trong thực tế là đó thường là một sự minh họa; trong thực tế sự khác biệt giữa chúng ta là rất nhỏ bé – và dường giống như rằng những hành động của đức Đạt Lai Lạt Ma căn cứ trên thực tế này, nhận thức rằng tất cả chúng ta là giống nhau, tối thiểu trên trình độ căn bản ấy, và đối đãi con người một cách phù hợp.

Trong khi thật rõ rằng đức Đạt Lai Lạt Ma có một khả năng vĩ đại để nối kết với người khác trên trình độ căn bản của loài người, câu hỏi là, làm sao tất cả những người còn lại chúng ta phát triển cùng khả năng ấy? Biết rằng thái độ của ngài phần lớn là kết quả của những năm thực hành tâm linh, tôi hỏi, “Thưa Đức Thánh Thiện, tôi vừa tự hỏi có bất cứ sự thiền quán, kỷ năng, hay thực tập chính thức nào mà con người có thể thực hành một cách thường xuyên để phát sinh ý thức tin tưởng sâu sắc và cảm nhận nối kết với người khác – có lẽ một loại thiền quán của đạo Phật được thiết lập để phát sinh thể trạng tâm thức này nhưng nó cũng có thể được thực tập bởi những người không phải Phật giáo.”

“Có nhiều loại thiền quán và những loại thực tập khác nhau. Nhưng sẽ có những cá nhân khác biệt mà trong ấy sự thực tập đặc thù mà người ta có thể tìm thấy là tác động nhất. Tuy nhiên, ngay cả không cần phải ngồi thiền trong nghi thức,” ngài giải thích, “người ta có thể sử dụng những ý tưởng mà chúng ta đã thảo luận như một loại thiền quán [phân tích].”

Ah, bây giờ chúng ta đi đến một chỗ nào đó, tôi nghĩ. Tôi cho rằng tôi đang hy vọng ngài có thể có một loại phương pháp thực tập đạo Phật đặc thù nào đó cho việc phát sinh thể trạng tâm thức này. Hay, có lẽ tôi đang phỏng đoán ngài có thể thế nào đó tóm tắt những thảo luận của chúng ta trên những đề tài này trong một cung cách nào đấy tươi mát và đặc thù, phù hợp với một công thức bí mật có thể được sử dụng như một sự thực tập thiền quán mỗi ngày. Tôi không chắc. Nhưng trong sự dự đoán háo hức về việc đức Đạt Lai Lạt Ma khơi mở một kỹ năng thiền quán cấu trúc hơn được thiết lập để trau dồi ý thức về tính nhân bản chung của chúng ta, tôi nói, “Xin hãy cụ thể hơn về sự thiền quán phân tích này vậy.”

“Tốt thôi, cụ thể hơn,” ngài trả lời, “Chúng ta có thể phản chiếu một cách cẩn trọng hơn, thứ nhất, chúng ta là những động vật xã hội. Ý tưởng này có thể được tăng cường bởi việc suy nghĩ về những động vật xã hội khác, và vấn đề chúng lệ thuộc với nhau để sống còn như thế nào. Rồi thì, thứ hai, trong thế giới hiện đại một cách đặc biệt, tất cả những sự quan tâm của chúng ta và lợi ích của chúng ta rất gắn bó.

Thế giới đang ngày càng trở nên nhỏ bé hơn – chúng ta đang trở nên lệ thuộc hỗ tương hơn, và lợi ích của chính chúng ta đang được nối kết một cách gần gũi với lợi ích của những người chung quanh. Và thứ ba, chúng ta có thể quán chiếu trên phẩm chất nền tảng của chúng ta như những con người, chẳng hạn ý tưởng rằng mỗi chúng ta muốn hạnh phúc và muốn tránh khổ đau.”

“Nhưng đây cũng là ba thứ mà chúng ta vừa mới nói đến!” tôi phàn nàn.

“Một cách chính xác!” ngài nói, mỉm cười rộng mở, giống như tôi cuối cùng đã nhận ra nó.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. BỒ ĐỀ TÂM – NỀN TẢNG GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT
  2. PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
  3. ĐẠO ĐỨC VÀ HẠNH PHÚC

Bài viết khác của tác giả

  1. NHỮNG CÂU NÓI CỦA DALAI LAMA 14TH
  2. TÂM TỪ BI: CON NGƯỜI MÀ CHÚNG TA MUỐN TRỞ THÀNH
  3. TÂM BÌNH AN TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN KHÔNG THỂ TRÁNH

Bài viết mới

  1. SỰ KHIÊM TỐN THUYẾT PHỤC
  2. TU TẬP THIỀN BẰNG CÁCH QUÁN TÂM TRONG TĨNH LẶNG
  3. TRAO MỘT LỜI KHEN