LẠC QUAN – NGHỆ THUẬT SỐNG HẠNH PHÚC

HH. DALAI LAMA XIV

Trích: Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não; Nhà sách Đạo Phật Ngày Nay; Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển Tỳ Kheo Thích Từ Đức

…Tôi đã yêu cầu những người tham gia hoàn thành một bài tập trong việc thực hành đánh giá lại một cách tích cực những hoàn cảnh, tình trạng, hay sự kiện nghịch cảnh. Bài tập liên hệ đến việc yêu cầu những tham dự viên chọn một kinh nghiệm nghịch cảnh hay một thời điểm khó khăn hay khổ đau mà họ đã trải qua, một trải nghiệm mà bây giờ đã là quá khứ. Sau khi viết xuống bài tập này, họ được yêu cầu tái cấu trúc, tái nhận định và đánh giá lại nó, nhìn kinh nghiệm từ những khía cạnh thay đổi, liệt kê bất cứ hệ quả hay lợi ích tích cực nào kết quả một cách căn bản từ kinh nghiệm ấy, hoặc là trực tiếp hay gián tiếp.

Tôi đề nghị họ sẽ quan tâm đến những câu hỏi như, có bất cứ điều gì hữu ích mà tôi học được từ kinh nghiệm đó, về chính tôi, người khác hay về những khía cạnh khác của đời sống? Tôi đã gặp bất cứ người nào như một kết quả của kinh nghiệm, hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp, ai đã đóng một vai trò nổi bật trong đời sống của tôi? Tôi đã trường thành trong bất cứ cách nào từ đó? Nó có đưa đến bất cứ những thay đổi ích lợi nào mà sẽ không xảy ra, nếu tôi không trải qua kinh nghiệm ấy? Kinh nghiệm một cách căn bản đã mở ra bất cứ những cánh cửa mới nào, cung cấp bất cứ những cơ hội mới nào không?

Kích cỡ của công việc đặc thù này được giữ một cách thận trọng để cho mỗi tham dự viên sẽ có một cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm của họ với những người khác nếu họ thật mong ước. Vì thế, trong giai đoạn hai của bài tập này, các tham dự viên được mời để chia sẻ kinh nghiệm của họ với nhóm. Ngồi trong một vòng tròn, chúng tôi đã bắt đầu với người thứ nhất, Joseph, một người chuyên môn, ăn mặc tề chỉnh, thông minh, lịch thiệp trong độ tuổi sáu mươi.

“Tôi thật không biết nói gì,” Joseph bắt đầu. “Thật dễ dàng để đưa ra một thời điểm của khổ đau – con gái tôi đã chết bốn năm trước đây vì bệnh bạch cầu. Nhưng tôi đang ngồi đây suy nghĩ về điều đó. Tôi không thể thấy bất cứ điều gì tốt lành đã đến từ đó trong bất cứ cách nào, không có điều gì tôi đã học được từ đó ngoại trừ đau thương, và không có những thay đổi lợi ích hay tích cực gì được mang đến, cho dù trực tiếp hay gián tiếp – nó chỉ là tệ hại.” Giọng nói của ông không công khai giận hờn hay đòi hỏi; đôi mắt ông và phát biểu chuyển tải gần như một loại chán chường và một loại trống vắng uể oải. Ngoại trừ có lẻ vì một giới hạn vi tế của nỗi buồn và thương đau còn sót lại – và một âm điệu không nghi ngờ của một người cha rõ ràng yêu mến con gái ông ta. Ông tiếp tục giải thích về việc ông ta đã trở thành một người cha muộn màng trong cuộc đời, trong độ tuổi năm mươi, và ông đã luôn luôn nghĩ rằng ông có thể không còn sống để thấy những đứa cháu của ông, nhưng không bao giờ nghĩ rằng một đứa nào trong hai con của ông sẽ chết trước ông.

Công nhận sự thật buồn đau đôi khi là nỗi khổ quá lớn và thảm họa quá áp đảo làm cho người ta không thấy thấy sự kiện từ bất cứ khía cạnh nào khác, một nhóm thành viên đưa ra một vài lời thông hiểu và thông cảm, và chúng tôi đã đi qua người tiếp theo để chia sẻ câu chuyện của bà ta. Trong khi một cách tổng quát như được đề nghị rằng mọi người trước tiên thực hành bài tập này với những rắc rối thông tục hơn thường ngày và dần đi đến những những vấn nạn lớn hơn, buổi trưa hôm ấy, một số người trong nhóm cũng đã chọn lựa những thử thách lớn nhất trong đời sống – đưa những câu chuyện sống sót với ung thư, đối phó với những cái chết đau thương của người thân, đối diện với phá sản sau một thời gian làm việc cực nhọc, và những thứ khác – mỗi người trong họ đã bộc lộ những lợi ích căn bản, nguyên lý “cánh cửa này đóng, cánh cửa khác mở ra”. Sau khi người cuối cùng đã chia sẻ câu chuyện của họ, khi chúng tôi định tiếp tục, thì Joseph đã đưa tay và yêu cầu được nói một vài lời.

“Quý vị biết không,” ông nói, “Tôi muốn chữa lại những gì tôi đã nói trước đây. Tôi đã nghe những câu chuyện và suy nghĩ này, và càng suy nghĩ về điều đó, tôi nhận ra rằng mặc dù đau thương, tôi có thể nghĩ về hai lợi ích đưa đến một cách căn bản. Thứ nhất, tôi nghĩ kinh nghiệm làm cho tôi mạnh mẽ hơn trong một cách nào đấy..”

“Trong cách nào?” tôi hỏi.

“À, cái chết của đứa con tôi là vấn đề rất tệ hại mà tôi có thể hình dung, tôi nghĩ rằng trải qua sự việc rất đau buồn mà tôi chưa từng bao giờ nghĩ đến, và qua khỏi nó, đã cho tôi một sức mạnh nội tại – biết rằng nếu có thể đối diện với điều ấy, tôi có thể đối phó với bất cứ vấn đề gì khác. Không còn điều gì nữa để sợ hãi, bởi vì bất chấp sự việc là khốn khó cách nào đi nữa, tôi biết rằng tôi đã qua khỏi được điều tệ hại nhất.

“Và có một điều nữa – tôi nghĩ cái chết của con gái tôi đã làm cho tôi hiểu rõ giá trị, Chloe, đứa con gái nhỏ của tôi hơn. Nó làm cho tôi nhận ra tặng phẩm của Chloe là gì, mỗi ngày, và không xem nó như điều đương nhiên, và như một kết quả tôi nghĩ tôi là một người cha tốt hơn đối với Chloe. Vì thế, tôi nghĩ đó là một thay đổi tich cực căn bản khác.

Khi sự khám phá của chúng tôi tiếp tục, đức Đạt Lai Lạt Ma thêm một thành phần nữa vào công thức của ngài để đương đầu với những nghịch cảnh của đời sống và thấy hạnh phúc trong thế giới phiền toái của chúng ta: Lạc Quan. Như đề xuất của ngài, có một liên kết gần gũi giữa lạc quan và hy vọng – càng lạc quan, thì đúng như là chúng ta có thể duy trì hy vọng trong những lúc khó khăn. Hầu hết những nhà nghiên cứu phân loại lạc quan như một cảm xúc tích cực, trong cùng một gia đình với hy vọng, vì cả hai có một định hướng “tương lai”, với một tiên đoán tổng quát về viễn tượng tích cực trong tương lai. Lạc quan là một trong những cảm xúc tích cực được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Những thí nghiệm đã cho thấy rằng lạc quan có thể đóng một vai trò nổi bật trong việc hỗ trợ chúng ta đương đầu với những hình ảnh toàn diện của các nghịch cảnh và rắc rối trong đời sống, từ những quấy rầy thường ngày đến chấn thương tinh thần, mất mát, và những thảm họa. Như với những cảm xúc tích cực khác, nó có vô số lợi ích trong việc làm nổi bật sự cát tường thân thể, tinh thần và xã hội – phối hợp với sức khỏe tốt hơn, đời sống dài hơn, hôn nhân mạnh mẽ hơn và thành công to lớn hơn trong trường học hay trong công việc.

Phương pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma về việc trau dồi sự lạc quan rộng lớn hơn liên hệ một cách thiết yếu cùng kỹ năng tổng quát được sử dụng trong trau dồi hy vọng – nhìn vào những hoàn cảnh và sự kiện tiêu cực từ một quan điểm rộng rãi hơn, nhìn vào những tình thế nghịch cảnh từ những khía cạnh khác nhau, v.v… Tuy nhiên, trong cuộc đối thoại này, ngài đã nói thêm chi tiết trong sự tiếp cận này bằng việc giải thích rằng kỹ năng liên hệ một cách năng động cho việc tìm kiếm một khía cạnh tích cực nào đó đến tình thế hay sự kiện, một lợi ích tiềm tàng hay một kết quả tích cực nào đó. Kỹ năng này đôi khi được gọi là tái cấu trúc, tái nhận định, đánh giá tích cực lại, hay tìm thấy lợi ích.

Trong việc tìm kiếm một sự thấu hiểu tốt đẹp hơn về kỹ năng này và tại sao nó rất hiệu quả, thật hữu ích để trở lại tiền đề ban đầu của đức Đạt Lai Lạt Ma: “Chúng ta nhìn thế giới chung quanh chúng ta như thế nào… chúng ta hiểu những hoàn cảnh của chúng ta như thế nào và những sự kiện xảy ra chung quanh chúng ta, có thể ảnh hưởng một cách xác định đến việc chúng ta có thể đáp ứng đến thế giới và những rắc rối của nó như thế nào… tôi nghĩ điều này liên hệ một cách trực tiếp đến khả năng của chúng ta để đương đầu với những vấn nạn và duy trì hạnh phúc.” Nghiên cứu đã thừa nhận rằng lạc quan một cách bao quát là một vấn đề của việc chúng ta nhận thức và diễn dịch những hoàn cảnh và sự kiện tệ hại của chúng ta mà khi chúng xảy ra trong đời sống, những vấn nạn, thất bại, và trì trệ. Thật rõ ràng rằng khi điều gì đấy tệ hại xảy ra, người ta có khuynh hướng hỏi, tại sao? Sự lượng định của họ về nguyên nhân, câu trả lời của họ về câu hỏi này, quyết định việc đáp ứng của họ như thế nào đến sự kiện bất lợi.

Một số nghiên cứu ban đầu trong lĩnh vực này được tiến hành bởi Bác sĩ Martin Seligman, một trong những nhà chuyên môn hàng đầu của lạc quan, người đã khai triển sự hấp dẫn với chủ đề này trong nghiệp vụ của ông tại Đại Học Pennsylvania. Seligman đưa ra lý thuyết rằng sự khác biệt giữa lạc quan và bi quan là “phong cách giải thích” của chúng, cung cách mà chúng giải thích những sự kiện tệ hại xảy ra đến chúng. Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Seligman và những người khác, có hai chiều kích trong phong cách giải thích của một người: Sự thường xuyên và sự lan tỏa. Khi giải thích một tình thế xấu, những người bi quan thường có khuynh hướng quy cho nguyên nhân hay những cảm xúc tiêu cực sẽ tiếp tục tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài, và sẽ tác động những lĩnh vực khác trong đời sống của họ, làm xói mòn mọi thứ họ thực hiện. Khi đối diện với thất bại hay bất hạnh, những người lạc quan thấy mọi thứ một cách chính xác trong thái độ lạc quan: Họ tin tưởng rằng những nguyên nhân tiềm tàng chỉ là tạm thời và chỉ hạn chế đến một trường hợp này mà thôi. Vì thế, nếu người bi quan trải nghiệm một thất bại đại loại như hỏng một kỳ thi, người ấy có thể quy cho lý do về sự thiếu thông minh bẩm sinh hay sự thiếu căn bản về năng khiếu học tập, và nghĩ, “Tôi chắc chắn sẽ hỏng lớp này và cuối sẽ bị đuổi học vì trượt thi!” Một người lạc quan, trái lại, có thể quy cho nguyên nhân đã không dành đủ thời gian để học tập cho bài kiểm này, và nghĩ, “Tôi đã thất bại bài kiểm tra này. Nhưng không có nghĩa là tôi sẽ hỏng những bài sát hạch khác.” Người lạc quan đơn giản chỉ thấy điều này như một sự trì trệ tạm thời và là một sự thử thách để hành động tốt hơn lần sau.

Bởi vì lạc quan và bi quan hầu như là một vấn đề của phong cách giải thích, những nhà tâm lý học ngày nay nhận ra lạc quan như điều gì đấy có thể nghiên cứu được – chúng ta có thể nghiên cứu để thay đổi phản ứng cảm xúc của chúng ta đến một tình thế hay sự kiện bằng việc thay đổi vấn đề chúng ta nhận thức hay thấu hiểu tình thế đó như thế nào. Kỹ năng chính được sử dụng để bồi đắp lạc quan là một kỹ thuật nhận thức cổ điển, một kỹ thuật với một thành phần chứng cứ rộng lớn khoa học minh chứng hiệu quả của nó: Đầu tiên nhận dạng sự bi quan, những tư tưởng tiêu cực, tính ôm đồm, và những tin tưởng của chúng ta; rồi thử thách một cách năng động và kháng cự lại những tư tưởng đó, tìm kiếm chứng cứ bác bẻ lại những suy nghĩ đó hay thay đổi những sự giải thích một cách lạc quan hơn.

Chúng ta có thể thấy phương pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma đương đầu với thế giới rắc rối của chúng ta cùng với những kỹ năng đã được thực hành một cách rộng rãi trong tâm lý học Tây phương. Những gì ngài gọi là “trau dồi một quan điểm thực tiễn” hay “nhìn từ một viễn tượng rộng rãi hơn”, những nhà tâm lý học gọi là “những kỹ năng nhận thức”. Cả hai sự tiếp cận liên hệ sự đánh giá lại một cách tích cực. Khả năng để tái cấu trúc hay đánh giá lại những kinh nghiệm và quan điểm của chúng ta từ một nhận thức rộng rãi hơn, một khía cạnh tích cực hơn, hy vọng và lạc quan, và một sự bố trí các cảm xúc tích cực. Phương pháp này có thể tóm tắt lại, cô đọng lại trong cốt lõi của nó, và có thể gói gọn trong một câu mà thôi, bằng việc tự hỏi chính mình: “Tôi có thể thấy điều này một cách khác biệt như thế nào?” Kỹ năng này có một sự áp dụng rộng rãi. Có nhiều phương thức mà chúng ta có thể phản ứng đến những tình thế và sự kiện trái ngang. Thí dụ, chúng ta có thể phản ứng với sự giận tức, thịnh nộ, ghen tỵ, thù hận, cực kỳ lo lắng, hay chán nản. Tất cả những điều này là các cảm xúc tiêu cực có thể xói mòn hạnh phúc. Phương pháp này có thể được áp dụng trong những hoàn cảnh mà căn cứ vào đấy làm phát sinh bất cứ những cảm xúc tàn phá này. Nó có thể giúp chúng ta đối diện với tình thế một cách hiệu quả hơn, chiến đấu cảm xúc tiêu cực, và gia tăng cảm giác tổng thể của chúng ta về cát tường.

Tuy nhiên, khi chúng ta nói về việc nhìn vào nghịch cảnh và các rắc rối từ một viễn tượng tích cực hơn, tìm kiếm những khía cạnh tích cực của một hoàn cảnh tiêu cực, v.v…, có một đề tài thông thường sinh khởi: Nhiều người có thể hỏi, “Không phải sách lược này là giống như suy nghĩ tích cực hay sao,” chỗ mà chúng ta nói với chính mình tất cả những thứ tích cực, luôn luôn ‘nhìn về phía sáng’. Trong khi quên đi hay phủ nhận những khía cạnh tiêu cực của thực tế? Không phải đây là ‘Chủ Nghĩa Lạc Quan Quá Độ’, chỗ mà chúng ta đang tự lừa dối mình hay sao?”

Dĩ nhiên, giống như những điểm tâm lý khác, có thể có những sai biệt đáng kể giữa những con người trong trình độ lạc quan theo thói quen của họ, và khi lạc quan trở nên cực đoan, nó có thể trở thành không thực tế và có khả năng đưa chúng ta vào rắc rối – đánh giá thấp hiểm họa, phóng đại khả năng của chúng ta, hay liên tục đổ thừa người khác cho những vấn nạn của chúng ta ngay cả khi rắc rối được tạo ra bởi thái độ của chính chúng ta. Thêm nữa, những nghiên cứu trước đây cung ứng một chứng cứ nào đấy rằng những người lạc quan thật sự có khuynh hướng gạn lọc tin tức với một sự thiên vị tích cực, một cách căn bản cho phép tin tức tích cực xuyên qua tâm ý trong khi loại bỏ thông tin tiêu cực. Những sự nghiên cứu này thấy rằng, trong thực tế, những người chán nản hay buồn phơn phớt có khuynh hướng nhận thức thực tế một cách chính xác hơn.

Chính ở đây mà tuệ giác của đức Đạt Lai Lạt Ma có thể trở nên rất quan trọng. Như chúng ta đã thấy, sự tiếp cận của đức Đạt Lai Ma được xây dựng trên một nền tảng của “suy nghĩ thực tế”. Bằng việc bảo đảm rằng nhận thức hay sự thấu hiểu về các sự kiện luôn luôn được căn cứ trên thực tế, “sự tiếp cận thực tiển” của đức Đạt Lai Lạt Ma có một cơ chế an toàn trọn vẹn ngăn ngừa những hiểm họa phối hợp với sự lạc quan cực đoan hay không thực tế.

Dường như trên bề mặt có thể không thể thấy những hoàn cảnh nào từ khía cạnh tích cực. Nhưng giống như sự minh họa của Joseph, người cha đã mất đứa con, nếu chúng ta khảo sát một cách cẩn thận, luôn luôn có những phương cách để nhận thức rắc rối từ một thái độ lạc quan, nhưng trong những cách không phủ nhận thực tế. Xét cho cùng, do bởi bản chất tương đối của mọi thứ, chẳng bao giờ chỉ có một cách duy nhất để nhìn vào việc gì đó, vì thể chúng ta có thể đặt phần lớn chú ý đến những khía cạnh tích cực kinh nghiệm của chúng ta và trau dồi một triển vọng đặt nền tảng trong việc cảm kích những thứ tốt đẹp trong cuộc sống của chúng ta, mà không phủ nhận thực tế. Và vì không ai trong chúng ta có thể tiên đoán tương lai một cách đúng đắn, và chúng ta không thật sự biết những gì sẽ xảy ra, chúng ta có thể chọn đón nhận một quan điểm lạc quan mà không phủ nhận thực tế. Và ngay cả một quan điểm nhìn các rắc rối như những thử thách, với một sự định hướng đối với việc giải quyết rắc rối, việc cố gắng cho những mục tiêu của chúng ta, và ở trên triển vọng vì những cơ hội tiềm tàng để đem đến những thay đổi lợi ích.

Hấp dẫn thay, nghiên cứu mới gần đây khám phá rằng những người lạc quan nhất sẽ tương hợp sự diễn tả về kiểu thức một “người lạc quan” của đức Đạt Lai Lạt Ma. Mặc dù sự nhận thức thông thường của những người lạc quan đúng hơn là có vẻ có năng lực hơn những kẻ bi quan để sống trong thế giới phóng túng của riêng họ, và chứng cứ quá khứ rằng những người phiền muộn phơn phớt thường thấy thực tế một cách rõ ràng hơn, nhưng đang có những chứng cứ lớn mạnh bác bẻ lại quan điểm này, thấy rằng những người bi quan là có khả năng lừa dối chính họ và phủ nhận thực tế hơn là những người lạc quan.

Trong thực tế, có những nghiên cứu quan trọng cho thấy rằng những người lạc quan đương đầu tốt hơn những người bi quan dưới những điều kiện khó khăn, và trải nghiệm ít khổ sở hơn. Nghiên cứu trên những khác biệt trong những lối đương đầu cho thấy rằng người lạc quan có một phương hướng đương đầu để giải quyết khó khăn năng động hơn và tiếp tục sử dụng nỗ lực ngay cả khi đối phó với một vấn nạn nghiêm trọng, trái lại chính là người bi quan thường lẫn tránh tình thế hay giả vờ như rắc rối không hiện hữu. Những người lạc quan được thấy là uyển chuyển hơn trong việc tìm ra giải pháp, có vẻ có năng lực để đánh giá lại hoàn cảnh của họ khi tiếp tục đương đầu với nó, theo thực tế của tình thế. Và khi hoàn cảnh vượt khỏi khả năng kiểm soát hay sự giải quyết của họ, những người lạc quan thường thực hiện một nỗ lực để chấp nhận thực tế của những sự kiện gây ra căng thẳng, nhưng đây không phải là một loại khắc kỷ căn cứ trên sự cam chịu hay định mệnh, mà đúng hơn nó là một loại cố gắng để chấp nhận thực tế và hợp nhất nó vào trong quan điểm hay thế giới quan của họ. Sau đó họ sử dụng những kỹ năng nhận thức cố gắng để thấy một hoàn cảnh tệ hại trong ánh sáng hợp lý nhất và cố gắng để học hỏi điều gì đó thậm chí từ trong nghịch cảnh.

Lạc quan, giống như tất cả những cảm xúc tích cực, là một thể trạng phong phú của tâm thức, với khả năng của chúng ta cho lạc quan được quyết định một phần bởi sự bố trí căn bản, sự giáo dục, kinh nghiệm đời sống, và khả năng tự nhiên của chúng ta để điều chỉnh những cảm xúc của chính chúng ta. Nhưng một điều căn bản rõ ràng là bất chấp sự bố trí hay kinh nghiệm của chúng ta có thể là gì, lạc quan có thể được trau dồi một cách cẩn trọng qua nỗ lực của chính chúng ta và, như đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến nghị, nó định hình triển vọng căn bản của chúng ta về cuộc sống khi cần thiết.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LẠC QUAN VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC
  2. KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC
  3. HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?

Bài viết khác của tác giả

  1. TÌNH YÊU THƯƠNG GIỐNG NHƯ MỘT VIÊN NGỌC QUÝ
  2. MỘT ĐẦU ÓC UYỂN CHUYỂN
  3. KHÁM PHÁ NHỮNG GÓC NHÌN MỚI

Bài viết mới

  1. NGUỒN GỐC CỦA MA TRẬN THẦN THÁNH
  2. TRUNG ĐẠO
  3. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ SIÊU NĂNG LỰC QUYỀN LỰC & TÁC ĐỘNG