LAMA SURYA DAS
Trích: Sư Tử Tuyết Bờm Xanh-Truyện cổ dịch; Nguyễn Tường Bách dịch; NXB Hội Nhà Văn
-----???-----
TẠI GIÁC THÀNH, là nơi Phật Thích Ca thành đạo, có một Tăng sĩ. Vị Tăng sĩ đó có một thành kiến với Đại thừa Phật giáo, vị ấy xem Đại thừa là một cái gì trừu tượng. Vị ấy hay giảng giải với các người nghe rằng, Đại thừa hay nói quá nhiều đến vị đại sư đắc đạo, các vị thánh, các vị hộ pháp…, đến nỗi mất luôn sự tin tưởng. Vị ấy chủ trương theo Tiểu thừa, khuyên người đời nên từ bỏ hệ thống Đại thừa quá mênh mông, chỉ làm người ta mất phương hướng.
Nhưng mọi người đều nghĩ, quan điểm nào cũng phải được thử thách và quan điểm của vị ấy cũng thế. Một ngày nọ, lúc tắm tại sông Ni-liên-thuyền, vị ấy bị nước cuốn trôi. Vị ấy chới với giữa dòng không biết làm sao thì trong đầu bỗng nhớ đến một vị nữ thần trong Đại thừa là Tara. Trồi lên ngụp xuống trong dòng nước, vị ấy chỉ còn biết kêu cứu Tara. Đến lúc hầu như tuyệt vọng thì vị ấy bỗng thấy một tượng gỗ chiên đàn khổng lồ trôi bên cạnh. Tượng này vị ấy đã nhiều lần trông thấy và cũng đã hít thở mùi thơm của gỗ chiên đàn. Tượng biểu trưng thần Tara như là người cứu giúp các tâm hồn đang trôi dạt trong biển cả của ảo giác. Vị tu sĩ này biết rõ như thế vì chính ông là người cũng từng chê cười quan điểm bức tượng. Bấy giờ vị tu sĩ ôm chặt bức tượng và giữ đầu được cao trên mặt nước để rồi dòng sông xua dạt ông vào một bờ yên tĩnh. Cả vài tiếng đồng hồ sau vị tu sĩ vẫn còn nằm nơi đó. Sông Ni-liên-thuyền đã kéo rách mất chiếc y vàng. Lõa thân và run lẩy bẩy, người tu sĩ Tiểu thừa ôm chặt bức tượng gỗ thần Tara như một đứa trẻ con ôm mẹ.
Tất nhiên sau đó người tu sĩ bênh vực cho quan điểm Đại thừa, trong đó mọi mức độ tâm linh đều được coi trọng, kể cả mức tin tưởng nơi sức cứu độ của tượng thần linh.
Nữ thần Tara, có bảy mắt (hai mắt thường, mất trí huệ giữa trán, bốn mắt ở tay chân), tay trái cầm hoa sen, tay mặt bắt ấn cứu độ
—–???—–