ĐƠN THUẦN CHỈ LÀ NẤU ĂN

GIANG LÊ

Nguồn: Heritage.

Tại sao những chương trình truyền hình, những thước phim về ẩm thực luôn mê hoặc một lượng lớn khán giả – dù họ có thê là những đầu bếp tại gia hay những kẻ lười nấu nướng thời hiện đại? Phải chăng chủ đề ẩm thực cho các bộ phim đã luôn bắt nhịp được đời sống tỉnh thần của xã hội và chạm đến những khát khao thầm kín của con người. Hãy cùng khám phá cách điện ảnh đem đến cho con người những góc nhìn, ý nghĩa đằng sau hoạt động thường nhật: Nấu ăn.

Thông điệp của lòng biết ơn

Hơn 30 năm trước, bộ phim của điện ảnh Đan Mạch, Babette’s Feast (Bữa tiệc của Babette) xuất sắc giành giải tượng vàng Oscars cho Phim nước ngoài hay nhất. Và đó là một trong những bộ phim kinh điển về ẩm thực. Bộ phim dài hơn một tiếng rưỡi với khung cảnh đông ảm đạm của một ngôi làng nhỏ ở châu Âu. Đối lập với màu xám lạnh lẽo của không gian là sắc độ ấm áp của bữa yến tiệc — nơi thể hiện rõ nhất thông điệp: tình yêu thương và lòng biết ơn. Người xem được thưởng thức những tinh hoa ẩm thực phương Tây, từ sự cầu kì trong chọn lựa những nguyên liệu hạng sang cho đến sự tinh tế trong gia giảm, quy cách ứng xử trong bữa tiệc và câu chuyện trên bàn tiệc.

Bữa tiệc hoàn hảo trong Babeffes Feast chứa đựng sự biết ơn của cô đầu bếp Babette (vốn là đầu bếp một nhà hàng nỗi tiếng của Paris) dành cho chủ nhà, hai chị em ngoan đạo — người đã cưu mang mình. Và tình yêu đặt trọn trong những món ăn đó đã lan tỏa, khiến những thực khách hàn gắn mọi bất đồng cuộc sống. Xúc động nhất trong bữa tiệc chính là màn phát biểu của vị tướng, người đã hưởng thụ tất cả những sản vật ngon nhất thế giới (trong đó có cả những món ăn của Babette ở Paris), giờ đây nhận ra mọi lựa chọn trong cuộc sống đều không còn quan trọng nữa, bởi chính tại đây, ông cảm nhận được điều quan trọng nhất chính là vẻ đẹp trường tồn của sự tha thứ.

Babeffe’s Feast trở thành bộ phim mang âm hưởng của Lễ tạ ơn và là bộ phim yêu thích của nhiều đầu bếp nổi tiếng trên thế giới.

Thông điệp về môi trường

Nếu Babeffe’s Feast cỗ điển xoay quanh thông điệp về tình yêu, triết lý cuộc sống trên bàn ăn thì những bộ phim về ẩm thực hiện đại lại là bức tranh về lối sống xanh và bảo vệ môi trường. Những năm gần đây, xu hướng ăn chay được nhiều người ưa chuộng. Bộ phim tài liệu Chefs table (Bàn ăn của bếp trưởng) của Netflix đưa khán giả vào một chuyến hành trình ẩm thực quyến rũ đến nhiều nhà hàng trên thế giới để tìm hiểu về các đầu bếp nỗi tiếng cũng như cách họ đưa tình yêu với âm thực vào từng món ăn.

Một tập phim của phiên bản Chefs Table: France, giới thiệu nhà hàng 3 sao Michelin, Arpege ở thủ đô Paris hoa lệ, nơi vị bếp trưởng Alain Passard táo bạo thay đổi thực đơn từ sử dụng nhiều loại thịt sang sử dụng rau củ. Cú thay đổi bất ngờ đó liệu có khiến nhà hàng của Alain đối mặt nguy cơ mắt đi ngôi sao Michelin danh giá? Câu trả lời nằm trong bộ phim mang tiết tấu chậm rãi, mô phỏng hành trình làm mới tiên phong với ẩm thực rau củ tự nhiên của vị đầu bếp Pháp. Với rau củ, ông vẫn sáng tạo ra được những món ăn đẳng cấp. Bộ phim cũng gợi mở xu hướng “farm to table” (từ nông trại đến bàn ăn) — tìm về các nguyên liệu “organic” (hữu cơ), đảm bảo chất lượng như từ chính khu vườn nhà bạn vậy.

Nhắc về lối sống nông trại, không thể không nhắc đến bộ phim Nhật Bản, Liffle Forest Summer/ Autumn (2014) (Mùa hè thu dễ thương). Bộ phim kiệm lời nhưng giàu hình ảnh, các công thức món ăn được giới thiệu trong phim là tuyên ngôn của lối sống chậm. Một cô gái trẻ rời thành phố về quê thực hành làm nông. Cô tự trồng lúa, trồng rau củ quả, đi câu cá và hưởng thụ lối sống điền viên. Bộ phim mang đến sự trong trẻo từ nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, sự hài hòa của ẩm thực theo mùa, và quan trọng nhất là khơi dậy tình yêu dành cho việc nấu nướng tại gia.

Thông điệp gia đình

Một giả thuyết được đưa ra từ bộ phim tài liệu Cooked (Nấu nướng) của đạo diễn Alex Gibney lý giải cho việc “ghiền” xem người khác nấu ăn nằm ở những ký ức của con người về những bữa cơm mẹ nấu, về những khoảng thời gian gia đình quây quần đầm ám bên bàn ăn. Thẳm sâu trong tiềm thức, đó chính là cảm giác được yêu thương và che chở.

Không có gì ngạc nhiên khi đa số những bộ phim ẩm thực gắn liền với gia đình. Eaf, Drink, Man, Woman (1994) (Ăn, uống, đàn ông, đàn bà) — bộ phim hài kịch lãng mạn của đạo diễn Lý An, là một trong những bộ phim đầu tay của ông chinh phục thị trường Hollywood. Bộ phim bắt đầu bằng những “đường quyền” mê hoặc… trong ẩm thực. Chỉ với 6 phút ngắn ngủi, những món ăn “xuất khẩu ra thế giới” nỗi tiếng của Trung Quốc lướt qua màn ảnh như vịt quay Bắc Kinh, dimsum, gà hầm, bánh tiêu, rau cải xào… Xuyên suốt bộ phim, khán giả sẽ được “mời” vào rất nhiều bữa ăn gia đình — nơi mọi cung bậc tình cảm cha con, chị em và cả những mâu thuẫn thế hệ, quan điểm sống được bộc lộ trong bữa ăn. Khi cuộc sống bận rộn biến những bữa ăn gia đình trở nên xa xỉ thì cách Lý An khơi lại truyền thống mong manh đó lại khiến người xem trân trọng từng bữa ăn mình có cùng người thân.

Một bộ phim đáng xem khác của điện ảnh châu Á phải kể đến Jiros Dream of Sushi (Nghệ nhân làm Sushi — uiro), bộ phim nói về một trong những nhà hàng sushi từng được đánh giá 3 sao Michelin ở Tokyo, Sukiyabashi Jiro, nơi chỉ có 10 chỗ ngồi và phải đặt bàn trước hàng năm trời. Mọi công đoạn trong phim từ đi chợ cá hàng ngày đến chuẩn bị món ăn hay tiếp khách đều được mô phỏng y nguyên từ cuộc sống đời thật. Điều thú vị của bộ phim về nhà hàng xa xỉ này không chỉ nằm ở món sushi mà còn ở vị đầu bếp — nghệ nhân hơn 94 tuổi, Jiro. Ông là nhân chứng sống của chủ nghĩa hoàn hảo trong ẩm thực, là người truyền lại nghề cho chính các con mình. Đan xen những thước phim ẩm thực là hình ảnh về gia đình, là cách một nhà hàng cha truyền con nối vận hành để giữ vững triết lý và các giá trị ầm thực riêng của nó.

 

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. HÃY ĐỂ NIỀM ĐAM MÊ CỦA BẠN NẤU ĂN – ĐỜI SỐNG CHÁNH NIỆM TRONG NHÀ BẾP
  2. NỀ NẾP VĂN HÓA GIA ĐÌNH
  3. NẤU ĂN LÀ TU TẬP

Bài viết mới

  1. HẠNH PHÚC VÌ BIẾT ĐỦ
  2. AI CŨNG CÓ THỂ HẠNH PHÚC NGAY TỪ GIÂY PHÚT NÀY
  3. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ