KINH DOANH VÀ ĐỨC PHẬT

HH. DALAI LAMA XIV

Trích: Kinh Doanh Và Đức Phật; Tác giả: Tiến sĩ Lloyd Field; Việt dịch bởi Thạc sĩ Trịnh Đức Vinh; NXB Tôn Giáo; 2010

Đức Dalai Lama

Đức Dalai Lama

Trong thế giới mà chúng ta đang sống, mọi người không bận tâm nhiều về các giá trị nhân văn, trong khi lại quan tâm quá nhiều đến tiền bạc và quyền lực. Tuy nhiên, nếu như xã hội loài người mất đi các giá trị của sự công bằng, tình thương và lòng trung thực, thì chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn còn to lớn hơn nữa trong tương lai. Một vài người có thể nghĩ rằng những thái độ đạo đức này là không cần thiết lắm trong các lĩnh vực như kinh doanh hay chính trị, nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý với những suy nghĩ đó. Giá trị của những hành động của chúng ta phụ thuộc vào động cơ của chúng ta (khi làm chúng).

Theo quan điểm của đạo Phật, tất cả suy nghĩ và hành động của chúng ta đều khởi nguồn từ tâm. Do đó, việc chúng ta đề cao hay không đề cao tính nhân văn, lòng trắc ẩn và tình thương sẽ tạo nên những khác biệt lớn lao. Nếu chúng ta có tâm tốt và lo lắng tới việc phát triển xã hội loài người thì dù chúng ta làm việc trong lĩnh vực khoa học, chính trị hay kinh doanh, kết quả luôn luôn là có lợi ích. Khi chúng ta có một động cơ tích cực, các hoạt động của chúng ta sẽ có ích cho nhân loại; còn không chúng sẽ chẳng có ích lợi gì. Ví dụ trong lĩnh vực kinh doanh, việc theo đuổi lợi nhuận mà không đếm xỉa gì đến các hậu quả có hại vẫn tạo ra những niềm vui lớn khi thành công. Nhưng những kết quả cuối cùng sẽ vẫn là đau khổ: môi trường bị tàn phá, những phương pháp kinh doanh trái đạo đức của chúng ta loại bỏ những phương pháp khác (có đạo đức hơn) ra khỏi công việc kinh doanh, những vũ khí mà chúng ta chế tạo ra gây nên chết chóc và thương tật. Đã có nhiều kết quả rõ ràng minh chứng cho điều này. Bởi vì cuộc sống của chúng ta ngày nay bị ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh ở cấp độ này hay cấp độ khác, việc các quyết định kinh doanh có mang màu sắc của lòng từ bi hay không ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, mặc dù việc thay đổi nội tâm để phát triển lòng từ bi là rất khó khăn, nhưng rõ ràng đó là điều xứng đáng để chúng ta cố gắng.

Tôi rất cảm kích khi một vài người như Lloyd Field – một người ngưỡng mộ các giá trị nhân văn cơ bản vốn là những trọng tâm trong giáo lý của Đức Phật – tìm cách áp dụng những giá trị này vào thực tế của thế giới hiện đại nhằm đem lại những lợi ích rộng khắp cho mọi người. Mặc dù tôi không quan tâm nhiều đến số lượng những người tự coi mình là Phật tử nhưng tôi lại nóng lòng muốn thấy các tư tưởng đạo Phật có thể đóng góp như thế nào đối với lợi ích chung (của nhân loại). Do đó, tôi hoan nghênh Lloyd Field về những nỗ lực trong cuốn sách này để viết nên những gì mà ông ta thấy, như lòng tham cố hữu trong chủ nghĩa tư bản, những đau khổ mà nó gây ra; và để tạo nên một mô hình công bằng hơn, mà một trong những mục đích của nó là việc loại bỏ đau khổ của con người. Điều đáng ưu tiên bây giờ là việc áp dụng có hiệu quả những mô hình như vậy vào thực tế.

 Lloyd Field  là một tiến sĩ về nguồn nhân lực, có 30 năm làm việc với các lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Ông đã đào tạo hơn 20 ngàn nhà quản lý trên thế giới.

 

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. KINH DOANH
  2. BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN

Bài viết khác của tác giả

  1. NHỮNG CÂU NÓI CỦA DALAI LAMA 14TH
  2. TÂM TỪ BI: CON NGƯỜI MÀ CHÚNG TA MUỐN TRỞ THÀNH
  3. TÂM BÌNH AN TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN KHÔNG THỂ TRÁNH

Bài viết mới

  1. QUAN SÁT NGÔN NGỮ CƠ THỂ
  2. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  3. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH