CẢM XÚC VÀ CÁC CƠ QUAN TƯƠNG ỨNG

CYNDI DALE

Trích: Thao Tác Chữa Lành Cơ Thể Vi Tế – Hướng dẫn toàn diện về chữa lành năng lượng; Nhóm dịch thuật Ánh Sáng

Cyndi Dale (sinh năm 1959) là một tác giả nổi tiếng thế giới, diễn giả, người chữa lành và tư vấn kinh doanh, tư vấn trực quan và chữa bệnh cho hơn 30.000 cá nhân, giúp họ sống hạnh phúc hơn, thành công và hoàn thành cuộc sống.

—– ??? —–

 

Các nhà trị liệu y học Trung Hoa hiểu rằng cảm xúc có ảnh hưởng đến sinh lý. Do đó, họ đánh giá và điều trị các cảm xúc, đặc biệt là trong mối tương quan với các kinh mạch mà các cảm xúc tác động đến. Trong y học Trung Hoa, các cảm xúc mạnh được coi là nguyên nhân nội tại chủ yếu của bệnh tật. Trong khi các cảm xúc mạnh mẽ thường là những phản ứng thông thường của chúng ta với môi trường bên ngoài, khi chúng không được kiểm soát hoặc bị kìm nén, sự mất cân bằng Âm – Dương sẽ xảy ra, các cơ quan và các hệ thống cơ quan trong cơ thể của chúng ta sẽ bị hủy hoại và bệnh tật tràn vào, dòng chảy của khí và huyết sẽ bị rối loạn, các kinh mạch bị tắc nghẽn, đặc biệt là những kinh mạch gắn với một loại cảm xúc riêng biệt. Ở phương Tây, chúng ta tách suy nghĩ khỏi các cảm giác, nhưng ở phương Đông lại không như vậy. Các cảm xúc thực sự là suy nghĩ kết hợp với cảm giác. Suy nghĩ lái cảm giác, và cảm giác tự chúng tạo ra môi trường hóa chất, thái độ và môi trường điện có ảnh hưởng đến các cơ quan và các kinh mạch.

☀️ Cảm xúc vui quá độ tiêu thụ năng lượng Kinh mạch Tim, dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng cho Tim. Nó cũng làm trái tim thư giãn, do đó trái tim không thể thực hiện hiệu quả chức năng của nó được. Kết quả có thể là cảm giác lo âu, chứng mất ngủ, tim đập nhanh, quá khích, và chứng cuồng.

☀️ Cảm xúc giận dữ thái quá tiêu thụ năng lượng Kinh mạch Gan, dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng cho gan. Nó cũng dâng lên đầu, gây chứng đau đầu, cao huyết áp, và nguy cơ đột quỵ. Nó cũng gây ra sự cuồng nộ, oán giận và thất vọng.

☀️ Cảm xúc đau thương và buồn rầu thái quá đốt cháy năng lượng Kinh mạch Phổi, dẫn đến sự thiếu năng lượng cho phổi, đồng thời gây ra chứng đau chướng bụng. Các triệu chứng bao gồm khóc, co thắt ngực, và các vấn đề về phổi.

☀️ Lo nghĩ thái quá, còn gọi là sự suy nghĩ miên man, làm tiêu hao năng lượng Kinh mạch Lá lách, dẫn đến thiếu năng lượng lá lách, gây ra sự tắc nghẽn trong lá lách. Các biểu hiện là kích thích thần kinh thái quá, dẫn đến mệt mỏi và sự thờ ơ.

☀️ Sự hoảng sợ làm phân tán khí và làm rối loạn năng lượng Kinh mạch Túi mật. Sự hoảng sợ, chứ không phải nỗi sợ, bị gây ra do những thứ làm chúng ta giật mình ngay tại thời điểm hiện hành. Nó là cha đẻ của tính thiếu quyết đoán, sự lẫn lộn, thiếu dũng khí, và thậm chí còn có thể hủy hoại năng lượng Kinh mạch Thận nếu các tình huống gây hoảng hốt trở thành kinh niên, như trong trường hợp lạm dụng lâu ngày.

☀️ Nỗi sợ kinh niên tiêu tốn năng lượng Kinh mạch Thận, dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng thận. Nỗi sợ cũng ép năng lượng Thận đi xuống, gây ra các vấn đề ở nửa dưới của cơ thể và các vấn đề của thận. Cơn sốc gây ra những hỗn loạn trong thận, làm giảm hiệu quả của cơ quan này.

? Lưu ý: Trong hầu hết các hệ thống y học Trung Hoa, sự đau thương và buồn rầu được coi là hai cảm xúc tách biệt, cả hai đều có hại cho phổi. Khi có thêm các cảm giác vui sướng, hoảng sợ, giận dữ, lo nghĩ và sợ ta có kết quả là bảy cảm xúc. Trong các hệ thống khác, suy nghĩ (suy tư miên man) và lo lắng được coi là hai cảm xúc tách biệt.

CÁC BƯỚC CHỮA LÀNH CẢM XÚC

Có một bài tập thiền định chữa lành các cảm xúc và các cơ quan. Dưới đây là một quá trình có thể được sử dụng để tái cân bằng trên tất cả các mức độ khi bạn đã xác định một phản ứng mạnh mẽ về cảm xúc.

?Bước 1: Dán nhãn cảm xúc mạnh đó. Chú ý đến một loạt các cảm xúc có căn nguyên từ các đường kinh mạch. Cảm xúc cơ bản nào dường như là đang phá hủy bạn? Nếu bạn thấy bối rối, hãy thở sâu vào phần của cơ thể đang trải nghiệm sự căng thẳng. Nằm bên dưới sự căng thẳng đó đều có một cảm xúc đang chế ngự.

?Bước 2: Theo dấu cảm xúc đó để tìm ra một kinh mạch có liên quan. Tra cứu các chức năng của đường kinh mạch này để xem liệu rối loạn cảm xúc đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào về mặt vật lý, tinh thần, tình cảm và thậm chí cả tâm linh nữa.

?Bước 3: Xác định lời nói dối đã tạo ra sự căng thẳng đó. Trong tiềm thức, những gì bạn đang nói với bản thân đang tạo ra một sự rối loạn cảm xúc. Hãy nhắm mắt lại và yêu cầu cảm nhận hoặc nhìn thấy một hình ảnh để giải thích một sự kiện trong quá khứ mà có thể ảnh hưởng tới bạn. Dựa theo kinh nghiệm này, niềm tin nào bạn đã ôm cứng lấy và tưởng rằng nó có thật? Làm thế nào mà niềm tin đó lại có vẻ như bảo vệ bạn khỏi sự tổn thương? Liệu bạn có thể tìm thấy sự dối trá nằm trong niềm tin đó không?

?Bước 4: Thay thế lời nói dối bằng sự thật. Bạn đã từng bị mắc kẹt trong một lối phản ứng, điều này đã dẫn đến sự mất quân bình cảm xúc. Niềm tin gì sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng cho cuộc sống của bạn? Liệu bạn có thể dựng nên một sự thực cao hơn bằng cách tạo ra một lời khẳng định tích cực? Hình dung ra một câu xác quyết bằng việc bắt đầu một câu dùng từ “Tôi” và lựa một động từ thể chủ động, kiểu như “Tôi bây giờ đang thừa nhận rằng tôi được yêu thương” hoặc “Tôi quyết đoán trong việc chọn những người tử tế đối với tôi”.

ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ CÁC VÒNG TUẦN HOÀN CỦA KHÍ

Trong y học truyền thống Trung Hoa, đồng hồ sinh học cung cấp phản hồi của cơ thể để chẩn đoán và điều trị sự mất cân bằng của khí. Và nếu như bạn biết khi nào thì một cơ quan riêng biệt trong cơ thể đang ở trong trạng thái năng động nhiều nhất hoặc ít nhất, bạn có thể hỗ trợ nó thông qua vô số các kỹ thuật, gồm có cả các liệu pháp truyền thống, thực phẩm thích hợp, các bài tập thở, chú tâm vào cảm xúc và các phép luyện tập như là khí công, mô tả những chuyển động đặc biệt của các cơ quan.

Khí di chuyển thông qua mỗi một kinh mạch mất hai tiếng đồng hồ theo chu kì 24 giờ, do đó, cứ hai tiếng trên một ngày thì mỗi một kinh mạch lại đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu.

Mỗi một kinh mạch đều được coi hoặc là âm, hoặc là dương. Các kinh mạch âm vận chuyển khí lên phần trên của cơ thể, và các kinh mạch dương vận chuyển khí xuống phía dưới. Các kinh mạch âm mang tính kiềm chế, tĩnh tại, điềm tĩnh; trong khi các kinh mạch dương lại kích thích, năng động và hoạt hóa. Khi được kết hợp lại, những năng lượng này tạo nên một năng lượng hợp nhất, năng lượng khởi nguồn từ trong vũ trụ và tiếp tục chảy xuyên qua vũ trụ và cả chúng ta nữa, thông qua các đường kinh mạch.

Các kinh mạch kết hợp với nhau thành các cặp âm-dương theo hai cách khác nhau. Trong cả hai trường hợp, các kinh mạch bổ sung cho nhau và đều được điều trị theo cách để chúng hiệp lực hỗ trợ cho nhau. Phương pháp tiếp cận đầu tiên trong trị liệu là thông qua các mối quan hệ của các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như phổi (âm) và ruột già (dương) là một cặp, dạ dày (dương) và lá lách (âm) là một cặp. Bạn sẽ để ý thấy rằng những kinh mạch này nằm ngay kế bên nhau trên đồng hồ sinh học (xem bên dưới) và chúng có chung một thành tố với nhau. Các triệu chứng xuất hiện khi đạt tới đỉnh cao của năng lượng, hay vào các giờ năng động của chúng, nếu một kinh mạch đang xử lý năng lượng dư thừa. Các triệu chứng của sự thiếu hụt năng lượng thì dễ nhận biết thông qua sự rút đi của sóng năng lượng. Các nhà trị liệu tăng cường khí trong một kinh mạch chỉ sau khi nó đạt tới đỉnh và làm giảm sự quá dư thừa khí ngay trước giai đoạn đỉnh cao. Đỉnh cao năng lượng và đa số các giờ năng động của kinh mạch được tóm tắt trong danh sách dưới đây. Sự rút đi của năng lượng xảy ra chính xác sau đó 12 tiếng.

Ví dụ, Kinh mạch Lá Lách là một kinh mạch âm, năng động nhất vào giữa 9 giờ và 11 giờ sáng; Kinh mạch Tam Tiêu Kinh là kinh mạch dương, năng động nhất vào giữa 9 giờ và 11 giờ tối. Do đó, đồng hồ sinh học được chia các chu kỳ 2 tiếng như sau:

  • Phổi: 3 – 5 giờ sáng Âm; Kim
  • Ruột già: 5 – 7 giờ sáng Dương; Kim
  • Dạ dày: 7- 9 giờ sáng Dương; Thổ
  • Lá lách: 9 – 11 giờ sáng Âm; Thổ
  • Tim: 11 – 1 giờ chiều Âm; Hỏa
  • Ruột non: 1 – 3 giờ chiều Dương; Hỏa
  • Bàng quang: 3 – 5 giờ chiều; Dương; Thủy
  • Thận: 5 – 7 giờ tối Âm; Thủy
  • Màng ngoài tim: 7- 9 giờ tối Âm; Hỏa
  • Tam tiêu kinh: 9 – 11 giờ đêm Dương; Hỏa
  • Túi mật: 11 – 1 giờ đêm Dương; Mộc
  • Gan: 1 – 3 giờ sáng Âm; Mộc.

Vẫn còn có một cách khác để tận dụng đồng hồ sinh học là làm việc với cả hai thái cực đối lập. Đây là cách tiếp cận chủ đạo thứ hai trong phối hợp âm-dương. Trong khi một kinh mạch đang tại đỉnh cao năng lượng của nó trong 2 tiếng, kinh mạch đối diện cách nó 12 giờ đồng hồ lại đang trong giai đoạn thấp nhất của sóng năng lượng. Những cặp kinh mạch này liên kết với các thành tố khác nhau như là 2 thành tố đối lập trong sự phân chia âm-dương.

Nhìn chung, nếu một kinh mạch đang tắt thì thái cực đối diện của nó sẽ đòi hỏi được hỗ trợ. Kiểu kết hợp này mang nét đặc trưng là trong khi kinh mạch này đang được tiếp dư thừa năng lượng thì kinh mạch kia lại đang ở dưới mức năng lượng. Có vài cách để tận dụng đồng hồ sinh học. Cách đầu tiên là sống trong sự liên kết với dòng chảy của khí. Ví dụ, kinh mạch Thận, một nguồn năng lượng sóng, năng động trong khoảng 5 đến 7 giờ tối, là quãng thời gian lý tưởng để tập thể dục và tận dụng năng lượng sẵn có. Chúng ta có thể muốn ăn sáng giữa khoảng 7 đến 9 giờ sáng, khi mà Dạ Dày của chúng ta có thể xúc tiến việc tiêu hóa. Tuy nhiên, nó vẫn có thể phục vụ bạn vào giữa khoảng 5 đến 7 giờ sáng, khi mà Ruột Non của bạn hoạt động mạnh nhất; vào thời điểm đó trong ngày, chúng ta có thể thải ra các chất độc của ngày hôm trước thông qua chuyển động của ruột buổi sáng sớm và cơ thể chúng ta được làm vệ sinh cho một ngày mới.

Và tại sao ta lại không sẵn sàng đi ngủ khi Màng Ngoài Tim đang sắp sửa giúp chúng ta nghỉ ngơi vào khoảng từ 7 đến 9 giờ tối nhỉ? Và cũng thật hữu ích để tận dụng đồng hồ sinh học để từ các triệu chứng, đặc biệt là các triệu chứng mãn tính, tìm tới kinh mạch đã tạo ra triệu chứng ấy và điều trị nó, cũng như là cực đối lập của nó.

Bạn có thức dậy lúc hàng đêm vào lúc 3 giờ? Kinh mạch Phổi của bạn có thể đang chỉ ra các vấn đề chưa được giải quyết của những nỗi buồn đau. Việc áp dụng này cũng có lợi cho các giờ giấc ban ngày. Vì Kinh mạch Phổi có phản ứng trước việc thở sâu, bạn cũng có thể tự giúp mình thông qua thiền có ý thức vào lúc 3 giờ sáng. Thời gian tỉnh thức phổ biến khác là vào giữa 1 và 3 giờ sáng. Nhiều người bị mắc chứng mất ngủ nằm thao thức trong suốt khoảng thời gian này vì Kinh mạch Gan chi phối. Chúng ta có thể tự giúp mình bằng cách tập trung vào những cảm giác thất vọng và sự giận dữ của chúng ta, nhưng cũng đồng thời uống thảo dược và ăn những đồ ăn hỗ trợ sức khỏe của gan.

Tôi khuyên các bạn nên không ngừng quan tâm đến đồng hồ sinh học của cơ thể, tập bất kỳ bài tập chữa lành nào cũng được, miễn là thông qua đó tìm ra những kinh mạch nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong trị liệu.

Bình luận


Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP