CẢM XÚC

JONAH BERGER

Trích: Hiệu Ứng Lan Truyền; Lê Ngọc Sơn dịch; NXB Lao Động - Xã Hội, THAIHABOOKS.

Cho đến ngày 27 tháng Mười năm 2008, Denise Grady đã viết về khoa học cho tờ The New York Times được hơn một thập kỷ. Với con mắt luôn phát hiện ra những đề tài kỳ lạ và phong cách dẫn chuyện khéo léo, Grady đã giành được nhiều giải thưởng báo chí bằng cách khiến những chủ đề khó trở nên dễ tiếp thu với người đọc.

Ngày đó, có một trong những bài báo của Grady lọt vào trong danh sách Được e-mail nhiều nhất của tờ báo. Chỉ trong vài giờ sau khi được đăng, hàng ngàn người đã quyết định gửi bài báo cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp của mình. Grady đã có được sự lan truyền thành công.

Chủ đề của bài báo là gì? Các học thuyết động về chất lỏng và khí được sử dụng thế nào trong nghiên cứu y tế?

Bài viết của Grady nêu ra các chi tiết về một thứ được gọi là thuật nhiếp ảnh schlieren, trong đó “một nguồn sáng nhỏ và mạnh, các ống kính được đặt chuẩn xác, một gương cầu một lưỡi sắc chặn một phần của tia sáng và các dụng cụ khác giúp ta có thể nhìn và chụp lại những bất ổn trong không khí”.

Nghe có vẻ không hấp dẫn lắm nhỉ? Nhiều người cũng nghĩ vậy. Khi chúng tôi yêu cầu mọi người đánh giá bài báo này trên một vài khía cạnh khác nhau, những điểm số thu được khá thấp. Nó có nhiều Sự Công nhận Xã hội không? Không hề, họ cho biết. Nó có nhiều thông tin thực sự hữu ích (thứ chúng ta sẽ nói đến trong chương Giá trị Thực tế) không? Một lần nữa câu trả lời là không.

Sự thật là, nếu bạn xem danh sách các đặc điểm vốn được cho là những yếu tố phải có của các nội dung lan truyền, thì bài báo của Grady có tên “Cơn ho bí ẩn được ghi lại trên ống kính” (The Mysterious Cough, Caught On Film) sẽ thiếu nhiều yếu tố trong danh sách đó. Nhưng rõ ràng bài báo của Grady phải có điều đặc biệt, nếu không sẽ không có nhiều người ấn nút gửi e-mail như vậy. Và điều đó là gì?

Sự quan tâm đến khoa học của Grady bắt đầu khi bà học cấp ba. Trong những giờ hóa học, bà đã ngồi đọc về thí nghiệm nổi tiếng của Robert Millikan nhằm xác định điện tích của một electron. Đó là một ý tưởng phức tạp và một thí nghiệm phức tạp. Cuộc nghiên cứu xoay quanh việc giữ yên các giọt dầu nhỏ giữa hai điện cực kim loại, sau đó đo độ mạnh điện trường cần thiết để giữ những giọt dầu không rơi.

Grady đã đọc nó nhiều lần. Bà đọc đi đọc lại cho đến khi hiểu. Nhưng khi bà hiểu, nó giống như một thứ ánh sáng vụt tắt vậy. Bà đã nắm được nó. Điều đó rất hồi hộp. Những suy nghĩ phía sau thí nghiệm cực kỳ thông minh, và việc có thể nắm được nó vô cùng thú vị. Bà đã bị lôi cuốn từ đó.

Sau khi tốt nghiệp, Grady vào làm tại tạp chí Physics Today. Sau đó bà chuyển sang tạp chí Discover và Time, cuối cùng thăng tiến đến chức biên tập y tế của tờ The New York Times. Mục tiêu các bài báo của bà luôn không đổi: Đem đến cho mọi người dù chỉ một chút hứng thú mà bà đã cảm nhận trong lớp hóa học hàng thập kỷ trước. Một sự trân trọng với phép màu của những khám phá khoa học.

Trong bài báo vào tháng Mười năm đó, Grady đã mô tả cách một giáo sư kỹ thuật dùng các kỹ thuật nhiếp ảnh để chụp lại các hình ảnh có thể quan sát được của một hiện tượng vô hình – một cơn ho. Kỹ thuật schlieren đã được các chuyên gia hàng không và quân sự sử dụng trong nhiều năm để nghiên cứu cách những đợt sóng xung kích hình thành xung quanh các máy bay tốc độ cao. Nhưng vị giáo sư kỹ thuật đã sử dụng nó theo một cách hoàn toàn mới: Để nghiên cứu các bệnh lây qua đường không khí như bệnh lao, SARS và cúm lan rộng như thế nào.

Cũng không ngạc nhiên khi nhiều người nghĩ bài báo không thực sự hữu dụng. Dù sao đi nữa, họ cũng không phải là những nhà khoa học nghiên cứu về khí động học của chất lỏng. Họ cũng chẳng phải những nhà kỹ thuật cố gắng hình tượng hóa các hiện tượng phức tạp.

Và trong khi Grady là một trong những cây bút viết về khoa học giỏi nhất, thì hầu hết mọi người lại có xu hướng hứng thủ hơn với các bài báo về thể thao hay thời trang. Cuối cùng trong khi những con họ chắc chắn là một kích hoạt tốt để nhắc người ta nhớ đến bài báo, vì mùa cảm cúm thường đến vào khoảng tháng Hai, thì bốn tháng sau bài báo được đăng.

Kể cả Grady cũng rất ngạc nhiên. Với tư cách một nhà bảo, bà rất vui khi những thứ mình viết ra được lan truyền. Và cũng giống như hầu hết các nhà báo, hay những người viết blog giết thời gian, bà cũng muốn hiểu tại sao một số bài báo của mình được chia sẻ nhiều trong khi một số khác thì không.

Trong khi bà có thể đưa ra một số phỏng đoán học thuật, thì chẳng ai thực sự biết tại sao một số nội dung được chia sẻ nhiều hơn một số khác. Điều gì khiến bài báo này được lan truyền?

Sau hàng năm phân tích, tôi rất vui khi báo cáo rằng mình và đồng nghiệp đã có câu trả lời. Bài báo năm 2008 của Grady là một phần trong các nghiên cứu nhiều năm, trong đó chúng tôi phân tích hàng ngàn bài báo của The New York Times để hiểu được tại sao một số nội dung nhất định được chia sẻ rộng rãi.

Một manh mối đến từ bức ảnh trong bài báo của Grady. Đầu tháng Mười, bà đã đọc được một bài báo mang tên “Cough and Aerosol” (Ho và Sol khí) trong khi đang lướt qua tờ The New England Journal of Medicine (Tạp chí dược của New England). Ngay khi đọc nó bà đã biết rằng, nghiên cứu này sẽ là nền tảng hoàn hảo cho một bài báo của tờ Times. Một số đoạn trong bài báo mang tính chuyên môn, với những thảo luận về các sol khí lây nhiễm và các biểu đồ gia tốc. Nhưng trên tất cả là một hình ảnh đơn giản, một hình ảnh khiến cho Grady quyết định viết bài báo của mình.

Đơn giản mà nói, nó quá tuyệt vời. Lý do người ta chia sẻ bài báo của Grady là cảm xúc. Khi chúng ta quan tâm, chúng ta sẽ chia sẻ.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. SỨC MẠNH CỦA KHẢ NĂNG QUAN SÁT

Bài viết mới

  1. NẾU MỘT THẤT BẠI KHÔNG MANG TỚI CẢM GIÁC ĐAU ĐỚN, KHÓ CHỊU GÌ, NÓ SẼ BỊ LỜ ĐI
  2. VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH
  3. THỰC HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT