CHUYỆN NÀY RỒI CŨNG SẼ QUA

ECKHART TOLLE

Trích: Thức Tỉnh Mục Đích Sống; Người dịch: Đỗ Tâm Tuy, Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh; NXB Trẻ.

Theo một câu chuyện Sufi cổ, ngày xưa ở Trung Đông có vị vua luôn cảm thấy khổ sở vì những cảm xúc vui buồn thất thường trong lòng. Một điều nhỏ nhặt nhất cũng làm cho nhà vua cảm thấy quá thất vọng hoặc tạo nên những kích dộng, những phản ứng mạnh mẽ ở nơi ông và vì thế niềm vui mà nhà vua đang có trước đó bỗng biến thành cảm xúc buồn chán, thất vọng. Một ngày kia, khi dã quá mệt mỏi với chính mình và với cuộc sống, nhà vua cố gắng tìm cách thoát khỏi tình trạng đó. Vua cho mời một nhà thông thái có tiếng là một bậc giác ngộ đến. Nhà vua nói với ông: “Ta muốn dược giống như ông. Ông có thể cho ta diều gì đó có khả năng mang lại sự quân bình, yên tĩnh và sáng suốt cho cuộc sống của ta không? Ta sẽ trả cho ông với bất cứ giá nào”.

Nhà thông thái trả lời: “Thần có thể giúp bệ hạ, nhưng giá cả thì chắc cả vương quốc của ngài cũng không thể trả nổi. Thần sẽ tặng cho bệ hạ nếu ngài hứa là sẽ tôn trọng nó”. Nhà thông thái ra đi sau khi nhà vua hứa sẽ làm theo lời ông dặn.

Vài tuần lễ sau, ông ta quay trở lại và trao cho nhà vua một chiếc hộp lộng lẫy, trên mặt có khảm ngọc bích. Nhà vua mở chiếc hộp ra và thấy bên trong chỉ vỏn vẹn một chiếc vòng bằng vàng nhỏ. Chiếc vòng có khắc dòng chữ: “Chuyện này rồi cũng sẽ qua”. Nhà vua thắc mắc hỏi: “Điều đó có nghĩa là gì?”. Nhà thông thái không trả lời, mà chỉ bảo: “Ngài nhớ luôn mang chiếc vòng này, dù có chuyện gì xảy ra, trước khi ngài cho rằng chuyện đó là tốt hay xấu, hãy nhớ đưa tay chạm vào chiếc vòng và đọc lên những chữ này. Ngài sẽ luôn được bình yên”.

“Chuyện này rồi cũng sẽ qua”, câu nói đơn giản này là gì mà có sức mạnh đến như vậy? Mới nhìn thoáng thì câu nói ấy có vẻ như tạo cho ta sự thoải mái, nếu ta vừa gặp phải một tình huống xấu, hoặc nó làm cho ta không quá mừng vui khi gặp một điều nào đó mà ta cho là tốt lành trong đời sống.

Nhưng ý nghĩa của câu nói này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi ta nhìn lại bối cảnh của hai câu chuyện trước đây.

Câu chuyện thứ nhất về vị thiền sư luôn trả lời về những điều mà người ta vu khống cho ngài bằng câu nói giản dị: “Thật thế ư?”, thể hiện thái độ bất phản kháng trong nội tâm của ngài trước mọi tình huống, tức là chấp nhận tất cả những gì đang xảy ra. Câu chuyện thứ hai về người đàn ông luôn trả lời gọn lỏn “Có lẽ thế” cho thấy cái khôn ngoan, thông thái khi trong lòng không hề có sự phán xét. Còn câu nói “Chuyện này rồi cũng sẽ qua” khắc trên chiếc vòng trong câu chuyện này đề cập đến tính chất tạm thời của mọi chuyện xảy đến cho bạn trong đời sống, để giúp bạn có thái độ không tham đắm, không vướng mắc. Không chống đối, không phán xét và không tham đắm (hoặc vướng mắc) là ba khía cạnh của thứ tự do chân thật của một lối sống tỉnh thức.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. ĐI TÌM BẢN CHẤT CUỘC SỐNG
  2. BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ ĐÓN NHẬN HẠNH PHÚC CHƯA?

Bài viết khác của tác giả

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. NIỀM VUI TỰ TẠI
  3. QUÁ KHỨ KHÔNG THỂ “SỐNG DẬY” KHI BẠN THỰC SỰ CẢM NHẬN ĐƯỢC HIỆN TẠI

Bài viết mới

  1. CHUYỂN HÓA UNG THƯ
  2. BÀI PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT
  3. CÔNG THỨC CUỘC ĐỜI THỂ HIỆN TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁCH NGHĨ VÀ TRÁI TIM