COI TRỌNG CẢ THÂN VÀ TÂM

R.K. PRUTHI

Trích: Nền Giáo Dục Ấn Độ Cổ Đại; Thích Thuận Châu dịch, Thư Viện Hoa Sen.

Người thầy phải có sự nhìn nhận trọn vẹn và đầy đủ về học trò của mình, đó là một linh hồn bất tử, với một quá khứ trải dài đến hiện tại dẫn đến bản chất huy hoàng trong tương lai, khác hẳn với cái thấy mơ hồ của người của người khác.

Học sinh không phải là đứa trẻ cố định trong một cơ thể mà người thầy sẽ là người bạn tâm hồn để điều chỉnh một cơ thể hòa điệu với tâm hồn bằng trực giác của mình.

Bằng cách này hay cách khác, chúng ta đã quan tâm đến tuổi của thân, nhưng cũng nên quan tâm đến tuổi của tâm. Hãy nhận ra rằng cơ thể cũng chỉ là một phương tiện cho linh hồn thực hiện những mục đích lớn lao của nó. Người thầy, vì thế trở thành mối liên kết, một mắt xích quan trọng nhất giữa linh hồn trường cửu và phương tiện để đưa linh hồn một lần nữa vào thế giới bên ngoài. Người thầy chính là đại sứ của linh hồn, là người bạn, người đồng hành với linh hồnvì vậy có thể đôi khi vì lợi ích của linh hồn người thầy phải làm phiền cơ thể. Bằng sự sáng suốttinh tế và tình thương vô tư không dính mắc của người thầy khiến người học trò tự thích ứng với những chuẩn mực và chấp hành tuyệt đốiChúng ta nói về tự do trong giáo dụctự do chỉ thực sự có mặt khi linh hồn có được tự do để đạt đến mục đích như một sự tiến hóa. Sự tự do của cơ thể là tất yếu nhưng đây là thứ tự do giả tạo và cũng có thể là sự giam cầm của linh hồn.

Người thầy phải không ngừng khuyến khích học sinh của mình bắt đầu một cuộc hành trình khám phá cả ý nghĩa của nguyên do (Whence) cũng như ý nghĩa hệ quả (Whither) bằng tất cả trí tưởng tượng, trực giáclý trí. Nếu nền giáo dục thông qua phương tiện tài liệu của mình mà không thể khơi gợi được ý thích tìm tòi về bản chất của nguyên do (Whence) và hệ quả (Whither), để đưa con người về với thực tại (Now) thì sẽ rất đáng tiếc vì không hoàn thành được nhiệm vụ giáo dục.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. NGƯỜI THẦY LÝ TƯỞNG
  2. HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
  3. NGÔI TRƯỜNG LÝ TƯỞNG

Bài viết mới

  1. DANH NGÔN VỀ SỰ THÔNG MINH
  2. NIỀM TIN VÀO CHỦ NHÂN KHÔNG LÀ CHÌA KHÓA
  3. BẠN THÔNG MINH HƠN BẠN TƯỞNG