SƯU TẦM
Nguồn: viecoi.vn
Đạo đức nghề nghiệp được con người nhìn nhận từ xa xưa và là chuẩn mực để đánh giá nhân cách, là thước đo của sự thành công. Trong cuộc sống hiện dại chuẩn mực này có phần bị sao nhãng. Tuy nhiên với sự thành công của một con người yếu tố đầu tiên để được đánh giá là đạo đức nghề nghiệp.
Không phải ngẫu nhiên Nhật Bản được xem là quốc gia công nghệ uy tín nhất và là đối tác tin cậy của nhiều nền kinh tế lớn, đó là sự phát huy tối đa đạo đức nghề nghề nghiệp và nguyên tắc lao động kỷ luật nghiêm khắc được hình thành từ nhiều thế kỷ qua. Yếu tố để duy trì đạo đức nghề nghiệp chính là con người, chính con người tạo ra những quy tắc ứng xử văn minh để hoàn thiện nó theo chuẩn mực nhất định trong công việc đó là đạo đức nghề nghiệp. Những con người gương mẫu, say mê trong lao động nghề nghiệp, mô phạm về mặt đạo đức luôn được xã hội, cộng đồng tôn trọng và kính yêu.
? Tính Chuyên Cần, Lao Động Nghiêm Túc
Một trong những yếu tố không thể thiếu của đạo đức nghề nghiệp là một thái độ lao động nghiêm túc, đam mê công việc tính kỷ luật cao, khi con người tạo ra sản phẩm bằng tất cả tâm huyết của mình, mang lại hiệu quả và niềm vui cho người khác khi đó họ đã thể hiện được đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp sẽ là thước đo để tạo sự phát triển và uy tín cho doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực đời sống.
? Giữ Vững Đạo Đức Nghề Nghiệp Rất Quan Trọng Trong Mọi Lĩnh Vực
Đối với kinh doanh: Đạo đức nghề nghiệp được xem như xương sống, nếu không có đạo đức doanh nghiệp đó sẽ lụi bại, đạo đức mang lại sự uy tín, niềm tin và sự hợp tác lâu dài, một khi đã có đạo đức nhà kinh doanh sẽ có tâm hơn đối với sản phẩm của mình, tạo uy tín với người tiêu dùng, đây là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Đối với giáo dục: Đạo đức nghề nghiệp được xem là thước đo nhân phẩm để thầy cô để kiến tạo những thế hệ tương lai của đất nước. Với những nhà giáo ý thức đạo đức được rèn luyện nghiêm khắc hơn bất kì ngành nghề nào bởi không ai hiểu đạo đức nghề nghiệp quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp trồng người, vun đắp và thắp sáng cái thiện tạo ra những mầm non tương lai cho xã hội.
Với y học: Đạo đức nghề nghiệp được khái quát thành lương tâm, lương tâm sẽ là động lực phát huy cái thiện, sự hy sinh để cứu người, một ngành nghề đòi hỏi sự cẩn thận, chuyên tâm, đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, là niềm tin để con người yêu lao động cống hiến cho hạnh phúc nhân loại.
Trong môi trường công sở, đạo đức nghề nghiệp để đánh giá tinh thần, thái độ và sự chuyên nghiệp của mỗi nhân viên, những con người tuân thủ đạo đức nghề nghiệp luôn tôn trọng và đánh giá cao. Để có được thành công trong sự nghiệp cá nhân, hoạt động nghề nghiệp của mỗi người trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức nhất định.
? Tinh Thần Trách Nhiệm
Một con người thực hiện những chuẩn mực quy tắc điều tiên quyết phải có tinh thần trách nhiệm, phải có trách nhiệm với bản thân và xã hội, một nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt phải biết rèn luyện sự cẩn thận và chu đáo với từng công việc mình đang, biết nhận trách nhiệm và sửa sai khi phạm sai lầm điều thể hiện sự trung thực và thái độ làm việc chăm chỉ, nghiêm túc đó được cân nhắc kỹ trong đạo đức nghề nghiệp.
? Tình Yêu Thương
Một cá nhân thành đạt ngoài tinh thần đam mê, cầu tiến mà cần phải có trái tim yêu thương, khi có tình thương con người sẽ cống hiến hết mình và có tâm với từng sản phẩm mình tạo ra, phải có yếu tố tiên quyết là mang lại lợi ích cho bản thân xã hội và môi trường.
? Tinh Thần Học Hỏi
Một tinh thần ham học hỏi đáng được tuyên dương, sự thành công của con người không chỉ có sự đam mê mà còn phải không ngừng học hỏi sáng tạo, tiến đến sự thành công cao nhất.
? Niềm Tin Và Sự Lạc Quan
Đạo đức luôn gắn liền trong mỗi sự tiến bộ của cuộc sống mỗi người dù xã hội thay đổi thế nào cũng không thể thay thế được đạo đức nghề nghiệp, một người có tinh thần lạc quan và niềm tin sẽ tạo động lực để tập thể vượt qua khó khăn vươn tới thành công nhất định. Đôi khi niềm tin sẽ là quyết định sống còn đối với một doanh nghiệp, sự lạc quan cho con người sự hứng thú và động lực để vượt qua mọi khó khăn.
Đối với cá nhân, đạo đức thể hiện qua cách cư xử thái độ làm việc và sự trung thực, một nhân sự thành công nên tạo lập cho mình một cẩm nang đạo đức nghề nghiệp vững chắc, có điều đó người đó chắc chắn sẽ thành công. Chính những quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp đã giúp mỗi con người nhận thức một cách sâu sắc sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của người khác và hạnh phúc chung của xã hội.
Tóm lại để có sự thành công mỗi con người, doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhất định bởi sự phát triển cao nhất của xã hội vẫn là chuẩn mực đạo đức, đối với công việc, nghề nghiệp đó gọi là đạo đức nghề nghiệp.
Nguồn: viecoi.vn