ĐI TÌM HẠNH PHÚC

TIẾN SĨ G. FRANCIS XAVIER

Trích: Chìa khóa của thành công - Phép màu từ những điều bình dị; Nguyễn Thành Nhân Việt dịch; NXB. ĐHSP Tp.HCM; 2016

Vào một buổi chiều, một người đánh cá đang nghỉ ngơi dưới tán cây cùng điếu thuốc của ông ta mà không mảy may suy nghĩ điều gì. Một thương gia đi ngang qua và cảm thấy cảnh tượng lười biếng ấy là điều không chấp nhận được.

“Tại sao ông không đi câu?” thương gia nói.

Người đánh cá trả lời: “Tôi đã bắt đủ số cá cho một ngày rồi”.

“Tại sao ông không bắt thêm nữa?” thương gia gợi ý.

“Tại sao tôi nên làm điều đó?”

“Ông sẽ có thêm tiền. Lúc đó ông sẽ mua thêm được động cơ cho thuyền của mình, nó sẽ giúp ông đi đến những vùng biển sâu hơn và bắt nhiều cá hơn. Rồi ông sẽ lại có nhiều tiền hơn để mua thêm lưới đánh bắt, nó sẽ giúp ông kiếm nhiều tiền hơn nữa khi bắt nhiều cá hơn. Dần dần, ông sẽ có đủ tiền mua hai chiếc thuyền, thậm chí là cả một đội thuyền. Tiền lúc đó sẽ nhiều vô kể và ông sẽ trở nên giàu có giống như tôi”.

“Sau đó tôi sẽ làm gì?”

“Sau đó, ông có thể hưởng thụ cuộc sống”.

Người đánh cá đặt lại cho thương gia một câu hỏi…

Câu hỏi

  1. Câu hỏi của người đánh cá là gì?
  2. Câu chuyện trên có ngụ ý gì?

Hãy xem phần giải đáp chỉ sau khi bạn đã thử suy nghĩ câu trả lời bằng chính khả năng của mình.

? GIẢI ĐÁP

  1. “Ông nghĩ xem thế tôi đang làm điều gì?”
  2. Trở nên giàu có và tận hưởng cuộc sống là hai phạm trù khác nhau. Chúng ta đã nghe nhiều câu chuyện về những ca tự tử của người giàu, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, trong khi những người nghèo khổ thì thể hiện sự kiên cường và hạnh phúc hơn. Làm giàu không bao giờ nên là mục đích của chúng ta trong cuộc sống. Chúng ta nên phát triển sức mạnh nội lực và sự thanh thản trong tâm hồn thông qua những điều ta làm.

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC
  2. LUYỆN TÂM – LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI

Bài viết khác của tác giả

  1. NHỮNG NGƯỜI VĨ ĐẠI LUÔN BIẾT CÁCH THA THỨ
  2. DƯỠNG NUÔI CHỮ NHẪN
  3. MẶT TÍCH CỰC CỦA SỰ VIỆC

Bài viết mới

  1. CHÂN LÝ CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC BẰNG LAO ĐỘNG QUÊN MÌNH
  2. CẢM GIÁC TỰ DO, ĐƯỢC GIẢI PHÓNG BẢN THÂN
  3. LÒNG TỪ ÁI