ĐỪNG LẠC LỐI BỞI VẺ NGOÀI CỦA KHỔ ĐAU

MARCUS AURELIUS

Trích: Từ Hạt Cát Đến Ngọc Trai; NXB Thanh Niên

ĐỜI NGƯỜI NGẮN NGỦI

Trong bất cứ tình cảnh đau buồn nào cũng phải để tư tưởng này xuất hiện, cho dù trong nỗi đau đó không có gì xấu hổ, nó cũng sẽ không làm xấu đi sự chi phối của lí trí, bởi đối với lí tính hay tính xã hội của lí trí, nó đều không làm tổn hại đến lí trí. Đúng vậy, trong lúc đau khổ hãy để lời của Epicurus tiếp sức cho bạn: “Đau khổ không phải không thể chịu đựng được hay sẽ kéo dài mãi mãi, chỉ cần bạn nhớ rằng nó cũng có giới hạn, chỉ cần bạn đừng tăng thêm gì cho nó trong tưởng tượng, và hãy nhớ thêm điều này nữa, chúng ta không hề phát hiện ra rằng, chúng ta cũng cảm thấy đau khổ vì những chuyện khiến ta không vừa ý, như là ngủ gật, nóng trong người hay mất vị giác vậy.” Khi bạn không vừa lòng với những chuyện ấy, hãy tự nhủ với lòng mình: Tôi đang tự gây đau khổ cho mình.

LỜI VÀNG Ý NGỌC

Đời người chăm chỉ khổ ít vui nhiều

Một vị hoàng đế La Mã liệu có phải chịu đau khổ không? Không nghi ngờ gì, cho dù là ai đi chăng nữa thì cũng đều có thể phải chịu sự giày vò của đau khổ. Vậy, thái độ đúng đắn khi đối diện với đau khổ là gì? Marcus Aurelius đã đưa ra kết luận rằng: Đau khổ không phải không thể chịu đựng được, và cũng không kéo dài mãi mãi.

Có một giai thoại rằng: Một hôm, Chúa sáng tạo ra Bò và nói với Bò rằng: “Con phải làm việc cả ngày trên đồng ruộng, lại còn phải dùng sữa của mình tạo phúc cho người khác, con làm lụng vất vả cả ngày mà chỉ được ăn cỏ, ta cho con 50 năm tuổi thọ.” Bò nghe xong thì bất mãn nói: “Cuộc sống của con khổ cực quá, con chỉ cần sống 20 năm thôi.”

Ngày thứ hai, Chúa sáng tạo ra Khỉ và nói: “Con phục vụ cho loài người, làm cho mọi người vui vẻ, ta cho con 20 năm tuổi thọ.” Khỉ nói: “Cuộc đời của con đầy bất hạnh, con trả lại Người 10 năm.” Chúa đồng ý.

Ngày thứ ba, Chúa sáng tạo ra Chó và nói: “Con phải trông nhà cho con người, ăn đồ thừa của họ, ta cho con 25 năm tuổi thọ.” Chó phản đối: “Cả ngày ngồi ở cửa, lại chỉ được ăn cơm thừa, con sống 15 năm là được rồi.”

Ngày thứ tư, Chúa sáng tạo ra Con Người và nói: “Con không cần phải làm gì, chỉ cần ăn chơi hưởng lạc, ta cho con 20 năm tuổi thọ.” Con Người lại nói: “Cuộc sống thoải mái vậy mà lại chỉ có 20 năm, ngắn ngủi quá! Hãy cho con 30 năm mà Bò trả lại Người, 10 năm của Khi và 10 năm của Chó!” Chúa nghĩ ngợi một hồi rồi gật đầu đồng ý.

Thế là, Con Người sống 20 năm chỉ ăn cơm, nằm ngủ rồi lại chơi đùa; sau đó giống như Bò làm lụng nuôi gia đình trong 30 năm; tiếp đó nghỉ hưu, trong vòng 10 năm, cả ngày đùa vui cùng con cháu; và 10 năm cuối đời, Con Người ở nhà cả ngày, ngồi bên bậu cửa như Chó…

Nhìn bề ngoài, việc Con Người vất vả quá nửa cuộc đời đều là kết quả của việc ham mê hưởng lạc. Thực ra, chúng ta cũng có thể nhìn nhận vấn đề từ một phương diện khác, đó là nếu sớm nỗ lực thì nửa đời sau của chúng ta chắc chắn sẽ không bị gói gọn trong chữ “Khổ”. Tổ tiên của chúng ta đều biết “Trẻ nhác lười, già chịu khổ”, có thể thấy rằng, nỗi khổ của đời người hoàn toàn đến từ việc ham mê lạc thú. Nếu bạn đã bắt đầu chăm chỉ làm việc, hãy tiếp tục kiên trì; nếu bạn vẫn đang tiêu diêu hưởng lạc thì cần nhớ rằng: “Những việc trong quá khứ không thể thay đổi được, nhưng những việc trong tương lai thì vẫn nằm trong tay ta”, hãy nắm lấy cơ hội khi có thể.

Bảng phân chia cuộc đời người

20 năm – Thời kì lớn lên

Đây là quãng thời gian lớn lên của phần lớn chúng ta, tuy chưa thể tồn tại độc lập nhưng cũng đã tạo dựng nền tảng cho cuộc sống sau này. Nếu trong thời kì này tìm thấy sở trường và hứng thú của bản thân, xác định được lí tưởng cuộc đời thì có thể khiến cho con đường phát triển tiếp theo bằng phẳng, dễ dàng hơn.

30 năm – Thời kì trưởng thành

Trong thời kì này, thuộc tính xã hội của con người bắt đầu xuất hiện, mỗi người đóng một vai trò khác nhau trong xã hội. Từ góc độ quy tắc nghề nghiệp thì trong 10 năm đầu, có thể xác lập được phương hướng và mục tiêu phấn đấu. 20 năm sau sẽ giành được thành công nhất định.

10 năm – Thời kì già lão

Nhiều người lựa chọn nghỉ hưu trong thời kì này, nhìn từ góc độ sinh lí thì lúc này sức khỏe đang dần mai một nhưng điều đó không nói lên được tất cả. Ngoài ý nghĩa “An hưởng tuổi già” thì còn có tinh thần “Già mà có ích”. Bởi vậy, nên theo đuổi ước mơ, lí tưởng của mình, đừng để bị trói buộc bởi sự giới hạn của thời gian.

Bài học quan trọng

Đừng để bị lạc lối bởi vẻ ngoài của nỗi đau khổ, khi cảm thấy chán ghét “Số phận”, chúng ta phải điều chỉnh lại tâm trạng của mình, nỗ lực nhìn thấy hi vọng trong tương lai. Cho dù tạm thời không thấy tia hi vọng nào thì cũng cần giữ tinh thần lạc quan, bởi người lạc quan sẽ có được nhiều niềm vui nhất.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. HỌC CÁCH HÀI HƯỚC
  2. SUY TƯ
  3. NHÂN ÁI LÀ BẢN TÍNH

Bài viết mới

  1. NUÔI DƯỠNG TRÍ TÒ MÒ
  2. HIỂU VỀ NỖI ĐAU KHỔ CỦA CHÚNG TA
  3. LỜI RĂN DẠY CỦA KHỔNG TỬ