HỌC CÁCH THƯƠNG TIẾC CHO CẢ THẾ GIỚI, CHỨ KHÔNG PHẢI CHO BẢN THÂN

JOHN IZZO

Trích: 5 Bài Học Để Đời; TCM Books biên dịch; TGM Books; NXB. Phụ Nữ

Bà Susan nói rằng “khi lớn tuổi, tôi thấy rằng tôi không còn khóc vì bản thân mình nữa, mà tôi khóc vì thế giới này. Một phần của việc già đi chính là hiểu được rằng ta sẽ không tồn tại ở đây mãi mãi, nhưng cuộc sống sẽ vẫn tiếp diễn sau khi ta chết đi”. Khi bà nói ra những lời này, tôi nhận ra rằng những con người hạnh phúc nhất mà chúng tôi phỏng vấn đã học được cách tiếc thương thế giới, còn những người bất hạnh nhất vẫn đang than khóc cho bản thân. Và chúng ta có thể học được bài học này khi còn trẻ hoặc khi bước vào tuổi trung niên; niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng ta sẽ đến từ những điều ta cho đi.

Đó là một tư tưởng đẹp. Thông qua 200 con người, tôi đã khán phá ra rằng khi già đi, một số người trong chúng ta than khóc cho bản thân (vì những thất vọng và những nỗi hối tiếc), trong khi một số khác thì khóc cho thế giới. Khi chúng ta tiếc thương cho thế giới chứ không phải cho bản thân, thì chúng ta đã quên đi bản thân vì một điều vĩ đại hơn.

Susan nói với tôi, “Quan trọng là cách chúng ta đối xử với nhau, và cách chúng ta tương tác với môi trường. Chúng ta phải suy nghĩ về tác động của mình đối với tương lai”.

Có lẽ hạnh phúc không phải là một điều có thể đạt được bằng cách theo đuổi. Có lẽ đó là phụ phẩm của một quá trình sâu sắc hơn. Bà Juana nói rằng “nếu ta không hạnh phúc, hãy dành thời gian để làm gì đó cho người khác. Nếu ta chỉ quan tâm đến bản thân mình thì ta sẽ không hạnh phúc, nhưng khi tập trung vào việc giúp đỡ mọi người thì ta sẽ tìm được hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ việc phục vụ và yêu thương”.

Khi cô con gái lớn Lena của tôi vào trung học, con bé tuyên bố rằng mục tiêu của đời nó là “trở nên nối tiếng”. Vì tò mò, tôi đã hỏi xem con bé muốn được nổi tiếng vì lý do gì? Lena đáp, “Chuyện đó không quan trọng ạ con chỉ muốn mọi người biết đến tên con thôi”. Rõ ràng con bé không phải là trường hợp cá biệt; một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 1/3 học sinh trung học đều có mục tiêu là được nổi tiếng. Trong một thế giới nghiện xem các chương trình truyền hình thực tế và cảm giác hào hứng của 15 phút nổi tiếng (mà thường là chẳng vì bất kỳ tài năng đặc biệt nào), thì việc được mọi người biết đến, theo một cách nào đó, đã thay thế cho việc tìm kiếm ý nghĩa đặc biệt của bản thân. Khi đó, tôi đã bảo con bé rằng danh tiếng mà không có cống hiến thì chẳng ý nghĩa gì, nhưng sự cống hiến tự nó đã là một phần thưởng to lớn mà không cần đến danh tiếng. Con hé nhìn tôi với vẻ mặt mà đa số những đứa trẻ vị thành niên sẽ có khi nghe lời khuyên.

Các cuộc phỏng vấn này đã khiến tôi tin tưởng hơn bao giờ hết vào giá trị của những lời mà tôi đã dạy con gái mình khi đó. Những người hạnh phúc nhất mà tôi đã phỏng vấn đều biết rằng cuộc đời của họ có ý nghĩa rằng họ đã làm tròn việc phục vụ. Còn những người bất hạnh nhất đã tập trung vào bản thân và đi tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm yêu thương, tích lũy của cải, địa vị và “danh vọng”.

Trò chuyện với những người đi trước giúp tôi xây dựng quan điểm mới về một chân lý xưa cũ: Chúng ta sống trong một thế giới được vay mượn. Những người hạnh phúc nhất là những người biết rằng bằng một cách giản dị nào đó, họ đã làm cho mọi sự trở nên tốt đẹp hơn so với lúc ban đầu, Có thể đó là qua việc nuôi dạy con cái để thế hệ sau cống hiến cho thế giới, bằng sự tiên bộ trong lĩnh vực nhất định, hoặc bằng cách tạo ra ảnh hưởng đến một nhóm đối tượng nào đó.

Nhưng có thật là mỗi người chúng ta đều có khả năng thay đổi thế giới hay không? Một trong những điều mà chúng ta học được từ thế giới vật lý chính là mọi vật liên hệ với nhau nhiều hơn chúng ta tưởng tượng. Các nguyên tử bị chia cắt bởi khoảng cách vật lý liên hệ với nhau và chi phối sự vận động. Điều tương tự cũng xảy ra với hoạt động của con người. Mỗi người chúng ta thay đổi “vận động” của thế giới thông qua cách ta tương tác với nó. Khi được gộp lại với nhau, những thay đổi nhỏ này sẽ định hình tương lai. Robert Kennedy từng viết rằng: “Chỉ một số người có khả năng vĩ đại để thay đổi lịch sử; nhưng mỗi người chúng ta có thể nỗ lực để thay số ít các sự kiện, và tất cả những hành động nhỏ đó sẽ viết nên lịch sử của một thế hệ… Lịch sử nhân loại được hình thành từ vô số các hành động khác nhau xuất phát từ lòng can đảm và niềm tin. Mỗi khi một người lên tiếng vì lý tưởng, hành động để cải thiện số phận của những người khác, hoặc nỗ lực để phản kháng lại sự bất công, thì anh ta đã gửi đi một làn sóng hy vọng nhỏ bé. Những làn sóng này giao thoa với nhau từ hàng triệu trung tâm năng lượng và lòng can đảm khác, để tạo thành một dòng chảy có thể cuốn phăng những bức tường áp bức và kháng cự to lớn nhất”.

Tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên tôi thật sự nhìn thấy Dải Ngân Hà. Lớn lên ở chốn thị thành, tôi hiếm khi nhìn thấy nhiều hơn một vài ngôi sao trên bầu trời đêm. Nhưng khi vào đại học, tôi tham gia vào chương trình du lịch làm việc trên quần đảo Bermuda. Hồi đó, vùng đảo phía ngoài có rất ít đèn điện. Vào một đêm nọ, khoảng giữa khuya, tôi đi bộ lên đỉnh đồi, nằm dài trên bãi có và nhìn lên bầu trời đêm. Tiếng ếch nhái văng vẳng bên tại và lần đầu tiên tối nhìn thấy Dải Ngân Hà. Bầu trời trên đầu tôi dầy đặc những vì sao đến mức trông như thể đang tạo hóa đã làm đổ một vết có ngang trời. Khung cảnh đó còn khiến tôi hứng thú hơn bởi vì tôi nhớ mình đã đọc ở đâu đó rằng Dải Ngân Hà không thật sự nằm “ở ngoài kia” bởi và hệ mặt trời của chúng ta (gồm mặt trời và tất cá các hành tinh xoay quanh nó) nằm ở trung tâm của một thiên hà cũng có tên là Dải Ngân Hà.

Khi đang ngưỡng mộ bầu trời đêm thì tôi nhớ đến một điều đã học được trong lớp thiên văn: nhiều ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy vào ban đêm có thể đã không còn tồn tại nữa. Chúng cách xa trái đất của chúng ta đến mức phải mất hàng triệu năm thì ánh sáng của chúng mới truyền đến chúng ta. Tôi đang nhìn thấy ánh sáng của những ngôi sao đã tắt. Ở độ tuổi 19, tôi nhớ mình đã nghĩ rằng cuộc đời của một số người cũng giống như thế, ánh sáng của họ soi rọi trên thế giới này rất lâu sau khi họ qua đời. Tôi đã cầu nguyện để mình sống được một cuộc đời như vậy.

Bài học 5 là cho nhiều hơn nhận. Khi chúng ta cho đi nhiều hơn nhận lại, chúng ta kết nối bản thân với một bức tranh vĩ đại hơn chính mình. Và khi làm như thế, hạnh phúc sẽ tìm đến với chúng ta.

Để thực hành bài học trên, mỗi tuần, bạn hãy suy ngẫm về các câu hỏi sau:

  • Tuần vừa qua, tôi có giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn hay không. bằng một đóng góp nhỏ bé nào đó?
  • Tuần vừa qua, tôi có tự nhắc nhở rằng tôi đang tạo ra sự thay đổi ngay cả khi không nhìn thấy điều đó hay không?
  • Tuần vừa qua, tôi có tử tế, rộng lượng và là một người biết cho đi hay không? Ngày mai/tuần sau, tôi muốn trở nên tốt hơn như thế nào?
  • Tuần vừa qua, tôi có tập trung vào “cái tôi hạn hẹp” (theo đuổi vật chất, địa vị hay quyền lực) thay vì “cái tôi vĩ đại hơn” (cống hiến để giúp thế giới xung quanh trở nên tốt đẹp hơn) hay không?
  • Tuần sau tôi muốn thực hành bài học này một cách sâu sắc hơn như thế nào?

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. NĂNG LƯỢNG YÊU THƯƠNG
  2. CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG – SỰ SỐNG BẤT TỬ
  3. TÌNH YÊU THƯƠNG, NGUỒN GỐC CỦA HẠNH PHÚC

Bài viết khác của tác giả

  1. LỰA CHỌN ĐỂ NHÌN MỌI NGƯỜI BẰNG ĐÔI MẮT TỬ TẾ
  2. ĐỜI BẠN CÓ ĐANG TRƯỢT MỤC TIÊU HAY KHÔNG?
  3. KIẾN THỨC SO VỚI SỰ THÔNG THÁI

Bài viết mới

  1. PHÁ VỠ SỰ ĐỒNG HÓA VỚI KHỔ ĐAU
  2. HOÀN THÀNH TỐT CÔNG VIỆC CỦA MÌNH, KHÔNG NÊN SO SÁNH
  3. LÀM MỘT BẬC THẦY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆP