MƯỜI PHÁP THIỆN MỖI NIỆM MỖI NIỆM TĂNG TRƯỞNG

KINH THẬP THIỆN GIẢNG GIẢI

Pháp lành là thân của người, trời, giác ngộ của Thanh văn, giác ngộ của Độc giác, giác ngộ của Phật đều nương nơi pháp này làm căn bản mà được thành tựu, nên gọi là pháp lành.

“Pháp lành là thân của người, trời, giác ngộ của Thanh văn, giác ngộ của Độc giác, giác ngộ của Phật đều nương nơi pháp này làm căn bản mà được thành tựu, nên gọi là pháp lành.”

Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long vương rằng:

Tất cả chúng sanh do tâm tưởng khác nhau, nên tạo nghiệp khác nhau, vì vậy mà có sự luân chuyển trong các cõi.

Này Long vương! Ngươi có thấy trong hội này và trong biển cả, hình sắc chủng loại mỗi loài khác nhau không? Tất cả như thế đều do tâm, tạo nghiệp thiện hay bất thiện nơi thân, nơi khẩu, nơi ý mà ra.

Tâm không hình sắc, không thể thấy, không thể nắm bắt, chỉ do các pháp hư vọng hợp lại mà khởi hiện, rốt ráo không có chủ thể, không có ngã và ngã sở.

Tuy mỗi loài theo nghiệp hiện ra không đồng, mà thật trong ấy không có tác giả. Nên tất cả pháp Tự tánh như huyễn, không thể nghĩ bàn.

Người trí biết như thế, nên tu nghiệp thiện, nhờ vậy sanh ra uẩn, xứ, giới… đều được đoan chánh, người nhìn không chán.

Này Long vương! Ngươi xem thân Phật do trăm ngàn ức phước đức sanh ra các tướng trang nghiêm, hào quang nhiệm mầu sáng chói, che cả đại chúng, dù cho (hào quang) vô lượng ức trời Phạm vương cũng không thể hiện được. Không ai chiêm ngưỡng thân của Như Lai mà không chóa mắt.

Ngươi hãy xem các vị đại Bồ-tát đây sắc diện nhiệm mầu, trang nghiêm thanh tịnh. Tất cả (tướng tốt ấy) đều do tu nghiệp thiện mà được phước đức như thế.

Lại nữa, các hàng trời, rồng, bát bộ v.v… có oai thế mạnh mẽ to lớn cũng do nhân tu nghiệp lành mà được phước báo như thế.

Nay các chúng sanh ở trong biển cả, hình sắc thô xấu, lớn, nhỏ, đều do các thứ tưởng niệm của Tự tâm gây ra những nghiệp bất thiện nơi thân, ngữ, ý và tùy theo chỗ tạo nghiệp mà thọ quả báo.

Nay ngươi như thế mà tu học và khiến cho chúng sanh thấu rõ nhân quả, tu tập nghiệp lành. Ngươi nên nương nơi chánh kiến bất động, chớ đọa vào trong tà kiến đoạn thường. Đối với các bậc phước điền nên vui vẻ cung kính cúng dường, thì các ngươi cũng được người trời tôn trọng cung kính cúng dường.

Long vương nên biết: Bồ-tát có một pháp hay đoạn dứt tất cả khổ trong đường ác. Pháp đó là gì? Là ngày đêm thường nhớ, suy nghĩ, quán sát pháp lành, khiến cho các pháp lành mỗi niệm mỗi niệm tăng trưởng, không để mảy may pháp bất thiện xen lẫn, đó là khéo làm cho các pháp ác dứt hẳn, pháp thiện viên mãn thì thường được gần gũi chư Phật, chư Bồ-tát và hàng Thánh chúng khác.

Pháp lành là thân của người, trời, giác ngộ của Thanh văn, giác ngộ của Độc giác, giác ngộ của Phật đều nương nơi pháp này làm căn bản mà được thành tựu, nên gọi là pháp lành.

Pháp này là con đường mười nghiệp lành. Những gì là mười? Là hằng lìa dứt sát sanh, trộm cướp, tà hạnh, vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế và tà kiến.

 

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. LỢI LẠC CỦA VIỆC TÍCH TẬP PHƯỚC ĐỨC
  2. ĐỨC PHẬT VỚI NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TU TẬP
  3. 9 VIỆC LÀM HAO TỔN PHƯỚC ĐỨC CỦA BẢN THÂN

Bài viết khác của tác giả

  1. LỢI LẠC CỦA VIỆC TU MƯỜI NGHIỆP THIỆN
  2. LỢI LẠC CỦA VIỆC TÍCH TẬP PHƯỚC ĐỨC

Bài viết mới

  1. DANH NGÔN VỀ SỰ THÔNG MINH
  2. NIỀM TIN VÀO CHỦ NHÂN KHÔNG LÀ CHÌA KHÓA
  3. BẠN THÔNG MINH HƠN BẠN TƯỞNG