NHỮNG CÂU CHUYỆN THIỀN – GÓP NHẶT CÁT ĐÁ

THIỀN SƯ VÔ TRỤ ĐẠO HIỂU

Trích: Góp Nhặt Cát Đá - Tuyển Tập Thiền Truyện; Nguyên tác: Shaseku-Shu (Thạch Sa Tập); Việt dịch và chú giải: Vũ Thế Ngọc; NXB. Phương Đông

Lời giới thiệu

Bài viết dưới đây là ba trong số những câu chuyện được dịch từ một tập sách nhan đề là Shaseki-shu (Thạch Sa Tập) do một thiền sư Nhật tên là Muju (Vô Trú) viết vào cuối thế kỷ 13, và những câu chuyện vui của các nhà sư Thiền trích từ nhiều tập sách khác nhau đã được xuất bản ở Nhật trong vòng thế kỷ này.

Vì người phương Ðông thích thể hiện hơn là lăng xăng nhiều việc, người khám phá chính mình là người được kính trọng nhất. Một người khám phá chính mình là một người muốn khai mở tâm thức của chính mình như Phật đã làm.

Ðây là những câu chuyện kể lại những cuộc khai phá như thế.

?☘️?

Truyện thứ 24. Ngủ ngày

Ðại sư Soyen Shaku qua đời lúc sáu mươi mốt tuổi. Soyen Shaku đã làm trọn việc đời mình. Soyen đã để lại một giáo lý vĩ đại, phong phú hơn rất nhiều giáo lý của hầu hết các Thiền sư khác. Các đệ tử Soyen hay ngủ ngày giữa mùa hè, trong khi Soyen bỏ qua điều này và chính mình không lãng phí một phút nào.

Vừa được mười hai tuổi, Soyen, đã học tư tưởng triết lý của trường phái Tendai. Vào một ngày mùa hạ khí trời rất oi bức, chú bé Soyen vãi chân ra ngủ trong khi thầy chú đi vắng.

Ba tiếng đồng hồ êm ả trôi qua, bỗng dưng chú Soyen thức giấc, nghe tiếng chân Thầy bước gần, nhưng quá trễ rồi. Chú nằm ì ra đó, chắn ngang lối vào cửa.

“Xin lỗi con, xin lỗi con“, Thầy chú thì thầm, và nhè nhẹ bước qua người chú như là một người khách đặc biệt. Sau vụ này, Soyen không bao giờ ngủ ngày nữa.

Truyện thứ 25. Đúng và Sai

Thiền sư Bankei (1623-1693)

Trong những tuần an cư để thiền định của Bankei, nhiều đệ tử khắp nơi trên đất Nhật đến theo học. Trong những cuộc tụ tập này, có một anh đệ tử bị bắt quả tang về tội ăn cắp. Việc này được trình lên Bankei với lời yêu cầu là phải trục xuất tội phạm. Bankei làm ngơ vụ này.

Sau đó, người đệ tử này lại bị bắt trong một hành vi tương tự, và Bankei cũng bỏ qua luôn. Việc này làm cho những người đệ tử nổi giận, họ làm tờ khiếu nại hành động xấu của kẻ ăn cắp, và tuyên bố rằng nếu không xử lý họ sẽ bỏ đi nơi khác.

Bankei đọc xong lời khiếu nại, ông gọi tất cả mọi người đến và nói với họ:

– Các anh là những người khôn ngoan. Các anh biết việc gì đúng, việc gì không đúng. Các anh có thể đến nơi nào khác để học nếu các anh muốn. Nhưng người anh em đáng thương này không biết phân biệt đúng sai. Nếu tôi không dạy thì ai dạy cho anh ta, tôi sẽ giữ người anh em này lại dù cho tất cả các anh em bỏ đi hết.

Một suối nước mắt chảy xuống rửa sạch khuôn mặt người đệ tử ăn cắp. Tất cả lòng ham muốn ăn cắp đã biến mất.

Truyện thứ 29. Miso chua

Dairyo là nhà sư nấu ăn ở tu viện của Bankei, quyết định sẽ chăm sóc chu đáo sức khỏe vị thầy già của mình và chỉ cho thầy ăn miso tươi, một thứ bột khuấy gồm có đậu tương trộn với gạo và men rượu thường lên men.

Bankei để ý thấy mình được ăn miso ngon hơn những đệ tử, hỏi: “Hôm nay ai nấu ăn?”

Dairyo được gọi đến ra mắt Bankei. Bankei biết rằng theo tuổi tác và địa vị của mình thì phải ăn miso tươi. Vì thế Bankei nói với Dairyo: “Rồi anh xem, tôi sẽ không ăn chi cả”. Nói xong, Bankei bước vào phòng đóng cửa lại.

Dairyo ngồi ngoài cửa phòng, xin Thầy tha thứ. Bankei không trả lời. Dairyo ngồi ngoài cửa và Bankei ở trong phòng bảy ngày.

Cuối cùng thất vọng, một đệ tử gọi lớn với Bankei: “Có thể ông đúng đấy, ông thầy già ơi, nhưng tên đồ đệ trẻ này phải ăn. Hắn không thể tuyệt thực mãi được đâu!”

Lúc đó Bankei mở cửa, mỉm cười nói với Dairyo: “Ta nhất định ăn cùng món ăn ít nhất như các đệ tử của ta. Khi anh làm thầy, ta không muốn anh quên điều này.”

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. KHI THIỀN SƯ GIÁO HUẤN CON CHÁU

Bài viết khác của tác giả

  1. TIM TÔI BỪNG CHÁY NHƯ LỬA
  2. TRÍCH NHỮNG CÂU CHUYỆN THIỀN
  3. KHÔNG VƯỚNG BỤI TRẦN

Bài viết mới

  1. THỰC HÀNH BỒ ĐỀ TÂM
  2. LÒNG TỰ TRỌNG
  3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT KHỞI LÒNG SÙNG MỘ