NIỆM PHẬT TÔNG YẾU

PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN

Trích: Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân; Dịch giả: Viên Thông – Nguyễn Văn Nhàn

 

Pháp Nhiên Thượng Nhân (1133-1212)

Vào năm 9 tuổi, Ngài xuất gia trở thành đệ tử của Đại sư Quang Giác (Kangaku) chùa Bồ Đề (Bodaiji), sau đó Ngài học Thiên Thai tông (Tendaigaku) dưới sự chỉ dẫn của Đại sư Hoàng Viên (Koen) ở Núi Tỷ Duệ (Hiezan) mà Ngài biết được qua quyển sách “Phù Tang lượt ký” (Fusoryaki). Ngài cố gắng làm lan rộng giới Phật Giáo học tại Đông Kinh (Kyoto) và Nại Lương (Nara), nhưng cũng không hiệu quả mấy, do đó Ngài trở về lại Hắc Cốc tụng kinh nghiên cứu. Và cuối cùng, Ngài giác ngộ lý chân thật bổn nguyện A Di Đà, là dựa trên đoạn kinh “nhất tâm chuyên niệm Di Đà danh hiệu, hành vãng tọa ngọa bất môn thời tiết cửu cận, niệm niệm bất xả giả, thị danh chánh định tụ, thuận bỉ Phật nguyện cố” xả bỏ tạp hạnh, và đã đề xướng pháp môn một lòng chuyên tu phương pháp niệm Phật. Lúc bấy giờ vào Thừa An năm thứ 5, đúng 43 tuổi.

——-*——

Chẳng phải thanh tịnh cái tâm của mình, trừ đi nghiệp chướng nầy rồi mới niệm Phật, mà do thường niệm Phật thì tội chướng tiêu diệt.

Tuy trọng tội vô gián (ngũ nghịch) cũng không thể thắng công đức Xưng Danh. Thanh bảo kiếm là danh hiệu Đức A Di Đà, hễ trì niệm thì ma duyên không gần được. Thường xưng niệm thì tội chướng tiêu diệt.

Trong khi niệm Phật mà tâm vọng động là thông bệnh của tất cả hạng phàm phu. Nhưng hễ có chí nguyện vãng sinh mà niệm Phật thì tuyệt đối không chướng ngại. Ví như chỗ thâm tình của cha con, dù có bất hòa đôi chút, thì chỗ thâm tình đó vẫn không thay đổi, vẫn là cha con.

Lấy người Niệm Phật mà thí dụ cho hoa sen vì hoa sen là nghĩa không ô nhiễm. Danh hiệu của Bổn Nguyện Thanh Tịnh (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT) thì sự dơ bẩn của thập ác, ngũ nghịch không thể làm ô nhiễm được nên mới thí dụ như thế.

Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng danh hiệu.

Nếu thường xuyên xưng danh hiệu thì do công đức của Phật danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp tự điều, nguyện tâm tự phát.

Bởi thế:

Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi tâm tán loạn, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi tam tâm đầy đủ, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.

Người siêng năng niệm Phật là khai mở vô biên sáng suốt…

 

Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng-sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.

Trong nhãn quan của Pháp Nhiên thì:

Tam tâm cũng là NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Ngũ niệm cũng là NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Tứ tu cũng là NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Người lười biếng Niệm Phật là người đánh mất đi vô lượng châu báu.

Người siêng năng Niệm phật là khai mở vô biên sáng suốt.

Nên dùng cái tâm nương Phật Lực, cầu vãng sinh mà tương tục Niệm Phật.

Danh lợi là dây trói của sinh tử, là lưới sắt để vướng vào ba đường dữ. Xưng danh là đôi cánh của vãng sinh để lên chín phẩm liên đài.

Chúng ta là người bị kẻ thù “Tham, sân, si” cột trói mà giam hãm trong lồng chậu tam giới. Hãy nghĩ đến lòng từ bi của mẹ hiền Di Đà, dùng thanh bảo kiếm Nam Mô A Di Đà Phật mà chặt đứt dây trói nghiệp chướng, lên con thuyền Bổn nguyện để vượt biển sinh tử sang đến bờ bên kia.

Nước mắt hoan hỷ rơi ướt áo, lòng mong mỏi không nguôi.

 

——–*——–

 

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. NIỆM PHẬT TÔNG YẾU
  2. NIỆM PHẬT
  3. BẤT LUẬN LÀ AI, HỄ NIỆM PHẬT ĐỀU VÃNG SANH.

Bài viết mới

  1. KIÊN TRÌ ĐẾN LÚC THÀNH CÔNG
  2. BẢN TÁNH TỐI HẬU CỦA TÂM
  3. BA CON ĐƯỜNG