SỰ HOÀN THIỆN CỦA GIỮ GIỚI

TỔ GAMPOPA

Trích: Tràng Ngọc Giải Thoát; NXB Thiện Tri Thức.

Tóm tắt:

Suy nghĩ về những lỗi lầm và những thiện hạnh,

Định nghĩa, phân loại,

Những tính chất của mỗi loại,

Tăng trưởng, hoàn thiện, và

Kết quả

Bảy cái này bao gồm sự hoàn thiện của giữ giới.

I. Suy nghĩ về những lỗi lầm và những thiện hạnh.

Dù bạn có thực hành bố thí, bạn sẽ không hoàn thành thân thể toàn hảo của những vị trời và người, nếu bạn không có giới luật. Đi Vào Trung Đạo nói:

Dù người ta hoàn thành giàu có nhờ bố thí,

Người làm gãy đôi chân giới luật của mình sẽ rơi xuống những cõi thấp.

Không có sự thực hành giữ giới, bạn sẽ không gặp giáo pháp. Kinh Sở Hữu Giới Luật nói:

Chẳng hạn, một người không có sẽ thấy không thể thấy những hình sắc.

Cũng thế, một người không có giới luật sẽ không thấy giáo pháp.

Lại nữa, không có giữ giới, bạn không thể thoát khỏi ba cõi sanh tử luân hồi. Cũng kinh ấy nói:

Chẳng hạn, một người không có chân không thể đi trên đường.

Cũng thế, một người không có giới luật không thể giải thoát.

Lại nữa, không có giới luật, bạn chệch khỏi con đường giác ngộ, và như vậy, sẽ không thành tựu giác ngộ vô thượng.

Ngược lại, bạn sẽ thành tựu thân thể toàn hảo khi bạn có giới luật. Kinh Ngắn sự Hoàn Thiện của Trí huệ nói:

Nhờ giới luật, người ta tránh được tái sanh vào cõi thú…, tám hoàn cảnh không thuận lợi, và sẽ luôn luôn tìm thấy sự rỗi rảnh.

Khi bạn có giới luật, bạn có thể thiết lập nền tảng của mọi điều tốt và hạnh phúc. Bức Thơ cho một Người Bạn nói:

Như đất là căn bản cho động và tĩnh,

Giới luật là căn bản cho mọi phẩm tính tuyệt hảo.

Khi bạn có giới luật, nó giống như đất được tưới bón. Trên căn bản ấy, mọi ngũ cốc của những phẩm tính tốt sẽ lớn lên. Đi Vào Trung Đạo nói:

Khi tất cả những phẩm tính tốt tăng trưởng trong miếng đất giới luật,

Người ta có thể thọ hưởng kết quả không ngừng.

Khi bạn có giới luật, bạn sẽ đến những cửa khác nhau của định. Kinh Ngọn Đèn Mặt Trăng nói:

Người ta sẽ nhanh chóng hoàn thành định không xao lãng;

Đây là hiệu quả lợi lạc của giới thanh tịnh.

Khi bạn có giới luật, bạn sẽ thành tựu mọi thứ bạn đã cầu nguyện. Kinh Sự Gặp Gỡ của Cha và Con nói:

Đối với người giữ giới

Mọi điều cầu nguyện sẽ thành tựu.

Khi bạn có giới luật thì dễ dàng thiết lập giác ngộ. Cũng kinh ấy nói:

Giới luật thanh tịnh mang những hiệu quả lợi lạc.

Nhờ nó, không khó để thiết lập giác ngộ.

Và vân vân có nhiều phẩm tính vĩ đại. Kinh Sở Hữu Giới Luật nói:

Người có giới luật sẽ gặp Đức Phật khi ngài xuất hiện.

Người có giới luật có sự trang sức tối cao của mọi trang sức.

Người có giới luật là nguồn của mọi niềm vui.

Người giữ giới luật được toàn thể thế giới ca ngợi …

II. Định nghĩa.

Định nghĩa giới luật có bốn phẩm tính. Những Địa Bồ Tát nói:

Người ta cần hiểu rằng định nghĩa của giới luật có bốn phẩm tính. Bốn phẩm tính là gì? Nhận giới luật một cách hoàn hảo từ những người khác, có động cơ thanh tịnh, làm mới lại sự thực hành của mình nếu nó suy yếu, và có chánh niệm và tôn trọng để thực hành không bị suy yếu.

Nói tóm, bốn phẩm tính này nằm trong hai phạm trù nhận lãnh và bảo vệ. Trong trích dẫn trên, nhận lãnh là phẩm tính thứ nhất, bảo vệ là ba phẩm tính sau.

III. Phân loại.

Giới luật có ba phân loại:

         A. giới luật của cấm đoán

         B. giới luật của tích tập thiện hạnh

         C. giới luật của làm lợi lạc chúng sanh.

Cái thứ nhất nghĩa là ngăn cấn tâm bạn trong một chỗ thích hợp; cái thứ hai nghĩa là làm chín những phẩm tính Pháp trong tâm bạn; và cái thứ ba là làm chín, làm trưởng thành trọn vẹn chúng sanh.

IV. Những phẩm tính của mỗi phân loại.

      A. Giới luật của cấm đoán. Có hai chủ đề

         1, chung, và

         2. không chung.

      1. Giới luật cấm đoán chung.

Thứ nhất, giới luật chung là bảy loại lời nguyện pratimoka (biệt giải thoát). Những Địa Bồ Tát nói:

Trong những điều luật pratimoksa, có bảy cách để nhận giới luật một cách hoàn hảo. Đó là tỷ kheo, tỷ kheo ni, shiksamana (thức xao ma na), sa di, sa di ni, cư sĩ nam và cư sĩ nữ. Chúng được chia thành tại gia và xuất gia.

Tất cả đều cấm đoán làm hại người khác. Những lời nguyện pratimoksa cấm đoán chỉ vì lợi lạc cho mình, nhưng những bồ tát Vấn nói: tự cấm đoán vì lợi lạc cho người khác. Kinh Narayana Thỉnh Vấn nói:

Người ta sẽ không giữ giới để được làm vua, hay đi lên những cõi cao, hay làm Brahma và Indra, không vì giàu có hay để làm Ishwara, không vì thân thể. Cũng thế, người ta sẽ không giữ giới vì sợ tái sanh trong những cõi địa ngục, súc sanh. Người ta cũng sẽ không giữ giới vì sợ tái sanh vào thế giới Yama. Ngược lại, người ta sẽ giữ giới để an lập chúng sanh trong Phật quả. Người ta sẽ giữ giới để làm lợi lạc và đem hạnh phúc lại cho tất cả chúng sanh.

      2. Giới luật cấm đoán không chung.

Shantideva, theo Kinh Thể Tánh của Không Gian, nói có năm sa đọa gốc của một vị vua, năm sa đọa gốc của tể tướng, và tám sa đọa gốc của những quân thần. Có mười tám danh mục, nhưng mười bốn là sa đọa thực sự. Kinh ấy đề cập:

      a) lấy trộm Tam Bảo là một sa đọa gốc.

      b) ngăn cấm Pháp bậc Trí đã nói là sa đọa gốc thứ hai.

      c) túm áo, đánh hoặc nhốt một nhà sư cho dù vị ấy đã bỏ lời nguyện, hay làm cho một nhà sư từ bỏ lời nguyện.

      d) phạm vào trong năm tội rất nặng (ngũ nghịch).

      e) chấp giữ một tà kiến.

      f) phá hủy những thành phố và đô thị_ đó là những sa đọa gốc do Đức Phật nói.

      g) diễn bày tánh Không cho những người tu hành chưa đầy đủ.

      h) khiến cho những người đã vào con đường hướng đến Phật quả từ chối giác ngộ viên mãn.

      i) khiến cho người nào bỏ một nguyện pratimoksa khi đi vào Đại thừa.

      j) tự giữ niềm tin rằng con đường tu hành sẽ không xua tan phiền não tham, sân…. và khiến người khác đi theo lối đó.

      k) bày tỏ những phẩm tính tốt của mình để có giàu có, danh vọng, và ca ngợi và sỉ nhục người khác.

      I) nói rằng “Tôi đã có cái nhẫn của giáo pháp sâu xa” (Tôi đã chứng ngộ tánh Không).

      m) khiến cho một hành giả bị phạt, lấy một món cúng dường cho Tam Bảo, hay chấp nhận hối lộ.

      n) làm đứt đoạn người đang nhập định, hay lấy thực phẩm dự trữ của một hành giả nhập thất và đem chúng cho những người đọc những lời cầu nguyện đó là những sa đọa gốc khiến bạn bị sanh vào những cõi ngục lớn.

Trong truyền thống Dharmakirti, theo Những Địa Bồ Tát, có bốn sa đọa gốc và bốn mươi sáu sa đọa phụ. Hai Mươi Giới Luật, nó là một rút gọn của Những Địa Bồ Tát nói:

Ca tụng mình và chê bai người khác do tham luyến tài sản và danh vọng,

Không cho Pháp và tài sản do keo kiệt cho những người đang khổ đau và không được che chở,

Phạt người khác một cách giận dữ mà không chấp nhận lời xin lỗi của họ,

Tránh Đại thừa và cho những lời dạy sai lầm.

Bốn mươi sáu sa đọa phụ cũng được đề cập trong Hai Mươi Giới Luật:

Không cúng dường Tam Bảo,

Theo sự bám luyến của tâm….

B. Giới luật của tích tập thiện hạnh.

Sau khi nhận lời nguyện giới luật bồ tát, hãy tích tập thiện hạnh bằng thân, ngữ, tâm của bạn để hoàn thành giác ngộ. Nói gọn, chúng được gọi là “tích tập thiện hạnh”. Chúng là nhữngđiều gì? Những Địa Bồ Tát nói:

Duy trì và củng cố giới luật bồ tát; nỗ lực hân hoan nghe Pháp, suy ngẫm và thiền định; phục vụ và tôn vinh mọi vị thầy; giúp đỡ và nuôi dưỡng người bệnh; bố thí thích đáng và tuyên dương những phẩm tính tốt; vui theo công đức và nhẫn nhục của người khác; nhẫn nhục khi người khác coi thường bạn; hồi hướng thiện hạnh đến giác ngộ và tụng những cầu nguyện, cúng dường Tam Bảo và nỗ lực với những lời dạy đức hạnh; duy trì nội quán; nhớ sự tu hành của bồ tát; bảo vệ sự tu hành của bồ tát với tỉnh giác thận trọng; bảo vệ mọi cửa giác quan và ăn điều độ; nỗ lực thực hành thiền định không ngủ quá sớm chiều tối hay quá trễ buổi sáng; phục vụ những vị thầy và bậc thánh đích thực; truy cứu những lỗi lầm của bạn và tịnh hóa chúng theo cách ấy, thực hành những phẩm tính tốt, bảo vệ và tăng trưởng chúng thì được gọi là giới luật tích tập thiện hạnh.

C. Giới luật làm lợi lạc cho chúng sanh.

Nói gọn, có mười một chủ đề cần biết. Chúng là gì? Những Địa Bồ Tát nói:

Làm những hoạt động có ý nghĩa, xua tan khổ đau của chúng sanh đang đau khổ, chỉ bày những phương pháp cho những người không biết chúng, nhớ lòng tốt của những người khác và rồi trả ơn, che chở người khác khỏi sợ hãi và làm cạn sự than khóc của người đang đau khổ, cho những nhu yếu phẩm cho người không có, cung cấp dự trữ để đem những đệ tử vào cộng đồng Pháp và hành động theo cấp độ hiểu của người ta, tạo ra niềm tin bằng cách thuật lại những phẩm tính hoàn hảo, sửa chữa thích đáng cho người làm sai lầm, không làm những thần thông để gây sợ hãi, và khiến người khác cảm hứng với giáo pháp.

Hơn nữa, để tạo ra sự tin cậy nơi những người khác và tự ngăn mình khỏi trượt lui, bạn cần tránh những hành động bất tịnh của ba cửa (thân, ngữ, tâm) và giữ gìn ba sự thanh tịnh.

Những hành động bất tịnh của Thân. Tránh những hành động không được thuần hóa như chạy, nhảy vô ích… Bạn cần giữ gìn những hành động thanh tịnh một cách nhẹ nhàng, êm ả, với một gương mặt tươi cười. Đi Vào Bồ Tát Hạnh nói:

Bây giờ, khi có tự do để hành động,

Tôi sẽ luôn luôn trình bày một khuôn mặt tươi cười

Và thôi nhăn nhó và trông có vẻ bực dọc;

Tôi sẽ là một người bạn và người khuyên bảo của thế giới.

Và, khi nhìn những người khác:

Khi nhìn người nào với đôi mắt của tôi,

Nghĩ rằng “Tôi sẽ hoàn toàn thức tỉnh

Nhờ dựa vào chúng sanh này”

Tôi nhìn vào người ấy với một tấm lòng rộng mở và tình thương.

Và, khi ngồi:

Tôi sẽ không ngồi với chân duỗi ra

Cũng không xoa hai tay với nhau.

Và, khi ăn:

Khi ăn tôi sẽ không bỏ đầy miệng,

Ăn gây tiếng động hay mở rộng miệng.

Và, khi di chuyển:

Tôi sẽ thôi di chuyển quanh những cái ghế

Một cách kinh suất và ồn ào….,

Cũng như mở cửa một cách bạo động;

Tôi luôn thích thú trong sự khiêm hạ.

Và, khi ngủ:

Như Đức Phật nằm xuống để ra đi

Tôi cũng nằm trong hướng đáng yêu thích.

Những hành động bất tịnh của Ngữ. Hãy tránh nói vu vơ và những lời thô cứng. Những lỗi lầm của nói vu vơ được Kinh Đám Mây của Ngọc Quý đề cập đến:

Người nông nổi sa sút đối với Pháp,

Tâm nó trở nên kiêu căng và thô thiển,

Y xa rời an định và nội quán

Đấy là những lỗi lầm

của nói năng vô bổ.

Nó không hề có sùng mộ đối với vị thầy

Và luôn luôn vui thích với ngữ giả dối và ác hiểm.

Y không an trụ và thiếu phân biện

Đó là những lỗi lầm của nói vu vơ.

Theo Kinh Ngọn Đèn Mặt Trăng, những lỗi lầm của lời nói thô cứng là:

Bất cứ điều gì người ta thấy là lỗi lầm của người khác,

Chớ tuyên bố đó là một lỗi lầm

Bạn sẽ nhận lấy kết quả

Của bất cứ hành động gì bạn làm.

Kinh Những Giáo Huấn về sự Không Sanh của mọi Hiện Tượng nói:

Người nói về sự sa đọa của một bồ tát sẽ xa thêm với giác ngộ.

Bằng cách nói về lỗi lầm của người khác do ganh tỵ, người ta sẽ xa cách với giác ngộ…

Thế nên, người ta cần tránh lời nói vô ích và thô cứng.

Cách dùng Ngữ thanh tịnh. Trong Đi Vào Bồ Tát Hạnh có nói:

Khi nói tôi sẽ nói từ lòng mình và nói về điều thích đáng.

Làm rõ nghĩa và lời nói ưa nghe,

Tôi sẽ không nói do tham và sân

Nhưng bằng giọng êm dịu và chừng mực.

Những hành động bất tịnh của Tâm. Hãy tránh thèm khát thành công và danh vọng, và mê luyến ngủ nghỉ, lười biếng… những lỗi lầm của khao khát thành công và danh vọng được đề cập trong Kinh Thỉnh Vấn với sự Thành Thật Cùng Cực:

Maitreya, những bồ tát cần khảo sát và hiểu rằng tham luyến thành công và danh vọng sẽ sanh ra ham muốn. Người ta cần hiểu rằng thành công và danh vọng sẽ sanh ra giận ghét, cần hiểu rằng thành công và danh vọng sẽ sanh ra vô minh, cần hiểu rằng thành công và danh vọng sẽ sanh ra lừa gạt, cần hiểu rằng tất cả chư Phật không tán thành thành công và danh vọng, cần hiểu rằng thành công và danh vọng sẽ phá hủy thiện căn, cần hiểu rằng thành công và danh vọng thì giống như một cô gái giang hồ lừa gạt…

Cho dù bạn có được giàu có, bạn sẽ không thỏa mãn. Kinh sự Gặp Gỡ của Cha và Con nói:

Chẳng hạn, bạn không thể giải khát

Khi uống nước bạn thấy trong mơ.

Cũng thế, mọi đối tượng dục lạc

Sẽ không làm bạn thỏa mãn dù bạn hưởng thụ chúng.

Với sự thấu hiểu này, bạn sẽ giảm bớt bám luyến và sẽ bằng lòng. Những Hầm Hố của tham luyến giấc ngủ nói:

Tham luyến giấc ngủ và lười biếng

Sẽ khiến trí thông minh giảm sút.

Nó cũng khiến trí huệ phân biệt yếu đi.

Nó luôn luôn khiến người ta xa cách với trí huệ bổn nguyên

Và:

Người tham luyến giấc ngủ và lười biếng

Trở thành mê muội, trì độn và không phân biện.

Y có thể bị những chướng ngại của những loài không phải người đánh bại

Và khi trong rừng, y có thể bị hại…

Thế nên, cần tránh những thứ ấy. Trong những hành động thanh tịnh của tâm, người ta giữ gìn sự tin cậy… như đã giải thích ở trước (chương 2).

V. Tăng trưởng.

Giới sẽ tăng trưởng nhờ trí huệ bổn nguyên, tỉnh giác phân biệt, và hồi hướng, như đã được giải thích ở trước (chương 12).

VI. Hoàn thiện.

Sự hoàn thiện của giới luật do tánh Không toàn khắp và lòng bi nâng đỡ như được giải thích ở trước (chương 12).

VII. Kết quả.

Người ta cần hiểu những kết quả của giữ giới trong trạng thái quy ước và tối hậu. Trong trạng thái tối hậu, người ta hoàn thành giác ngộ vô thượng. Những Địa Bồ Tát nói:

Do hoàn thiện trọn vẹn giữ giới ba la mật, người ta sẽ hoàn thành giác ngộ viên mãn vô thượng.

Trong trạng thái quy ước, dù nếu người ta không mong muốn, người ta sẽ hoàn thành hạnh phúc hoàn hảo của sanh tử. Tạng Bồ Tát nói:

Shatiputra, không có sự hưởng thụ hoàn hảo vinh quang nào của cõi người và cõi trời mà một bồ tát với giới thanh tịnh không được hưởng.

Một bồ tát sẽ tiếp tục theo con đường mà không bị niềm vui và hạnh phúc của sanh tử chế ngự. Kinh Narayana Thỉnh Vấn nói:

Một bồ tát có giới luật như vậy sẽ không rơi vào bậc quân vương vũ trụ bởi vì ngài có quán chiếu trở lại và mong muốn giác ngộ. Ngài sẽ không suy thoái vào trạng thái của Indra bởi vì ngài có quán chiếu trở lại và mong muốn lớn lao hoàn thành giác ngộ.

Một bồ tát có loại giữ giới này sẽ được loài người và loài không phải người ca ngợi. Cũng kinh ấy nói:

Các vị trời luôn luôn lễ lạy một bồ tát trụ trong trạng thái giới và tất cả rồng luôn luôn ca ngợi. Ngài cũng luôn luôn được yaksha ca ngợi; các gandharava luôn luôn cúng dường. Ngài cũng luôn luôn được các bà la môn, vua, thương gia và chủ gia đình tìm kiếm. Chư Phật luôn luôn nghĩ đến ngài và ngài luôn luôn được toàn thể thế giới, kể cả các vị trời, quý trọng….

Đây là chương thứ mười ba, nói về sự hoàn thiện của giữ giới, từ Tràng Ngọc Giải Thoát

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. HƯƠNG GIỚI HẠNH
  2. NIỀM HỶ LẠC KHI THỰC HÀNH TRÌ GIỚI

Bài viết khác của tác giả

  1. MƯỜI ĐIỀU QUÝ GIÁ HƠN
  2. MƯỜI TÁM TỆ NẠN ẨN GIẤU CỦA NHỮNG HÀNH GIẢ
  3. MƯỜI ĐIỀU NGƯỜI TA PHẢI BIẾT

Bài viết mới

  1. LÒNG TỪ ÁI
  2. NĂM NGUỒN LỰC THÀNH CÔNG LÀ GÌ?
  3. NHÓM VÀ CÁCH LÀM VIỆC THEO NHÓM