TÂM BÌNH THƯỜNG, TÂM PHẬT

SHUNRYU SUZUKI

TÂM BÌNH THƯỜNG, TÂM PHẬT Trích: NOT ALWAYS SO Tác giả: SHUNRYU SUZUKI Dịch: Ngộ Châu

—🍁🍁🍁—

“Đức Phật trong bản thân tri giác thật sự thì không khác với tâm bình thường. Và tâm bình thường thì không phải là một thứ gì đó ngoài những gì là thánh thiện. Đây là cái hiểu đầy đủ về bản thân của chúng ta. Khi chúng ta thực hành zazen (tọa thiền) với cái hiểu này, đó là zazen chân thật.”

Điểm mà tôi nói là đưa cho bạn một vài nương dựa cho thực hành của bạn. Điều đó không cần bạn nhớ cái gì tôi nói. Nếu bạn dính vào nó, bạn dính vào việc nương dựa, không phải bản thân cái cây. Một cái cây, khi nó mạnh khỏe, có thể vẫn còn muốn một vài nương dựa, nhưng sự vật quan trọng nhất là bản thân cái cây, không phải việc nương dựa.

Tôi là một cái cây, và mỗi một bạn là một cái cây. Bạn nên đứng lên bởi chính bạn. Khi một cái cây đứng lên bởi chính nó, chúng ta gọi cây đó là Phật. Nói cách khác, khi bạn thực hành zazen trong ý nghĩa thực sự của nó, bạn thực sự là Phật. Đôi khi chúng ta gọi nó là một cái cây và đôi khi chúng ta gọi nó là một vị Phật. “Vị Phật,” “cái cây,” hay “bạn” là nhiều tên của một vị Phật.

Khi bạn ngồi, bạn độc lập với những hiện hữu khác nhau, và bạn liên quan những hiện hữu khác nhau. Và khi bạn có điềm tĩnh hoàn toàn trong thực hành của bạn, bạn bao gồm tất cả mọi thứ. Bạn không phải chỉ là bạn. Bạn là toàn thể thế giới hay toàn thể vũ trụ, và bạn là một vị Phật. Trước khi bạn ngồi, bạn có thể dính vào ý tưởng rằng bạn là bình thường. Vì vậy khi bạn ngồi bạn không giống hiện hữu như bạn trước khi bạn ngồi. Bạn hiểu không?

Bạn có thể nói rằng không thể vừa là bình thường vừa thánh thiện. Khi bạn nghĩ theo cách này, cái hiểu của bạn là phiến diện. Trong tiếng Nhật, chúng ta gọi một ai đó mà đang hiểu những sự vật từ chỉ một mặt là một tamban-kan. “một ai đó vác một cái bảng trên vai anh ấy.” Bởi vì bạn vác một cái bảng lớn trên vai của bạn, bạn không thể thấy mặt khác. Bạn nghĩ bạn chỉ là một người bình thường, nhưng nếu bạn bỏ cái bảng xuống, bạn sẽ hiểu, “Ồ, Tôi cũng là Phật. Như thế nào tôi có thể cả Phật và một người bình thường? Thật là tuyệt vời!” Đó là giác ngộ.

Khi bạn kinh nghiệm giác ngộ, bạn sẽ hiểu những sự vật một cách tự do hơn. Bạn sẽ không để tâm tới người ta gọi bạn là bất cứ cái gì. Tâm bình thường? Được, tôi là tâm bình thường. Phật? Vâng, tôi là Phật. Làm thế nào tôi trở thành cả tâm Phật và tâm bình thường? Tôi không biết, nhưng quả thật tôi là Phật và tâm bình thường.

Phật trong bản thân tri giác thật sự thì không khác với tâm bình thường. Và tâm bình thường thì không phải là một thứ gì đó từ cái gì là thánh thiện. Đây là cái hiểu đầy đủ về bản thân của chúng ta. Khi chúng ta thực hành zazen với cái hiểu này, đó là zazen chân thật. Chúng ta sẽ không bị làm phiền bởi bất cứ thứ gì. Bất cứ cái gì bạn nghe, bất cứ cái gì bạn thấy, đó sẽ là okay. Để có cảm giác này, là cần thiết để trở nên quen với thực hành của chúng ta. Nếu bạn đang thực hành, một cách tự nhiên bạn sẽ có cái hiểu này và cảm giác này. Nó sẽ không chỉ là trí tuệ. Bạn sẽ có cảm nhận thực sự.

Mặc dù một người nào đó có thể giải thích Phật giáo là gì, nếu anh ấy không có cảm nhận thực sự, chúng ta không thể gọi anh ấy là một Phật tử thật sự. Chỉ khi cá nhân bạn có loại cảm nhận này chúng ta mới có thể gọi bạn là một Phật tử. Cách để có loại cái hiểu này là luôn luôn tập trung vào điểm này. Nhiều koans (công án) và thiền ngữ chỉ ra điểm này.

Tâm bình thường hiểu những sự vật một cách nhị nguyên, nhưng mặc dù chúng ta đang làm cái gì chúng ta thường làm, đó thực sự là công hạnh của Phật. Tâm của Phật. công hạnh của Phật, và hành động của chúng ta thì không khác nhau.

Một ai đó có thể nói rằng “như vậy và như vậy” là tâm của Phật, và “do đó và cho nên” là tâm bình thường, nhưng không có cần giải thích nó theo cách đó. Khi chúng ta làm cái gì đó, chúng ta không thể nói “tôi đang làm cái gì đó,” bởi vì không có một ai độc lập với người khác. Khi tôi nói cái gì đó, bạn sẽ nghe nó. Tôi không thể làm bất cứ cái gì bởi bản thân tôi, chỉ vì bản thân tôi. Nếu một người nào đó làm cái gì đó, mọi người sẽ làm cái gì đó. Từng khoảnh khắc, chúng ta tiếp tục hoạt động của chúng ta, đó là công hạnh của Phật. Nhưng bạn không thể nói rằng đây chỉ là công hạnh của Phật, bởi vì thật sự bạn cũng đang làm cái gì đó. Bấy giờ bạn có thể nói “Tôi,” nhưng chúng ta không biết cái “tôi” là gì. Bạn cố gắng nói người nào đang làm gì, bởi vì bạn muốn trí thức hóa hoạt động của bạn, nhưng trước khi bạn nói bất cứ cái gì, hành động thực sự là hiện tại. Người đó là bạn tại đây.

Hành động của chúng ta vừa cả vũ trụ và cá nhân, vậy không cần giải thích cái chúng ta đang làm. Chúng ta có thể muốn giải thích nó, nhưng chúng ta không nên cảm thấy khó chịu nếu chúng ta không thể, bởi vì nó không thể hiểu. Thực ra, bạn ở đây, ngay tại đây, vì vậy trước khi bạn hiểu chính bạn, bạn là bạn. Sau khi bạn giải thích, bạn không thật là bạn nữa. Bạn chỉ có một hình ảnh. Nhưng thường bạn sẽ dính vào hình ảnh mà không phải bạn, và bạn sẽ phớt lờ thực tại. Như Dogen Zenji (Đạo Nguyên Hy Huyền) đã nói, chúng ta những chúng sanh bám chấp vào cái gì đó không thực và quên tất cả cái gì là thực. Đó thực sự là cái chúng ta làm. Nếu bạn nhận ra điểm này, bạn sẽ có điềm tĩnh hoàn toàn, và bạn có thể tin chính bản thân bạn. Bất cứ những vấn đề gì đến với bạn, nó không phải là vấn đề. Bạn tin vào chính bản thân bạn, và đây không phải sự tin tưởng hay niềm tin bình thường vào cái gì là không thực.

Khi bạn có thể ngồi không có bất kỳ hình ảnh hay âm thanh nào, với một tâm rộng mở, đó là thực hành đúng. Khi bạn có thể làm điều đó, bạn tự do khỏi mọi thứ. Tuy nhiên vẫn tốt cho bạn để thưởng thức cuộc sống, từng khoảnh khắc, bởi vì bạn không thưởng thức cuộc sống của bạn như cái gì đó cụ thể và vĩnh cữu. Cuộc sống chúng ta thì ngắn ngủi, và đồng thời, mỗi khoảnh khắc bao gồm quá khứ và tương lai của chính nó. Bằng cách này cuộc sống ngắn ngủi và vĩnh cữu của chính ta sẽ tiếp tục. Đây là cách chúng ta thực sự quản lý cuộc sống mỗi ngày của chúng ta, cách chúng ta thưởng thức cuộc sống mỗi ngày, và cách chúng ta có tự do khỏi những khó khăn.

Tôi đã bệnh trên giường trong một thời gian dài, và tôi đã nghĩ về những điều này. Tôi đã chỉ thực hành zazen trên giường. Tôi nên tận hưởng ngay trên giường. [cười] Thỉnh thoảng có khó khăn, nhưng rồi tôi cười chính tôi, “Tại sao khó khăn như vậy? Tại sao bạn không hưởng thụ những khó khăn của mình?

Tôi nghĩ đó là thực hành của chúng ta.
Cảm ơn rất nhiều.

—🍁🍁🍁—

Trích “Not Always So”
Ngộ Châu dịch

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. BIỂU LỘ CHÍNH MÌNH MỘT CÁCH TRỌN VẸN
  2. NGUỒN LINH SÁNG TRONG VEO
  3. MỞ RỘNG TÂM ĐỂ THẤY MỌI VIỆC NHƯ-NÓ-ĐANG-LÀ

Bài viết mới

  1. HÀO PHÓNG – VẼ LẠI NHỮNG LẰN RANH
  2. NHỮNG KẺ ĐỊCH THÂN CẬN
  3. KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM HỨNG