TẬP TRUNG VÀO NHỮNG VIỆC CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC

TAKESHI FURUKAWA

Trích: Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi; Tác giả: Takeshi Furukawa; Người dịch: Như Nữ; NXB. Thế Giới, 2018

Quá khứ và người khác là điều không thể thay đổi được. Nhưng tương lai và bản thân lại có thể thay đổi.

– Eric Berne – Nhà tâm lý học

Tập trung vào quá trình chứ không phải kết quả

Vận động viên Uchimura Kohei, đại diện cho đoàn thể dục dụng cụ nam Nhật Bản tại Olympic London được đánh giá là nắm chắc huy chương vàng trong tay. Ngay cả bản thân anh cũng đến London với trạng thái tâm lý tốt đến mức chính anh cũng công nhận “chưa bao giờ tôi thấy thoải mái đến như vậy”.

Thế nhưng, trong những ngày trước trận đấu, tình trạng luyện tập của Uchimura Kohei lại hoàn toàn trái ngược. Trong trân thi đấu đồng đội, anh vẫn thể hiện phong độ kém như khi luyện tập, rơi xà, thất bại trong môn ngựa quay tay… Uchimura hoàn toàn không thể hiện được hết phong độ của anh và cả Nhật Bản cảm thấy bất an, lo lắng.

Mặc dù cuối cùng đội Nhật Bản đã giành huy chương bạc, nhưng ngay khi đại hội vẫn còn đang diễn ra, anh đã trả lời phỏng vấn với vẻ uể oải, chán chường: “Trong 4 năm qua, tôi đã làm gì vậy. Tôi xin lỗi những cổ động viên đã luôn ủng hộ tôi hết mình.” Rõ ràng, trong giờ phút ấy, Uchimủa chìm trong những suy nghĩ tiêu cực nhất.

Tuy nhiên, khi được hỏi về trận đấu cá nahan ba ngày sau đó, Uchimaru lại trả lời rằng: “Tôi chỉ làm những việc mình cần làm.” Và kết quả thì như các bạn biết đấy, sau 28 năm, Nhật Bản đã giành được huy chương vàng trong môn thi cá nhân.

Uchimura đã thay đổi được tâm trạng của mình ngay trong thời khắc quyết định và đạt được kết quả như mong đợi. Có thể thấy, anh cũng có khả năng kiểm soát tâm lý rất tuyệt vời. Suy nghĩ “tôi chỉ làm những việc mình cần làm” cũng chính là suy nghĩ “tập trung vào quá trình hơn là kết quả.” Những người có thể nhanh chóng thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực đều có thói quen tập trung vào quá trình.

Bác sĩ khoa tim mạch Atsushi Amano, Giáo sư tại trường đại học Juntendo và là người đã phẩu thuật tim cho Thiên hoàng, sau cuộc phẫu thuật đã nói như sau:

“Tôi đã thực hiện một cuộc phẫu thuật bình thường như mọi khi, và tất nhiên, kết quả cũng sẽ như mọi lần.”

Bác sĩ Amano được xứng danh là bác sĩ phẩu thuật thiên tài với tỉ lệ thành công lên đến 98%. Tuy nhiên, chỉ cần tưởng tượng việc phải chịu trách nhiệm phẫu thuật cho Thiên hoàng thôi thì mọi người cũng có thể thấy cuộc phẩu thuật ấy áp lực đến mức nào. Theo những gì bác sĩ Amano nói, ta có thể thấy bác sĩ đã quán triệ tinh thần, tập trung vào cuộc phẫu thuật một cách chính xác như những cuộc phẫu thuật khác.

Mặt khác, với các nhân viên kinh doanh, khi họ càng không nâng cao được doanh số bán hàng thì càng nhìn vào kết quả tệ hại ấy và chỉ phàn nàn, bất mạn với tình hình kinh tế, phương châm hoạt động của công ty. Ngược lại, một nhân viên kinh doanh giỏi sẽ không để ý đến kết quả mà chú tâm vào quá trình hành động để đưa ra kết quả như số lần thăm hỏi, chất lượng kế hoạch… Càng vào những lúc không ra được kết quả, họ lại càng tập trung vào hành động.

Vận động viên marathon Naoko Takahashi đã nói: “Khi những ngày lạnh giá đến mức hoa không thể nở được, hãy cắm rễ xuống sâu hơn, sâu hơn nữa. Chẳng mấy chốc, nụ hoa ấy sẽ hé nở thành bông hoa tuyệt đẹp thôi.”

Khi nói “tập trung vào quá trình thay vì kết quả”, có thể nhiều người cho rằng như vậy là không coi trọng kết quả, tuy nhiên sự thực lại không phải như vậy. Chúng ta làm việc dựa trên tiền đề là cho ra kết quả, tuy nhiên khi đã bắt đầu hành động thì ta cần tập trung vào từng bước, từng bước đi của bản thân.

Phương pháp Tập trung vào quá trình

a. Xây dựng một kết quả lí tưởng

Bạn hãy đưa ra một kết quả lý tưởng nhất cho bản thân. Ví dụ như: tôi muốn nhận được đơn hàng trăm triệu yên, tôi muốn kết hôn trong năm sau, mình sẽ lấy được 800 điểm TOEIC, mình muốn củng cố lòng tin của khách hàng… Điều quan trọng không là “giải quyết các khiếu nại một cách thuận lợi”, mà là “nâng cao lòng tin của khách hàng”. Khi bạn xây dựng được một kết quả lý tưởng cho chất lượng cho mình thì chất lượng của quá trình thực hiện cũng được nâng cao.

b. Suy nghĩ cụ thể về quá trình

Bạn hãy suy nghĩ xem cần điều gì để đạt được kết quả lý tưởng đã nêu hay việc mình có thể làm gì. Như ví dụ về nhân viên kinh doanh tôi đã nói ở trên, đó có thể là số lần thăm hỏi, số lượng kế hoạch… Cố gắng xác định mục tiêu qua các con số để nâng cao hiệu quả. Nếu tập trung vào những việc mình có thể thực hiện, con đường phía trước sẽ rộng mở!- Kết quả lý tưởng nhất mà bạn mong ước là gì? Bạn có thể làm được điều gì để đạt được kết quả đó?

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CHỨ KHÔNG THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC
  2. TRẠNG THÁI DÒNG CHẢY – BẠN CÓ THỂ CHÌM ĐẮM VÀO VIỆC GÌ ĐẾN MỨC QUÊN CẢ THỜI GIAN ?
  3. TÌM KIẾM NHỮNG Ý NGHĨA TÍCH CỰC

Bài viết mới

  1. THẦY VÀ ĐỆ TỬ
  2. QUAN SÁT TÂM, ĐIỀU PHỤC TÂM
  3. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU