TRẠNG THÁI DÒNG CHẢY – BẠN CÓ THỂ CHÌM ĐẮM VÀO VIỆC GÌ ĐẾN MỨC QUÊN CẢ THỜI GIAN ?

TAKESHI FURUKAWA

Trích: Mình Là Cá Việc Của Mình Là Bơi; Tác giả: Takeshi Furukawa; Người dịch: Như Nữ; NXB. Thế Giới, 2018

Hiện tại, bạn có thể chìm đắm vào việc gì đến mức quên cả thời gian?

Hồi bé, chắc các bạn cũng từng có thời quên ăn quên ngủ vì những bộ trò chơi ghép hình, mô hình lắp ráp, đồ chơi hàng hay mải mê với các môn thể thao yêu thích.

Tiến sỹ Mihaly Csikszentmihalyi, từng là giảng viên tâm lí học tại đại học Chicago, đã nghiên cứu về trạng thái tâm lí của hàng trăm người khi họ đang danh thời gian cho các hoạt động yêu thích của mình. Ông đã đặt tên cho trạng thái tâm lí chung mà ông tìm là trạng thái dòng chảy – một trạng thái khi con người quá nhập tâm vào một việc nào đó thì sẽ không để ý tới những chuyện khác.

Và tiến sĩ Csikszentmihalyi cũng cho biết: “càng trải nghiệm được nhiều trạng thái dòng chảy, chất lượng cuộc sống của bạn càng được nâng cao.”

Khi chúng ta tập trung ý thức vào một việc nào đó, não bộ sẽ khiến chúng ta quên đi những việc khác. Đặc biệt, khi bạn đã ở vào trạng thái dòng chảy, bạn sẽ tách biệt 100% với những vấn đề khác. Nói tóm lại, nếu chúng ta càng dành thời gian cho trạng thái dòng chảy, căng thẳng trong cơ thể càng được giảm bớt.

Những người hay bị vướng vào những suy nghĩ tiêu cực thường thấy mệt mỏi vì những hối tiếc trong quá khứ hoặc bất an về tương lai. Ví dụ, nếu trong cả thứ Bảy, Chủ Nhật mà bạn vẫn lo nghĩ về công việc thì não bộ của bạn sẽ không được nghỉ ngơi, khiến bạn cảm thấy căng thẳng kéo dài. Hay khi thất tình, nếu bạn cứ nhốt mình trong phòng thì cảm giác căng thẳng sẽ ngày càng lớn hơn.

Những lúc như vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen chú ý vào một việc khác để dứt ra khỏi những vấn đề khiến bạn căng thẳng. Một người phụ nữ từng nói, nếu thất tình, hãy dành hết tâm sức vào công việc và làm mình bận rộn hơn. Bởi khi bạn đang mải mê với công việc, bạn sẽ dứt khỏi nỗi đau thất tình.

Dù những áp lực trong công việc có lớn đến đâu đi chăng nữa, khi bạn đi chơi với con cái vào cuối tuần, hay khi bạn chơi các môn thể thao yêu thích, bạn sẽ thấy quên hết mệt mỏi, căng thẳng. Đó là do bạn đã tiến vào trạng thái dòng chảy.

Những ai có thể nhanh chóng thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực là người có thể sớm tập trung ý thức của bản thân vào một việc khác.

Phương pháp Tạo trạng thái dòng chảy

a. Mải mê với công việc

Nếu bạn đang phải chịu những áp lực, căng thẳng từ cuộc sống cá nhân, tôi khuyên bạn nên tập trung vào công việc. Dành nhiều thời gian cho công việc hoặc thử thách mới cũng là một phương pháp không tồi. Nếu bạn để cho tâm trí mình toàn công việc, bạn sẽ quên đi những việc khác.

b. Tạo sở thích khiến bản thân mình say mê

Nếu bạn thấy quá căng thẳng với công việc, bạn có thể tìm kiếm những sở thích khiến bạn hứng thú.

Bạn hãy viết thử 10 sở thích của bản thân như: nghe nhạc và tản bộ, thử thách lắp ráp những mô hình ngày xưa, đi ngắm biển, đi xem phim…

Sở thích tôi hay chọn đó là đi bộ 30 phút. Lúc đó, tôi chẳng nghĩ ngợi gì cả, các giác quan trở nên nhạy bén hơn và tôi có thể thấy tiếng sông suối, mùi của lá cây, ngắm vườn hoa nở, cảm nhận cơn gió thoảng. Và lúc đó, tôi có thể hoàn toàn chìm vào trạng thái dòng chảy.

c. Cho phép mình quên đi

Điều ngăn cản bạn tiến vào trạng thái dòng chảy chính là chiếc phanh trong thâm tâm bạn. Những người khó đi vào trạng thái dòng chảy là những người hay cho rằng: Nếu để đầu óc dứt ra khỏi những lo lắng, bất an đấy thì mọi chuyện có trở nên tồi tệ hơn không? Những cảm giác lo lắng, bất an có một lực kéo rất mạnh, thế nên không dễ gì để thoát khỏi chúng cả.

Do đó, trước hết bạn nên làm thử với thời gian ngắn, tự cho phép bản thân thoát khỏi những cảm xúc ấy, tự nói với chính mình rằng: Lúc này tạm quên đi cũng được.

Hãy kiểm soát vị trí tập trung của ý thức!

– Những chuyện bạn có thể say mê đến quên cả giờ giấc là gì?

– Trong số những việc khiến bạn thấy say mê, hãy kể tên ba việc tốt nhất bạn có thể đưa vào cuộc sống của chính mình.

Thói quen thứ 9:

Sống cho giây phút hiện tại

1. Hãy thức tỉnh lại tinh thần thiền đạo trong ta

2. Hãy kiểm soát vị trí tập trung của ý thức

Mình Là Cá, Việc Của Mình Là Bơi
Takeshi Furukawa
www.dtv-ebook.com

Thói Quen Thứ 9

Thói quen thứ 9:

Sống cho giây phút hiện tại

Hãy bịt kín quá khứ và tương lai bằng cánh cửa sắt,

Hãy chỉ sống cho ngày hôm nay.

Dale Carnegie – Nhà thuyết trình Mỹ

41. Mỗi lần chỉ tập trung vào một việc

Leo Babauta, người khởi xướng thói quen thiền (Zen habits) ở Mỹ là một blogger nổi tiếng. Anh có một lối sống đơn giản, giảm số lượng công việc và sống một cuộc sống phong phú.

Trong cuốn sách The power of Less, Leo đã viết như sau:

“Chúng ta đang sống trong thời đại đa nhiệm. Trong thời đại có thể kết nối với bất cứ thứ gì nhờ công nghệ cao, chúng ta đang bị nhấn chìm trong một biển thông tin, các nhiệm vụ, và ngày càng bị tước mất thời gian của bản thân. Thế nhưng cơ thể chúng ta không thể chịu đựng mãi ở đại dương mênh mông ấy. Nhanh thôi, chúng ta sẽ chết chìm trong đó. Chính vì vậy, tôi chân thành khuyên bạn nên đổi về trạng thái “đơn nhiệm”. Mỗi một lần, chỉ tập trung vào một nhiệm vụ, cố gắng làm đơn giản nhất có thể và như vậy, bạn có thể nâng cao năng suất của bản thân đồng thời vẫn bảo vệ được trái tim mình.”

Leo chủ trương rằng sự đa nhiệm (làm nhiều việc cùng một lúc) khiến chúng ta phải đảo đi đảo lại cho rất nhiều công việc và ngược lại sẽ khiến năng suất kém đi.

Những người dễ tích tụ căng thẳng mỗi khi có việc cần làm thường có cảm giác khẩn cấp cần phải hoàn thiện ngay lập tức.

Trong đầu họ lúc nào cũng lo lắng cho rất nhiều việc: “Ôi, mình phải trả lời email, báo cáo cũng đang bị muộn, còn chưa báo cáo chuyện này với sếp. Lại còn xác nhận số người tham gia buổi họp, sao chẳng ai báo lại với mình thế…”

Đó chính là trạng thái đa nhiệm.

Tuy nhiên, trạng thái đa nhiệm này khiến chúng ta rất mất tập trung. Cũng giống như khi vừa xem ti vi vừa học vậy, thực tế chúng ta chẳng hoàn thành được việc nào một cách hiệu quả cả.

Sống cho giây phút hiện tại chính là tinh thần của thiền.

Từ lâu, người Nhật đã đi theo tinh thân này, nhưng trong xã hội với quá nhiều căng thẳng hiện nay, chúng ta lại đang đánh mất dần tinh thần sống ấy. Giống như Leo Babauta đã nói, chúng ta nên chuyển hẳn sang trạng thái đơn nhiệm, mỗi lần chỉ tập trung vào một việc, như vậy chúng ta có thể giảm bớt căng thẳng và năng cao hiệu quả làm việc của bản thân.

Trong cuốn sách Các thói quen của mình, tôi cũng nêu lên nguyên lý khi hình thành thói quen giống như vậy.

Bạn chỉ nên tập trung lại vào một việc và biến nó thành thói quen của bản thân mình thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

Để có thể giảm bớt căng thẳng và nâng cao năng suất làm việc, bạn cần tạo cho minh thói quen mỗi lần chỉ tập trung làm một việc.

Phương pháp Mỗi lần tập trung vào một việc

a. Lập danh sách những vấn đề quan tâm

Những người không thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực thường cảm thấy lo lắng vì rất nhiều chuyện. Vậy nên, để có thể tập trung vào một việc, bạn cần gạt bỏ hết những mối lo lắng khác sang một bên.

Để không bị quấy nhiễu bởi những suy nghĩ vẩn vơ, tôi khuyên bạn nên lập một danh sách những vấn đề bạn hiện đang quan tâm.

Nếu đã ghi hết tất cả các việc ra giấy rồi, bạn có thể dứt khoát ném nó ra khỏi đầu và như vậy, bạn có thể an tâm để tập trung vào việc trước mắt.

b. Luyện tập tập trung vào một việc

Có một vật dụng đầy ma thuật giúp bạn có thể tập trung vào hiện tại: chính là đồng hồ đếm ngược (loại có chuông). Khi đồng hồ bắt đầu đếm ngược thì bạn không thể can thiệp được nữa. Và như vậy, nó sẽ giúp bạn tạo ra một khoảng thời gian bị giới hạn.

Ví dụ, nếu bạn quy định rằng trả lời mail trong 15 phút, bạn hãy cài đặt giờ và chỉ tập trung vào việc trả lời mail, không làm gì nữa cả. Khi bạn ấn định làm báo cáo trong 30 phút, bạn đặt lại giờ và không quan tâm đến chuyện mail, chỉ tập trung vào báo cáo.

Như vậy, nếu tạo được cho bản thân thói quen tập trung 100% vào một việc thì năng suất làm việc của bạn sẽ nâng lên đồng thời giúp bạn giảm cảm giác căng thẳng, cấp bách của bản thân.

Hãy thức tỉnh lại tinh thần thiền trong ta!

– Mức độ thực hiện các công việc đơn nhiệm của bạn là bao nhiêu?

– Để có thể mỗi lần chỉ tập trung vào một việc, bạn sẽ làm gì?

42. Trạng thái dòng chảy

Hiện tại, bạn có thể chìm đắm vào việc gì đến mức quên cả thời gian?

Hồi bé, chắc các bạn cũng từng có thời quên ăn quên ngủ vì những bộ trò chơi ghép hình, mô hình lắp ráp, đồ chơi hàng hay mải mê với các môn thể thao yêu thích.

Tiến sỹ Mihaly Csikszentmihalyi, từng là giảng viên tâm lí học tại đại học Chikago, đã nghiên cứu về trạng thái tâm lí của hàng trăm người khi họ đang danh thời gian cho các hoạt động yêu thích của mình. Ông đã đặt tên cho trạng thái tâm lí chung mà ông tìm là trạng thái dòng chảy – một trạng thái khi con người quá nhập tâm vào một việc nào đó thì sẽ không để ý tới những chuyện khác.

Và tiến sĩ Csikszentmihalyi cũng cho biết: “càng trải nghiệm được nhiều trạng thái dòng chảy, chất lượng cuộc sống của bạn càng được nâng cao.”

Khi chúng ta tập trung ý thức vào một việc nào đó, não bộ sẽ khiến chúng ta quên đi những việc khác. Đặc biệt, khi bạn đã ở vào trạng thái dòng chảy, bạn sẽ tách biệt 100% với những vấn đề khác. Nói tóm lại, nếu chúng ta càng dành thời gian cho trạng thái dòng chảy, căng thẳng trong cơ thể càng được giảm bớt.

Những người hay bị vướng vào những suy nghĩ tiêu cực thường thấy mệt mỏi vì những hối tiếc trong quá khứ hoặc bất an về tương lai. Ví dụ, nếu trong cả thứ Bảy, Chủ Nhật mà bạn vẫn lo nghĩ về công việc thì não bộ của bạn sẽ không được nghỉ ngơi, khiến bạn cảm thấy căng thẳng kéo dài. Hay khi thất tình, nếu bạn cứ nhốt mình trong phòng thì cảm giác căng thẳng sẽ ngày càng lớn hơn.

Những lúc như vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen chú ý vào một việc khác để dứt ra khỏi những vấn đề khiến bạn căng thẳng. Một người phụ nữ từng nói, nếu thất tình, hãy dành hết tâm sức vào công việc và làm mình bận rộn hơn. Bởi khi bạn đang mải mê với công việc, bạn sẽ dứt khỏi nỗi đau thất tình.

Dù những áp lực trong công việc có lớn đến đâu đi chăng nữa, khi bạn đi chơi với con cái vào cuối tuần, hay khi bạn chơi các môn thể thao yêu thích, bạn sẽ thấy quên hết mệt mỏi, căng thẳng. Đó là do bạn đã tiến vào trạng thái dòng chảy.

Những ai có thể nhanh chóng thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực là người có thể sớm tập trung ý thức của bản thân vào một việc khác.

Phương pháp Tạo trạng thái dòng chảy

a. Mải mê với công việc

Nếu bạn đang phải chịu những áp lực, căng thẳng từ cuộc sống cá nhân, tôi khuyên bạn nên tập trung vào công việc. Dành nhiều thời gian cho công việc hoặc thử thách mới cũng là một phương pháp không tồi. Nếu bạn để cho tâm trí mình toàn công việc, bạn sẽ quên đi những việc khác.

b. Tạo sở thích khiến bản thân mình say mê

Nếu bạn thấy quá căng thẳng với công việc, bạn có thể tìm kiếm những sở thích khiến bạn hứng thú.

Bạn hãy viết thử 10 sở thích của bản thân như: nghe nhạc và tản bộ, thử thách lắp ráp những mô hình ngày xưa, đi ngắm biển, đi xem phim…

Sở thích tôi hay chọn đó là đi bộ 30 phút. Lúc đó, tôi chẳng nghĩ ngợi gì cả, các giác quan trở nên nhạy bén hơn và tôi có thể thấy tiếng sông suối, mùi của lá cây, ngắm vườn hoa nở, cảm nhận cơn gió thoảng. Và lúc đó, tôi có thể hoàn toàn chìm vào trạng thái dòng chảy.

c. Cho phép mình quên đi

Điều ngăn cản bạn tiến vào trạng thái dòng chảy chính là chiếc phanh trong thâm tâm bạn. Những người khó đi vào trạng thái dòng chảy là những người hay cho rằng: Nếu để đầu óc dứt ra khỏi những lo lắng, bất an đấy thì mọi chuyện có trở nên tồi tệ hơn không? Những cảm giác lo lắng, bất an có một lực kéo rất mạnh, thế nên không dễ gì để thoát khỏi chúng cả.

Do đó, trước hết bạn nên làm thử với thời gian ngắn, tự cho phép bản thân thoát khỏi những cảm xúc ấy, tự nói với chính mình rằng: Lúc này tạm quên đi cũng được.

Hãy kiểm soát vị trí tập trung của ý thức!

– Những chuyện bạn có thể say mê đến quên cả giờ giấc là gì?

– Trong số những việc khiến bạn thấy say mê, hãy kể tên ba việc tốt nhất bạn có thể đưa vào cuộc sống của chính mình.

43. Suy nghĩ trong khoảng thời gian giới hạn

Yoriko Kinoshita (Parry Kinoshita) từng là nghệ sĩ hài thuộc công ty Yoshimoto. Cô quyết định chỉ tham gia vào giới giải trí đến năm 30 tuổi. Sau năm 30 tuổi, cô tiếp xúc với liệu pháp sắc màu và hoạt động trong lĩnh vực này cho đến nay.

Có lẽ chẳng nghề nào mà triển vọng tương lai lại mù mịt như nghề hài kịch này. Thu nhập của các nghệ sỹ hài không bán được đĩa phim như ở công ty Yoshimoto Kogyo không cao, thế nên bắt buộc các diễn viên phải đi làm thêm để kiếm sống.

Công việc tuổi nghề của diễn viên hài ngắn, những nghệ sĩ đàn em thậm chí còn được truyền hình trước, bạn bè đã thành công trong xã hội, đã lập gia đình. Đến cả bố mẹ, người thân còn cho rằng “đừng mơ mộng nữa, làm việc thực tế một chút đi”… Nếu gặp phải tình trạng ấy, chắc bạn cũng sẽ cảm thấy thật áp lực.

Khi mà không nhìn thấy triển vọng trong tương lai, ai cũng thấy bất an và lo lắng. Những lúc như vậy, càng nghĩ về phía trước, bạn sẽ càng thấy hoảng sợ. Thế nên tôi khuyên bạn nên suy nghĩ trong một “giới hạn thời gian” và tập trung vào một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ như với nghệ sĩ hài, nếu bạn đã quyết định sẽ làm trong thời gian 3 năm, 10 năm hay đến năm 30 tuổi thì bạn có thể dứt bỏ cảm giác lo lắng hiện tại và tập trung nâng cao khả năng diễn xuất của bản thân.

Vậy tại sao giới hạn thời gian lại giúp chúng ta thấy yên tâm hơn?

Trong quá trình làm việc, tôi cũng gặp khá nhiều khách hàng nói rằng: “Tôi bắt đầu chơi tennis nhưng cũng không chắc có chơi được lâu dài không”, “tôi đang o biết có nên tiếp tục công việc hiện tại không”, “tôi không tự tin liệu mình có thể bỏ thuốc lá không”…

Nguyên nhân khiến bạn không dứt khoát hành động là bạn thường vô thức nghĩ rằng mình có thể làm nó mãi không thay vì nghĩ rằng mình chắc chắn sẽ làm tốt trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Hay nói cách khác, vì bạn nghĩ không biết mình có thể tiếp tục chơi tennis (mãi) không, có tiếp tục làm công việc này mãi không, có thể bỏ hẳn thuốc lá không… thế nên bạn mới chần chừ không quyết đoán. Nếu bạn có thể ngưng việc mở rộng trục thời gian đến tận tương lai thì bạn có thể tập trung được vào hiện tại.

Các chuyên gia cho rằng những người nghĩ mình dễ cai thuốc lá cũng là những người đang tập trung để bỏ thuốc thành công trong ngày hôm đó. Còn nếu bạn nghĩ mình phải bỏ thuốc mãi mãi thì bạn sẽ thấy việc này rất khó khăn.

Ngoài ra, trong công việc, tôi cũng hay gặp nhiều người tư vấn vì băn khoăn không biết có nên chuyển việc hay không. Đặc biệt là những người mới vào nghề thì khả năng này lại càng cao, áp lực từ những người xung quanh cũng rất lớn thế nên họ thường rất trăn trở về vấn đề này.

Trong những trường hợp đấy, tôi thường đưa ra phương án: bạn hãy bảo lưu suy nghĩ chuyển việc trong một năm, và cố gắng hết mình trong công việc. Một năm sau, nếu bạn vẫn không có động lực làm công việc này thì hãy tính đến chuyển việc. Làm như vậy, khách hàng của tôi có thể toàn tâm toàn ý cho công việc hiện tại. Còn quyết định cuối cùng, hãy để chính bản thân họ một năm sau quyết định.

Điều bạn cần tránh tuyệt đối là suốt ngày ưu sầu, phiền muộn, không quyết đoán cũng chẳng có hành động gì. Trạng thái đó sẽ làm bạn thấy vô cùng căng thẳng.

Phương pháp suy nghĩ trong khoảng thời gian giới hạn

a. Đặt thời gian cho những vấn đề bạn đang trăn trở, lo lắng

Ví dụ, bạn đang trăn trở về việc cứ tiếp tục hẹn hò với người yêu như thế này hay không, công việc hiện tại có thực sự hợp với mình hay không… Giống như trên, bạn hãy đặt ra một thời gian nhất định và trong thời gian đó, hãy dành hết tâm sức vào việc ấy.

Nói cách khác, bạn hãy phát huy thói quen “tập trung vào những việc có thể thực hiện”. Sau đó nửa năm, một năm… nếu bạn vẫn thấy không thể thì lúc đó bạn có thể quyết định chia tay, chuyển việc thì tâm bạn vẫn cảm thấy thanh thản.

Ngoài ra, với những việc bạn đang bận tâm, lo lắng, việc “đặt thời gian lo lắng” cũng rất hiệu quả. Dù bạn có nói với bản thân không được lo lắng nữa thì cũng chẳng có tác dụng gì. Nhưng nếu bạn đặt hẳn một thời gian cụ thể, ví dụ 8 – 9 giờ tối là thời gian lo lắng, thì bạn sẽ thấy ngoài thời gian đó ra, số giờ bạn băn khoăn, lo lắng sẽ giảm đi một cách đáng ngạc nhiên.

b. Đặt thời gian hành động

Trong trường hợp bạn không thể bắt đầu hành động, không thể từ bỏ diều gì đó, tôi khuyên bạn nên thực hiện “thời gian thử nghiệm”.

Ví dụ thử đến phòng trà trong một tháng. Sau một tháng, nếu bạn thấy việc này không hợp với mình, bạn có thể bỏ. Có nhiều chuyện, nếu bạn không làm sẽ không biết được, và khi bạn cứ để nó trong đầu thì chẳng thể giải quyết được gì cả.

Trước hết hãy làm trong thời gian thử nghiệm!

– Những băn khoăn, trăn trở bạn chưa giải quyết được là gì?

– Bạn sẽ đặt thời gian thử nghiệm trong vòng bao lâu?

44. Nhịn thông tin

Những lúc kết thúc một dự án lớn, hay những lúc lảm thấy căng thẳng, áp lực, tôi lại đi đến Kamikochi ở tỉnh Nagano để giải tỏa tâm trạng.

Kamikochi là một vùng danh thắng nằm ở thành phố Matsumoto của tỉnh Nagano với độ cao 1500m so với mặt nước biển. Là một phần của công viên quốc gia, nơi đây được công nhận là di sản văn hóa quốc gia. Đứng trên cầu Kappa bắc ngang qua con sông tươi mát Azusa, ta có thể ngắm cảnh dòng sông, hồ Taisho, hồ Myojin tuyệt đẹp. Cảnh núi rừng, sông nước hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, nghe tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách, hít thở bầu không khí trong lành giúp tiêu tan hết mọi căng thẳng trong tôi.

Đến những khu rừng tự nhiên là một trong những cách giải tỏa căng thẳng của tôi. Điều quan trọng để có thể tận hưởng hết khoảnh khắc ấy chính là không mang theo các phương tiện truyền tin.

Ngay từ đầu bạn phải để hết điện thoại di động, máy tính bảng… ở nhà chứ không phải vẫn mang đi nhưng để trong xe. Không có phương tiện truyền tin, không nhận email hoặc các liên lạc đồng nghĩa với việc bạn đang nhịn thông tin.

Khi không còn điều gì lấy đi sự chú ý của bạn, bạn có thể tập trung vào thời điểm hiện tại và tất cả cũng chỉ còn lại sự yên bình, tĩnh lặng.

Ở giữa rừng rậm thiên nhiên ấy, tất cả những lo lắng sẽ không còn nữa, thiên nhiên sẽ xoa dịu những nỗi bất an, trăn trở và bạn có thể tập trung cho chính bản thân lúc này.

Xã hội của chúng ta hiện nay tràn ngập thông tin bởi sự phát triển của công nghệ thông tin. Do ảnh hưởng của sự phát triển của các thiết bị di động, chúng ta đang ở trong trạng thái sẵn sàng cho các cuộc giao tiếp bất cứ lúc nào.

Hãy nhìn lại từ năm 1990, khi những chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện. Từ đó, ngay cả lúc ra ngoài chúng ta cũng cần phải chú ý vì có thể có cuộc điện thoại của cấp trên hay khách hàng gọi đến.

Sau đó là email. Email có thể gửi bất cứ lúc nào, 24/24 giờ nên nó yêu cầu chúng ta phải thường xuyên kiểm tra thông tin mới nhận.

Ngay cả trong cuộc sống riêng tư, do sự phát triển của điện thoại thông minh mà nhiều người yêu thích Facebook, rồi sau đó là SNS với khả năng có thể liên lạc được với nhiều người. Từ đó căn bệnh phụ thuộc vào SNS cũng phát sinh. 70% số người dùng luôn trong trạng thái để ý mình viết cái gì, phải trả lời những ai…

Những hiện tượng này trong xã hội hiện đại ngày nay được cho là chuyện rất đỗi bình thường, nhưng chỉ vì thói quen ấy mà chúng ta luôn cảm thấy căng thẳng.

Nhiều người khi có các thiết bị truyền tin đều phải để mở suốt 24 giờ và không thể thư giãn được. Cũng có những người lúc nào cũng phải kiểm tra xem có điện thoại công việc hay không, hay cứ 30 phút lại phải kiểm tra email một lần.

Để có thể giải thoát tâm trí của bản thân khỏi chứng nghiện thông tin ấy, tôi khuyên các bạn nên thực hiện phương pháp nhịn thông tin.

Phương pháp Nhịn thông tin

a. Tắt các thiết bị truyền tin

Rút dây mạng, tắt nguồn điện thoại, đóng các phần mềm email… bằng cách này, bạn sẽ không bị các tin tức tạp nham làm phiền và có thể tập trung cho bản thân.

Ngoài ra, những lúc bạn ra ngoài cho thư giãn, bạn không nên mang theo điện thoại di động. Ban đầu khi mới tách khỏi các thiết bị điện tử, có thể bạn sẽ thấy lo sợ nhưng nếu bạn tập thành thói quen thì sẽ thấy rất bình thường. Và như vậy, một ngày yên bình sẽ đến với bạn.

b. Đặt ra các nguyên tắc

Mặc dù phần trên tôi đã viết như thể công nghệ thông tin là một kẻ xấu xa vậy, nhưng thực tế thì bản thân tôi cũng có một chiếc máy tinh xách tay và sống một cách tự do. Thực sự tôi cũng phải cảm ơn công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng là tôi không thể để công nghệ thông tin sử dụng lại mình và chết chìm trong biển thông tin. Ngược lại, tôi biết cách sử dụng chúng và kết nối với những thông tin cần thiết.

Để làm được điều đó, các bạn cần phải có những nguyên tắc cho bản thân mình như: ra khỏi công ty thì không kiểm tra mail công việc, chỉ vào Facebook vào giờ nghỉ trưa và lúc 20h tối. Như vậy bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi các thông tin.

Trước hết hãy cách xa điện thoại di động một chút!

Bạn làm gì để có thế thoát ly khỏi những thiết bị điện tử?

Bạn sẽ đặt ra quy định gì cho bản thân về việc kiểm tra mail công việc và điện thoại di động?

45. Sống hết mình cho hôm nay

Jerry Minchinton, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường Cách suy nghĩ của những người thành công (Nhà xuất bản Discover 21) đã viết như sau:

“Hầu hết tâm trí con người giống như một con lắ dao động qua lại giữa quá khứ và tương lai không không bao giờ ngừng. Nếu để ý những suy nghĩ của bản thân, bạn sẽ thấy phần lớn thời gian chúng ta dành để suy nghĩ những chuyện trong quá khứ hoặc tương lai, trong khi đó thời gian cho hiện tại lại không nhiều. Nếu để tâm đến hiện tại, bạn chắc chắn sẽ phát hiện ra rằng mỗi giây phút sẽ chứa đựng những vẻ đẹp riêng của nó.”

Suy nghĩ của con người đều đi trên một trục thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai. Những người cứ mãi suy nghĩ tiêu cực là những người có khoảng thời gian hối hận, đổ lỗi cho bản thân vì những việc trong quá khứ cũng như thời gian để lo lắng về tương lai rất dài. Trong khi đó họ lại không thể tập trung vào những niềm vui, vẻ đẹp, niềm hạnh phúc, những việc có thể thực hiện trong khoảnh khắc hiện tại. Hay nói cách khác, họ có xu hướng không thể sống ở hiện tại.

Một ngày như một đời. Điều này có nghĩa coi một ngày, từ buổi sáng thức dậy cho đến đêm khuya khi đi ngủ, như một cuộc đời, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, và mỗi một ngày đều sống hết mình không hối tiếc.

Giả sử chúng ta sống được trong 80 năm tức 30.000 ngày, thì mỗi ngày sẽ có một điều tuyệt vời, một vẻ đẹp, một khám phá, hội ngộ, nhận thức, niềm vui, số phận khác nhau.

Khi chúng ta chìm trong hối tiếc về quá khứ hay bất an cho tương lai, chúng ta đang đánh mất thời gian quý giá không thể đánh đổi được của ngày hôm nay.

Hối hận vì quá khứ, bất an cho tương lai là đặc trưng của con người, chúng ta không thể xóa bỏ chúng. Nhưng nếu bạn có thể tập trung sống cho ngày hôm nay thì có nghĩa bạn đang tiến gần hơn một bước trong cuộc sống không căng thẳng.

Trong Phúc Âm của Matthew của Tân Ước có ghi rằng: “Đừng lo lắng về ngày mai. Chuyện của ngày mai để hãy cứ để tự ngày mai tính. Sự quan tâm trong một ngày chỉ đủ cho ngày hôm đó mà thôi.”

Đó chính là thông điệp khuyên con người hãy sống hết mình cho một ngày hôm nay mà thôi.

Đừng hoãn niềm vui, hãy ăn những món ăn ngon, hãy gặp những người muốn gặp. Nếu bạn không biết quý trọng ngày hôm nay thì nó sẽ nhanh chóng trôi qua trong những ngày tháng bận rộn.

Cuộc đời con người nằm trong một chuỗi thời gian liên tục. Điều quan trọng là đừng lãng phí hôm nay chỉ vì quá khứ hay tương lai.

Phương pháp Sống một ngày như một đời

a. Lên danh sách những chuyện vui

Trong công việc cũng như các mối quan hệ, chắc chắn sẽ có những căng thẳng nhất định. Nhưng nếu bạn không thể thoát khỏi những căng thẳng ấy thì cuộc đời này của bạn thật vô nghĩa.

Thế nên, bạn hãy tận hưởng những giây phút hiện tại. Và để làm được điều đó, tôi khuyên bạn nên có một “danh sách những điều vui vẻ mỗi ngày”. Ví dụ khi về nhà, bạn có thể đốt nến thơm, đọc cuốn tiểu thuyết yêu thích trong bồn tắm, xem chương trình hài, ăn cơm với bạn bè,…

Đừng trì hoãn niềm vui ấy, bạn hãy coi một ngày như một đời và tận hưởng cuộc sống.

b. Chỉ suy nghĩ về một ngày

Bác sĩ Haruyashi Yamoto, chuyên về sức khỏe nghề nghiệp, có phương châm “chủ nghĩa giải quyết căng thẳng trong ngày” và cố gắng không mang theo căng thẳng.

Trong những lúc xử lí phản hồi của khách hàng hoặc sắp đến thời hạn của một dự án lớn, chắc hẳn chúng ta đều phải lo nghĩ rất nhiều việc.

Sẽ không quá lời khi nói rằng những căng thẳng của chúng ta quá nửa đều là những nỗi lo cho tương lai hay những ân hận về quá khứ chứ không phải là sự khó khăn ở hiện tại.

Nếu đọc đến đây, bạn đã tạo cho mình được tám thói quen thì cuối cùng chỉ còn mỗi việc tập trung vào hiện tại mà thôi.

Trước mắt, bạn hãy làm hết những việc cần làm để giải quyết hết các vấn đề của ngày hôm nay. Vào những lúc giông tố bão bùng kéo đến, thay vì nhìn về phía trước, bạn nên nhìn xuống dưới chân và tiến từng bước một. Đừng lo lắng, đừng tưởng tượng những chuyện phía trước, hãy sống hết mình cho ngày hôm nay thôi, rồi giông tố sẽ qua đi.

Nhìn xuống dưới chân và bước tiếp trong bão giông!

– Nếu phải viết một danh sách 10 điều tuyệt vời mỗi ngày, bạn sẽ viết gì?

– Điều bạn muốn làm ngày hôm nay là gì?

Thói quen thứ 9:

Sống cho giây phút hiện tại

1. Hãy thức tỉnh lại tinh thần thiền đạo trong ta
2. Hãy kiểm soát vị trí tập trung của ý thức
3. Trước hết hãy làm trong thời gian thử nghiệm
4. Hãy cách xa điện thoại di động một chút
5. Nhìn xuống dưới chân và bước tiếp trong bão giông

Bình luận


Bài viết liên quan

  1. GIỮ LINH HỒN Ở TRẠNG THÁI TINH KHIẾT
  2. TRẠNG THÁI TÂM THỨC VÀ THỜI TIẾT
  3. VƯỢT KHỎI TRÍ THỨC LÀ TRẠNG THÁI CỦA ĐƠN GIẢN

Bài viết khác của tác giả

  1. TẬP TRUNG VÀO NHỮNG VIỆC CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC
  2. THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CHỨ KHÔNG THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC
  3. TÌM KIẾM NHỮNG Ý NGHĨA TÍCH CỰC

Bài viết mới

  1. THẦY VÀ ĐỆ TỬ
  2. QUAN SÁT TÂM, ĐIỀU PHỤC TÂM
  3. ÁP DỤNG QUY LUẬT NỖ LỰC TỐI THIỂU