THẦN CHÚ ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ – NGÀI GYALWANG DRUKPA 12th

SƯU TẦM

Đức Phật A Di Đà theo truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa là một vị vua, Người đã từ bỏ danh vọng, vương quốc của mình để trở thành một tu sĩ Phật Giáo và có tên là Dharmakara, có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Nhiều Phật tử thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết.

Giới thiệu

Đức Phật A Di Đà (tên Tiếng Phạn: Amitabha – Amitayus, Trung Quốc: Amituofo) là một vị Phật thường được mô tả trong kinh điển Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông. Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. Tên của Ngài, “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.
Đức Phật A Di Đà sau khi nghe thuyết pháp của Đức Phật Lokesvaraja, Ngài đã phát tâm và lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh.

Từ đó, Đức Phật A Di Đà sau 5 năm tu tập, cuối cùng Người đã đạt được sự giác ngộ tối cao. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi cứu độ chúng sinh của Đức Phật giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc (Sukhavati) đã được thiết lập sau đó, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi niệm tên Ngài.

Đức Phật A Di Đà Trong Phật Giáo Kim Cương Thừa

Đức Phật A Di Đà cũng được biết đến ở Tây Tạng, Mông Cổ, và nhiều khu vực khác. Trong Phật giáo Kim Cương thừa, Đức Phật A Di Đà được coi là một trong Ngũ Trí Như Lai (cùng với Tỳ Lô Giá Na Như Lai, A Súc Bệ Như Lai, Bảo Sanh Như Lai, và Bất Không Thành Tựu Như Lai), Phật A Di Đà có liên quan đến hướng tây.

Vương quốc của Phật A Di Đà được gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc (tiếng Phạn:Sukhāvatī – tiếng Tây Tạng: Dewachen). Ngài có hai môn đệ chính, là Bồ Tát Kim Cương Thủ hay Đại Thế Chí Bồ Tát (Vajrapani) và Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteshvara). Trong Phật giáo Tây Tạng tồn tại những lời cầu nguyện nổi tiếng với sự tái sinh trong cõi tịnh độ của Đức Phật A Di Đà. Một trong số đó đã được viết bởi Je Tsongkhapa theo sự chỉ dẫn của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, người hiện ra và nói với ông. Tên của Đức Phật A Di Đà thường được gọi trong thực hành chuyển di tâm thức (Phowa) hoặc Vô Lượng Thọ, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan đến tuổi thọ và ngăn ngừa một cái chết bất ngờ.

Trong trường phái Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản, Phật A Di Đà là một trong 13 vị thần Phật giáo được đệ tử tỏ lòng tôn kính. Phật giáo Shingon giống như Phật giáo Tây Tạng, cũng sử dụng thần chú nguyện đặc biệt cho A Di Đà, mặc dù các thần chú sử dụng khác nhau.

Hình Tướng Đức Phật A Di Đà

Thật sự là khó để phân biệt Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì cả hai đều được miêu tả như là sở hữu tất cả các thuộc tính giống nhau. Phật A Di Đà có thể thường được phân biệt bởi Mudra (biểu tượng hay cử chỉ nghi lễ) của mình: Hai bàn tay co lại và chạm vào nhau (như trong bức tượng A Di Đà ở Kamakura, Nhật Bản) khi ở tư thế ngồi. Trong tư thế đứng, Phật A Di Đà để tay trái ngang ngực còn tay phải ngửa ra và thả lỏng để đón nhận mọi chúng sinh.

Ý nghĩa của hình tướng của Ngài là kết nối với tất cả chúng sinh, bàn tay mở rộng cho thấy rằng lòng từ bi A Di Đà được hướng đến những giống loài thấp nhất.

Phật A Di Đà thường được miêu tả cùng với 2 vị trợ thủ: Bồ Tát Quán Thế Âm, người xuất hiện bên phải của Ngài và Bồ Tát Đại Thế Chí, người xuất hiện trên trái của Ngài.

Trong Phật giáo Tây Tạng, Phật A Di Đà có màu đỏ (màu đỏ là màu của tình yêu, lòng từ bi, và năng lượng cảm xúc). Ngài được gọi là “Phật ánh sáng”, nên màu đỏ còn được hình dung như là màu của mặt trời. Vì lý do này, nên Ngài được coi là một trong những hình tượng nổi bật nhất của tất cả chư Phật.

Phật giáo Tịnh Độ bắt đầu phổ biến ở phía tây bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, từ đó nó lan sang Trung Á và Trung Quốc, và từ Trung Quốc sang Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các kinh điển tiếp tục giải thích rằng, Phật A Di Đà sau khi tích lũy công đức vĩ đại qua vô số kiếp, cuối cùng đạt được Phật quả và vẫn còn sống trong khu đất của mình, nơi đó được gọi là Cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi tuyệt đẹp, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Các học thuyết cơ bản liên quan đến Phật A Di Đà và lời thề của Ngài được tìm thấy trong kinh Vô Lượng Thọ.

Thông qua những nỗ lực của mình, Phật A Di Đà đã tạo ra cõi Tịnh Độ (tiếng Trung: jìngtŭ; Nhật Bản: Jodo; Việt: Tịnh Độ) hay Cực Lạc (tiếng Phạn: Sukhavati – nơi sở hữu hạnh phúc). Cõi Cực Lạc nằm ở phía Tây, vượt ra ngoài giới hạn của thế giới của chúng ta. Bằng sức mạnh lời thề của mình, Đức Phật A Di Đà đã làm cho tất cả những ai cầu khẩn Ngài được tái sinh vào vùng đất này, họ sẽ trải qua những hướng dẫn trong Pháp để cuối cùng trở thành những vị Bồ Tát (mục tiêu tối hậu của Phật giáo Đại thừa). Từ đó, các vị Bồ tát cùng trở lại thế giới để giúp nhiều người hơn.

Thần chú Đức Phật A-di-đà

Đức Phật A Di Đà là trung tâm của một số thần chú trong Phật giáo Kim Cương Thừa. Ở Ấn Độ, thần chú của Phật A Di Đà là Om Amitābha Hrīḥ, được phát âm trong phiên bản tiếng Tây Tạng là Om Ami Dewa Hri. Trong trường phái Phật giáo Shingon Nhật Bản là On Amirita Teizei Kara Un hoặc Om Amrta Teje Hara Hum.

Sau đây là bài thần chú Đức Phật A Di Đà:

Sưu tầm: https://thesilkroad.vn/duc-phat-di-da/

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. BẠN
  2. NỮ GIÁO SƯ ĐÓNG GÓP 1 TỶ USD ĐỂ SINH VIÊN Y KHOA ĐƯỢC HỌC MIỄN PHÍ
  3. CHỈ CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG MỚI GIẢI ĐƯỢC OÁN THÙ

Bài viết mới

  1. HÌNH ẢNH CỦA CHÍNH MÌNH – ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI
  2. TÂM TA TẠO NÊN TOÀN BỘ THẾ GIỚI
  3. DANH NGÔN VỀ SỰ THÔNG MINH