THẲNG THẮN NÓI RA SUY NGHĨ

SHIRATORI HARUHIKO

Trích “Tư Duy Cho Cuộc Sống Trọn Vẹn”; Người dịch: Yên Châu; NXB Hà Nội, 2017

Có những cách nói rất trung thực và thẳng thắn. Đó là những từ ngữ dùng để chỉ thái độ thẳng thắn, không giả tạo, không tính toán.

Nhưng dường như từ ngữ này càng càng ít được sử dụng, phải chăng vì những tính toán thắng thua trong xã hội, những cuộc thương lượng, hay xu hướng đong đếm lợi lạc?

Tuy nhiên, nếu chúng ta nói chuyện thẳng thắn với bất kì ai với một thái độ cởi mở không giấu giếm, chắc chắn rằng mọi người sẽ dễ dàng thấu hiểu nhau hơn.

Quả thật, giống như lời dạy của người xưa “hãy mở rộng trái tim”, bạn hãy cứ bày tỏ chân thành những gì mình đang nghĩ, những nỗi lo vô nghĩa sẽ giảm đi rõ rệt và nỗ lực tìm hiểu nhau sẽ sáng tỏ hơn nhiều. Đó là một cách để đưa những điều mập mờ, lâu nay ra ánh sáng.

Hãy thẳng thắn hỏi những điều bạn thấy vướng mắc, còn nếu được hỏi thì cũng nên trả lời thẳng thắn. Có thế thì cả bạn và người đối diện mới có thể bao quát được vấn đề, xóa bỏ sự nghi ngờ do tự kỉ ám thị, không còn phải hao tâm tốn sức tìm cách giải quyết vấn đề như trước.

Vậy điều gì đã ngăn cản thái độ đó cho đến bây giờ? Tư tưởng giấu dốt, sợ người khác nhìn thấy điểm yếu của mình, bao biện, luôn nhìn người khác từ vị trí cao hơn, vở kịch mà bạn muốn mọi người xem, hay lòng tự tôn vô nghĩa của bản thân mình?

Tuy nhiên hãy nhớ, lòng tự tôn chỉ cần biết trong những tình huống phải thực thi chính nghĩa. Chúng ta nhất quyết không được để lòng tự tôn trở thành rào cản sự thấu hiểu mọi chuyện.

Bình luận


Bài viết khác của tác giả

  1. SỐNG VỪA CỨNG NHẮC VỪA MỀM DẺO
  2. NHÀ VĂN XUẤT CHÚNG THÌ MANG TINH THẦN TẬP HỢP
  3. HÀNH VI TẠO DỰNG CON NGƯỜI

Bài viết mới

  1. NUÔI DƯỠNG TRÍ TÒ MÒ
  2. HIỂU VỀ NỖI ĐAU KHỔ CỦA CHÚNG TA
  3. LỜI RĂN DẠY CỦA KHỔNG TỬ